B/ : VẤN ĐỀ RỬA TỘI CHO ÂM
HỒN.
Có một số
người – trong đó có cả linh mục, tu sĩ – thi
hành việc này, và còn công khai viết trên sách vở báo chí
(chúng tôi đã được đọc) về việc
rao giảng và Rửa tội cho âm hồn những
người đã chết và nhập xác vào một
người khác đang còn sống. Để làm việc
ấy, hình như họ dựa vào đoạn thư 1 Phêrô
3.18-20 nói về Đức Giêsu phục sinh xuống
“Ngục Tổ tông” rao giảng cho các thần linh:
“Ngài
đã bị giết chết về xác thịt, nhưng
đã được tác sinh về Thần Khí, nhân cơ hội đã đi rao giảng cho các thần
linh trong ngục, cho những người bất
phục xưa kia…”,
cho nên ngày nay họ
cũng theo gương Thầy Thánh mà đi cứu các âm
hồn “trong ngục”, tức là còn bị giam cầm
hoặc vất vưởng đâu đó, chưa được
giải thoát để được vào thiên đàng.
Bây giờ, chúng ta nghiên
cứu đoạn Thánh thư nói trên, mà họ viện ra
để thi hành việc cứu âm hồn ấy, xem có
đúng với ý nghĩa mà họ nghĩ không?
Đoạn thư Phêrô trên lấy lại
một truyền tụng bình
dân, theo kiểu nhân loại, về việc Chúa
Giêsu trong ba ngày nằm dưới mồ “chờ” phục
sinh, Người đi thăm Ngục Tổ Tông. [i]
Nhưng nếu hiểu
theo cách thần học, tức là theo cách nhìn mầu
nhiệm của Thiên Chúa thì phải nói
rằng: Ngay khi Đức Giêsu tắt thở trên thập
giá, hoàn tất tế lễ hi sinh, vì vâng phục tuyệt
đối ý Chúa Cha, thì Người đã được
Chúa Cha cho sống lại vinh hiển ngay tức thời
bởi Thần khí (“Người
đã bị giết chết về phần xác, nhưng
nhờ Thần Khí, Người đã
được sống lại”, 1 Phêrô 3.18), và
Người đã lên cùng Cha, ngự bên hữu Chúa Cha
rồi, không cần phải “chờ” đến ngày thứ
ba mới sống lại, và lại còn chính trong khi chờ
ở đó mà Người đi thăm các người
trong ngục tổ tông.
Bằng
chứng là Tin Mừng Gioan (19.30) viết : “Đức Giê-su nói : “Thế là
đã hoàn tất !” Rồi Người gục đầu
xuống và trao ban Thần Khí.” Ngay
lúc gục đầu tắt thở trên thập giá,
Đức Giê-su đã trao ban Thánh Thần. Mà ban Thánh Thần là dấu Người đã
được phục sinh và lên trời rồi, để
lãnh Thánh Thần từ Chúa Cha mà ban xuống. Chính Thánh Phêrô
đã giảng như thế : “Thiên
Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên (trời,
ngự bên hữu Chúa Cha), và trao cho Người Thánh
Thần đã hứa, để Người đổ
xuống : đó là điều anh em đang thấy đang
nghe…” (Công vụ 2.33). Tin Mừng Gioan
cũng cùng một ý khi luôn luôn cho biết : ngay cái chết
thập giá đã là Giờ Đức Giêsu được
tôn vinh và ban Sự sống (Gioan 3.14-15; 12.32; 13.31-32; 17.1,5) ;
khi Người ra đi (chịu chết) là Người lên
cùng Chúa Cha (Gioan 14.28; 16.17,28; 17.11,13). [ii]
Thế là từ nơi
vinh hiển ngự bên hữu Chúa Cha, Chúa Giêsu phục sinh
chiếu tỏa ánh sáng xuống “ngục Tổ tông”
(chứ Người đâu cần phải “đi” xuống
nơi ấy!) cho hai hạng người: [iii]
Hạng thứ 1/ Những người công chính đã
chết. Ngài chiếu tỏa ánh sáng vinh quang Sự
Sống Thần Linh xuống nơi mà các
người công chính ngay lành vẫn ngóng chờ Ngài, [iv] vì
trước khi Chúa Giêsu lên cùng Chúa Cha, tức là vào Thiên
đàng, thì như thể cửa Thiên đàng vẫn còn
đóng kín. Được ánh sáng Chúa phục sinh chiếu
tỏa, họ liền nhận biết Ngài là Chúa tể và
Đấng cứu độ của họ, và
được theo Ngài vào Thiên đàng, Ngài là Đấng Tiền phong (Do Thái 6.20) vào trước
để mở cửa cho mọi người từ
đó được vào theo sau.
