MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: góc trời thương yêu
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tình Mến Không Thước Đo
Thứ Sáu, Ngày 21 tháng 2-2014

TÌNH MẾN KHÔNG THƯỚC ĐO

Lời giới thiệu:

Đã bao nhiêu năm, đắn do mãi nhưng, hôm nay, hỏi lòng sau khi nhận được điện thư của bạn đồng môn (condisciple) trong Làng Vô Nhiễm mời vào đọc bài ''Phép lạ Đức Mẹ La Vang'' với lời nhắn: ''Bài hay của nữ nhạc sĩ Lê Tín Hương, nên đọc!'', tôi ''nghe'' được tiếng nói của ''Tình Mến'' thúc giục mình giới thiệu cùng Việt Bào (không phân biệt Tôn Giáo) bài viết GIẤC MƠ HOA vì những lý do sau đây:

1- Édouard Herriot phát biểu: ''Văn hóa chính là điều còn lại khi mình đã mất tất cả.'' (La culture, c’est ce qui reste quand on a tout perdu.''

2- Thật vậy, trong ca khúc ''Hai Phương Trời Cách Biệt'', nhạc sỹ tài ba Hoàng Trọng viết thế này:

''Ánh nắng chiều thoáng phai rồi. Hoàng hôn khơi thương nhớ xa xôi. Nhớ mãi nhớ muôn đời, một chiều em khóc trong hồn tôi. Góp hết lại những câu thề, trả lại cho nhau lúc chia ly. Cố nuốt bao nhiêu lệ, nhìn theo duyên kiếp đi không về. Rồi hẹn đừng ước mơ, mà tê tái cho người mong chờ.
Một chiều nào cuối thu, chợt xao xuyến thương tình xưa. Dĩ vãng giờ đã xa rồi, tình yêu qua như