Hạng thứ 2/ Các âm hồn tội lỗi ngỗ
nghịch (“những người bất phục xưa
kia”), thì ánh sáng thần linh của Đức Kitô cũng
chiếu dọi trên họ, (nói theo cách bình dân thì là Ngài
cũng xuống Âm phủ hay “ngục Tổ Tông”)
để rao giảng cho họ, không có chuyện họ
ăn năn trở lại, vì họ đã chết trong tình
trạng tội lỗi, nên không còn thay đổi
được số phận nữa, nhưng cốt là
để bắt họ phải thần phục cuộc
vinh thắng và quyền Chúa tể trên cả trời
đất, Chúa kẻ chết cũng như người
sống của Ngài (Matthêu 28.18; Thư Philiphê 2.10; Rôma
14.9) (xem TOB). Và họ bị bỏ lại trong tối
tăm sự chết đời đời,
Sau khi đã hiểu rõ
như trên, thì sẽ thấy: chỉ mình Chúa Giêsu
phục sinh vinh hiển, Đấng duy nhất đã
chết để chuộc tội và sống lại
để ban sự sống, mới có quyền “xuống
ngục Tổ tông”, [v] nói khác đi, mới có
thể chiếu ánh sáng vinh quang Sự Sống Thần Linh
cho các linh hồn người công chính (Cựu Ước)
mà mở cửa Trời cho họ được vào ! Còn
ta là ai mà nghĩ mình có thể đi rao giảng và
Rửa tội cho “các thần linh trong ngục” để
họ được cứu rỗi mà đưa họ vào
thiên đàng ?
·
Những
người làm phép Rửa cho các âm hồn nói trên, còn
dựa vào đoạn 4.4-6 của Thánh thư 1Phêrô : “Và vì thế mà Tin Mừng đã
được loan báo cho cả những kẻ chết…”.
Hai đoạn Thánh thư trên đây (1Phêrô 3.18-20 và 4.4-6) có
thể coi là cùng nói về một đề tài giống nhau
(“rao giảng cho các thần linh trong ngục” không khác gì “loan
báo Tin Mừng cho những kẻ chết”) và lời giải
thích trên đây về đoạn 3.18-20 cũng áp dụng
cho đoạn 4.4-6. Vậy theo gương Chúa Giêsu, họ
cũng đi loan báo Tin Mừng cho những âm hồn (là
những kẻ chết), và ban phép Rửa tội cho chúng
để chúng được cứu rỗi.
Nhưng xem ra
đoạn 4.4-6 này không có liên hệ hay lặp lại hoàn
toàn đoạn 3.18-20 trên viết về việc Đức
Giêsu xuống ngục Tổ tông, vì thuộc một mạch
văn khác. Dễ dàng thấy đoạn 4.4-6 đây không
nhấn mạnh về Đức Kitô “đã đi rao
giảng các thần linh trong ngục…” (3.18-19), nhưng
về “Đấng đã sẵn sàng phán xét người
sống và kẻ chết” (4.5), tức là nói đến
phán xét chung tận thời tận thế. Vì thế, có
thể phải giải thích một cách khác với
đoạn 3.18-20, vậy xin đề nghị giải
thích dưới đây :
Trước hết hãy
xem “kẻ sống và kẻ chết” trong mạch văn này
có nghĩa gì, rồi xem “kẻ chết được loan
báo Tin Mừng” là ai.
a) Theo một
trong những cách hiểu truyền thống trong Hội
Thánh, mà đoạn thư 1Thexalonica 4.15-17 của Thánh Phaolô
là tiêu biểu, thì “người sống” là những
người còn sống trên trần khi Đức Giêsu
Tái Lâm, còn “kẻ chết” là những người đã
quá cố trước thời đó. Đoạn
thư ấy của Thánh Phaolô viết rõ:
“Đây điều chúng tôi dựa vào lời của
Chúa mà nói với anh em : là chúng ta, những kẻ còn
sống (sót lại) vào thời Quang lâm của Chúa, chúng
ta sẽ không lấn trước những người
đã an nghỉ. Bởi vì khi lệnh vang ra, …. thì từ
trời chính Chúa sẽ ngự xuống, và những kẻ
đã chết trong Đức Kitô sẽ sống lại
trước, rồi chúng ta, những kẻ còn sống
sót, chúng ta sẽ được quyện lên các tầng mây
làm một với họ, đi đón Chúa trên làn khí. Và
như vậy, chúng ta sẽ được ở với
Chúa luôn mãi” (1 Thexalônica 4.15-17).
Hiểu như vậy,
thì “những người còn sống” – mà T. Phaolô
xưng là “chúng ta” – gồm có ông và nhiều Kitô hữu
đồng thời với ông, hồi đó tin rằng
sẽ còn sống lúc Chúa Quang lâm (x. thêm 2 Corintô 5.2-4). Vì ông
cũng như nhiều thành phần trong Hội Thánh sơ
khai nghĩ rằng Quang lâm sẽ đến cấp kỳ
ngay trong thời của họ.
Còn “những kẻ
chết” (“những
người đã an nghỉ”) ấy là tất cả
những người đã qua đời trước khi
Chúa Giêsu Quang lâm. Mà cụm từ “những kẻ chết”
trước khi Chúa Giêsu Quang lâm đó bao gồm cả chúng
ta nữa, tuy hiện nay ta đang còn sống nhưng….
rồi sẽ chết trước khi Chúa Quang lâm lúc tận
thế. Vậy đối với lúc Chúa Quang lâm, chúng ta
cũng được coi là những “kẻ đã chết”
(c.6).
b) Bây
giờ bàn đến việc “kẻ đã chết” là ai mà
cũng được loan báo Tin Mừng: Trên vừa nói,
đối với lúc Chúa Quang lâm, chúng ta cũng bị coi là
những “kẻ đã chết”, nhưng thuở chúng ta còn sống trên trần gian, Tin
Mừng quả thật đã được loan báo cho chúng
ta. Nhưng vì
chúng ta chết trước lúc Chúa Quang lâm cho nên mới nói
là “Tin Mừng đã
được loan báo cho những kẻ chết”.
Và câu sau đó nói
tiếp về việc phán xét : Vì chúng ta đã
được loan báo Tin Mừng nên chúng ta “đã không sống trác táng” như người
đời, cho nên đã bị người đời “buông lời phỉ báng” (c.4),
thế là chúng ta bị phỉ báng oan ức, nói theo Thánh thư
là “bị phán xét về phần
xác theo người ta (= theo cách nhìn của loài
người)”(c.6). Nhưng “theo
Thiên Chúa, thì ta được sống về Thần Khí”
(c.6), nghĩa là nhờ bởi chúng ta được nghe
loan báo Tin Mừng và tin theo, thì được Thần Khí
tái sinh và ban cho ta sự sống của Thiên Chúa (Gioan 3.3,5;
5.24; Rôma 6.3-8…). Cho nên những kẻ phỉ báng chúng ta “sẽ phải trả lẽ
với Đấng đã sẵn sàng phán xét người
sống và kẻ chết” (c.5) tức là Đức
Giêsu Kitô, trong cuộc Chung thẩm của ngày Quang lâm, Ngài
sẽ phán xét chúng, và trả lại công bằng cho các
tín đồ của Ngài đã bị phỉ báng oan ức.
Nếu
hiểu rõ được ý nghĩa hai đoạn Thánh
Thư này : “Rao giảng cho các
thần linh trong ngục” và “Tin
Mừng được loan báo cho kẻ chết” như
trình bày trên đây, sẽ
không ai còn đi loan báo Tin Mừng cứu rỗi và Rửa
tội cho những âm hồn nữa !
Đành
rằng những người ấy có ý tốt, muốn
cứu rỗi linh hồn người ta, nhưng ý tốt
ấy lại vướng vào sai lầm, đi
ngược với Kinh Thánh và giáo lý của Hội Thánh,
khiến cho việc làm ấy của họ không những
không hiệu quả, mà còn có nguy cơ làm cho
người khác lầm tưởng rằng có thể thay
đổi được số phận sau khi chết,
dù cuộc sống của họ trước đó trên
trần gian có bê bối, tội lỗi, thì sau khi chết,
hiện về xin được Rửa tội, mà lên Thiên
đàng.
Không
được. Vì :
1. Kinh Thánh đã
dạy rất rõ về số phận con người sau
khi chết :
+ Đức Giêsu nói với môn
đồ: “Bao lâu còn là ngày, ta
phải lao công vào các việc của Đấng đã sai
Thày, rồi đêm đến, bấy giờ không ai có
thể làm công việc gì” (Gioan 9.4). Câu đó, Đức
Giêsu ám chỉ trực tiếp về cuộc đời và
hoạt động của Ngài, (lao công vào các việc
của Đấng đã sai Thầy), nhưng cũng có
thể hiểu rộng ra về đời sống chúng
ta : Ngày là lúc ta còn sống. Đêm là lúc chết, không còn làm
việc gì được nữa, có thể hiểu là không
còn có thể lập công nghiệp được nữa,
lúc sống thế nào, lúc chết giữ nguyên trạng
như vậy để chịu phán xét, và tùy tình trạng
tốt xấu, lành dữ mà được thưởng
hay bị phạt.
+ Khi Đức Giêsu trình bày dụ
ngôn người phú hộ và người ăn mày Ladarô, Ngài
đã nói cho chúng ta về số phận ngay sau cái chết
của hai người ấy (Mời đọc Luca
16.19tt):
Ladarô
thì được lên dự tiệc nơi lòng Abraham
tức là Thiên đàng; ông phú hộ thì xuống Hỏa
ngục lửa cháy.
Điểm
đáng chú ý : sự đối nghịch tuyệt
đối giữa số phận của hai người là
vấn đề chung quyết, không cách gì thay đổi
được cũng như không thể trợ giúp nhau : “Giữa chúng ta và các ngươi
đã cắt ngang định sẵn (tức là đã
được ấn định cho luôn mãi) một vực
thẳm, khiến cho từ bên này có ai muốn cũng không
thể qua bên các ngươi, và từ bên ấy,
người ta không sang đến được với
chúng ta” (c.26).
+ Rồi, ta hẳn cũng còn
nhớ đến lời hứa của Đức Giêsu
với người trộm lành : bảo đảm
chắc chắn là “chính hôm nay,
anh sẽ ở cùng Ta trên Thiên đàng”(Luca 23.43). Sau khi
chết, số phận được định
đoạt ngay cách dứt khoát.
+
Nhất là lời Kinh Thánh khẳng định sau đây:
“Cũng một thể như số
phận người ta là phải chết một lần và
sau đó là phán xét, thì
Đức Kitô cũng vậy, (chỉ) đã hiến dâng
mình (chịu chết) một lần để cất
tội lỗi của muôn người …” (Do Thái 9.27).
Nghĩa là
người ta chỉ chết một lần mà thôi (không có
chuyện luân hồi), và sau khi chết sẽ chịu phán
xét định đoạt số phận vĩnh viễn
đời đời, tuyệt đối không còn có
thể làm gì mà thay đổi được nữa.
Ví
dụ tưởng tượng sau đây sẽ cho thấy
rõ điều đó : Giả sử người ta
đưa đến cho ta một
người, bị một âm hồn người
ngoại đạo tội lỗi đã chết nhập
xác vào họ, và âm hồn ấy lên tiếng xin Rửa
tội. Mà vì sau khi chết, linh hồn người
ngoại đạo ấy bị phán xét của Thiên Chúa coi
là kẻ tội lỗi, nên bị kết án sa Hỏa
ngục, vậy thử hỏi làm sao có ai lại dám
đến rao giảng Tin Mừng và Rửa tội cho âm
hồn ấy, để nó được xá tội, nên
công chính và được lên Thiên Đàng ? Làm như thế
chẳng khác gì người ấy sửa lại phán xét
trước kia của Thiên Chúa, nếu chưa dám nói là Thiên
Chúa đã phán xét sai. Nói như thế là lộng ngôn
phạm thượng. Vì Thiên Chúa không bao giờ có thể
sai lầm.
Chưa
hết, việc làm đó còn đưa đến một
hậu quả là sửa đổi được
số phận sau khi chết của con người ! Mà
nếu vậy, thì cuộc sống của con người
trên trái đất sẽ chẳng còn có tính nghiêm nghị
nữa. Chẳng ai dại gì mà phải sống khắc
khổ, hy sinh, hãm mình, giữ luật Chúa ! Cứ tha hồ
sống buông thả ăn chơi trác táng cho đã, vì sau khi
chết vẫn còn cơ may hiện về xin
được Rửa tội và được cứu
rỗi.
Không
thể như thế được ! Hãy nhớ lại những
lời Kinh Thánh đã dạy trên đây. Suy nghĩ càng
thấy rất đúng, vì :
+
Thời gian sống trên trần gian của con người
là thời thử thách, tập luyện và chuẩn bị
họ sống tình thân nghĩa đời đời
với Thiên Chúa là cứu cánh của đời họ ;
trong thời gian đó con người có quyền tự
do chọn lựa hoặc nhận tình thân nghĩa
với Chúa, nói nôm na : sống trong ơn nghĩa Chúa,
hoặc ngược lại khước từ, vứt
bỏ nó mà sống theo sở thích đam mê tội lỗi.
+
Bao lâu con người còn
sống trên dương gian, họ còn có khả
năng thay đổi lập trường nói trên, ví dụ
sau khi sống lầm lỗi, nhờ ơn lòng thương
xót Thiên Chúa, người ấy vẫn có thể ăn
năn hối cải để hưởng lại tình thân
nghĩa với Chúa.
+ Cái chết đến chấm dứt thời kỳ
thử thách và chọn lựa ấy: con
người được cố định vĩnh
viễn đời đời trong thái độ thân
nghĩa hay chối từ mà họ đã chọn lựa
cách tự do.
2. Giáo Lý Hội Thánh
cũng dạy gì về điều đó ?
Dựa vào lời Kinh
Thánh, Giáo lý Hội Thánh cũng dạy một cách hết
sức minh bạch: sau khi chết, số phận
được định đoạt ngay tức khắc
cho đến đời đời không thể còn thay
đổi.
+ Lời của Công Đồng Lyon
II, tức là lời tuyên
bố của Hội Thánh, khẳng định điều
ấy:
“Linh hồn những kẻ chết đang trong tình
trạng tội trọng (en état de péché mortel)... bị
rơi xuống hỏa ngục ngay tức khắc sau
khi chết, để chịu những hình phạt
tương xứng với mỗi người”. [vi]
+ Sách Giáo Lý
Hội Thánh Công giáo số 1021 dạy:
“Cái chết
kết thúc đời sống con người, nghĩa là
chấm dứt thời gian đón nhận hay chối
bỏ ân sủng Thiên Chúa được bày tỏ trong
Đức Kitô [vii].
Khi đề cập đến phán xét, (tuy) Tân Ước
chủ yếu nói về cuộc gặp gỡ chung cuộc
với Đức Kitô trong ngày Quang Lâm (lúc tận thế), nhưng
cũng nhiều lần khẳng định có sự
thưởng phạt tức khắc ngay sau khi chết, tùy
theo công việc và đức tin của mỗi
người. Dụ ngôn về người nghèo khó Ladarô và
lời Đức Giêsu trên thập giá nói với
người trộm lành (trên đây đã trưng dẫn),
cũng như nhiều đoạn khác của Tân
Ước [viii],
nói đến số phận rất khác nhau của từng
người [ix]:
“Ngay khi lìa khỏi xác,
linh hồn bất tử sẽ chịu phán xét riêng
để được thưởng hay bị phạt
đời đời; tùy
theo đời sống (trước kia của mình trên
dương gian) trong tương quan (tốt hay xấu)
với Đức Kitô mà linh hồn :
a) “hoặc
được hưởng phúc trên trời ;
b) hoặc sa hỏa
ngục vĩnh
viễn [x]
c)
hoặc phải trải qua một thời gian thanh
luyện” (ở nơi gọi là Luyện ngục – xem Hình
bên trái)
- Do
đó, căn cứ theo Kinh Thánh, Công Đồng và Giáo lý
Công giáo nêu trên, sau khi chết mỗi người đều
bị phán xét, tức khắc số phận được
cố định vĩnh viễn đời đời, và
tùy theo tội phúc mà đi vào chốn dành cho mình rồi, sao
còn có thể có cô hồn nào bơ vơ vất vưởng
đi lang thang đây đó quậy phá được nữa,
và làm gì còn được trở
về thế gian để xin được Rửa tội
làm thay đổi số phận cho họ? Làm gì có chuyện người ta (cách riêng những
người quá nhạy cảm và giàu tưởng tượng…)
cứ nói là thấy hay là mơ thấy các hồn hiện về
hoài hoài… [xi]
Nếu họ thực sự hiểu Giáo lý của Chúa và Hội
Thánh nói trên, chắc sẽ không còn xảy những chuyện
tưởng tượng ấy mấy nữa !
- Còn xét theo qui luật phụng vụ về Bí tích thì thấy qui định rằng : Rửa
tội là rửa cho người đang sống
để họ được sạch tội lỗi và
khởi sự sống đời làm con cái Thiên Chúa, chứ
không ai đi Rửa tội cho người đã chết,
tức là đã chịu phán xét riêng và đi vào nơi đã
dành sẵn cho họ rồi. Mặt khác, Rửa tội là
phải đổ nước trên đương sự và
đọc lời “Ta rửa con (tên thánh X…) nhân danh Cha và Con
và Thánh Thần”. Dĩ chí khi xảy thai, muốn Rửa
tội cho thai nhi đó, thì cũng phải dội
nước trên hình hài còn bất toàn của nó. Vậy thì
trong trường hợp âm hồn không có thể xác thì
dội nước vào đâu ? Nếu dội vào
người đang bị nó nhập xác, thì đâu có
phải là thể xác của nó ?
Tóm lại, việc rao giảng cho các âm hồn và Rửa
tội cho chúng được thay đổi số
phận như nói trên, là việc mê tín dị đoan do ác
thần tức ma quỉ bày ra, cho nên khi ai tham gia vào – dù có
lẽ vì ý ngay lành và vô tình không biết – là đã nhúng tay vào
trò chơi của ma quỉ, dây mình vào việc của nó bày
đặt ra, với hậu quả tai hại không lường
trước được…
Ước mong
các Đấng Bản Quyền trong Giáo Hội Việt Nam
nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra những
chỉ thị rõ ràng, những biện pháp cụ thể
để xử lý những việc nói trên, hầu cho
bổn đạo được yên tâm, không còn hoang mang,
xao xuyến…
ššX››
[i]
Hay “Âm phủ” là nơi ở - theo quan niệm của
người Do Thái cổ thời - của tất cả mọi
người sau khi chết, bất luận họ là người
lành (như các tổ phụ CƯ) hay kẻ dữ. Thời
ấy dân Do Thái chưa được Thiên Chúa mặc khải
cho biết về có Thiên đàng và Hỏa ngục.
[ii]
Xin nói thêm để hiểu về hai cách nhìn :
một là bình dân, hai là thần học ấy:
Theo cách nhìn bình dân, thì công
việc của Thiên Chúa phải dàn trải ra theo trình
tự thời gian của loài người, cái trước,
cái sau, cái này rồi mới đến cái kia. Như
vậy, trong trình thuật của các sách Tin Mừng Nhất
Lãm và Công vụ Tông đồ, thì sau khi phục sinh
được 40 ngày, và sau khi lên Trời 10 ngày, lúc ấy
Chúa Giêsu mới ban Thánh Thần xuống (“Ngài truyền dạy cho họ chớ rời
khỏi Yêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều
Cha đã hứa:… không mấy ngày nữa, anh em sẽ
được thanh tẩy bằng Thánh Thần”… “Anh em
sẽ chịu lấy quyền lực Thánh Thần
đến trên anh em.” (Luca 24.49; Cv 1.4,8). Và đến
lễ Năm mươi, tức là 50 ngày sau, Chúa Th.Thần
đã hiện xuống trên họ dưới hình
lưỡi lửa và “họ
hết thảy được đầy Thánh Thần…”
(Công vụ 2.1-4).
Còn theo cách nhìn thần
học, tức
là nhìn mầu nhiệm của Thiên Chúa một cách siêu
thời gian và không gian, thì không cần phải đợi
đến 50 ngày, nhưng ngay chiều chúa nhật Phục
Sinh, Chúa Giêsu đã được tôn vinh trên trời, hiện
ra với các môn đệ và ban Thánh Thần cho họ. Tin
Mừng Gioan đã có cái nhìn ấy: “Đức Giêsu đã đến, đứng
giữa họ và nói: Bình an cho anh em … Nói thế rồi, Ngài
hà hơi trên họ và nói: ‘Hãy chịu lấy Thánh Thần…”
(Gioan 20.19-22).
Những hạng người đó “ở
tình trạng đó” làm gì ? Thưa : Họ chờ
đợi ánh sáng thần linh cứu rỗi của Chúa
Giêsu vinh hiển soi chiếu. Bởi vì Chúa Giêsu Kitô là
Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân
loại (1Timôtê 2.5), vì vậy : “Không
ai đến với Cha được mà lại không
nhờ Ta” (Gioan 14.6), cho nên Chúa Giêsu – nói theo truyền
thống bình dân – cũng“phải
xuống rao giảng cho các thần linh (hay các linh hồn)
ấy trong ngục” ; nhưng nói theo thần học
(đã trình bày trên kia), thì Người đến gặp
họ trong cái chết của họ một cách nào hay vào lúc
nào đó mà chỉ Thiên Chúa biết…, Người chiếu dọi ánh sáng vinh quang sự
sống thần linh của Người cho họ nhận
biết Người là Đấng Cứu Độ, và
mở cửa cho họ được đến với
Chúa Cha, tức là
được vào Thiên Đàng. Do đó các Giáo phụ
như Inhaxiô thành Antiôkia mới nói: Đức Kitô là cửa mà “Abraham, Isaac, Giacóp, các tiên
tri, các Tông đồ và cả Hội Thánh đi ngang qua
để vào” (Philiphê 3.1; x. 5.2).
[vi] Denzinger. 857-858; cũng xem Công
Đồng Florence, Denz.
1304-06; Công Đồng Trentô, Denz. 1820.
[x] X. Denzinger. 1000-02; 900.
[xi]
Nói
về giấc mơ, “mơ lành” hay ngược lại “ác
mộng” : khi ngủ đôi lúc ta mơ thấy chuyện
vui, có khi thấy người thân đã qua đời
hiện về, hay trái lại cảm thấy bị bao vây
bởi những cảnh kinh hãi… Liệu điều ấy
chỉ là hậu quả của trạng thái tâm thần, hay
có việc người thân hiện về báo mộng
thật, hay trái lại trong trường hợp ác mộng,
đó là hậu quả sự có mặt của ác thần?
Có thể giải đáp như sau : Chúng ta ai cũng
biết : các giấc mơ tùy thuộc vào sinh hoạt
tiềm thức bình thường. Người đời
thường nói : những gì ta tơ tưởng ban ngày,
ban đêm ta nằm mơ. Tất cả những chuyện xảy
ra ban ngày ấy ghi lại trong tiềm thức và vào một
lúc nào đó trong giấc ngủ, nó tạo ra những
cảnh huyền hoặc đẹp đẽ vui
tươi hay ngược lại kinh hoàng khiếp hãi…
Bất cứ ai cũng đều có những giấc
mơ lành hay ác mộng, bởi lẽ tất cả chúng ta
đều mang trong tiềm thức các kỷ niệm
đẹp, chẳng hạn một người thân yêu không
còn nữa, ta nhớ thương hết sức, thế là
nay trong mơ như thể hiện về đến bên
cạnh ta ; hay ngược lại những kỷ niệm
kinh hoàng, hoặc những nỗi âu lo dính líu tới một
nỗi bất hạnh nào đó nay cũng diễn lại
trong giấc mơ thành ác mộng v.v...
Nhưng
nên biết rằng: một phần nào, ta có khả năng
lèo lái mọi giấc mơ của ta, nói thế nghĩa là
khi ta còn tỉnh thức, ta nên ra sức nuôi tâm dưỡng
tính được chừng nào hay chừng nấy bằng
những điều tích cực và tốt đẹp…, để
có những giấc mơ đẹp.
Bất
hạnh thay! Truyền thông đại chúng đang cống
hiến những chương trình quá tai hại, ở
đó trình bày những màn kinh dị thót tim, những
cảnh bạo lực, những mẫu người kinh
dị..., phim ma cà rồng, hay ma quái lộng hành, tác quái… Có
nên bi quan mà nghĩ rằng những chương trình đó
chịu ảnh hưởng đôn đốc của ma
quỉ?
Vậy,
muốn không có ác mộng, phải tránh xem những buổi
diễn xuất gây ra sợ hãi, đọc những sách báo
thuật những chuyện kinh dị... Hãy cẩn thận
kiểm soát những gì chúng ta thấy và đọc.
Điều đó rất cần thiết. Nhờ đó,
ảnh hưởng của ma vương quỉ dữ bị
loại trừ đi, và ta không còn gì mà phải hãi sợ.
|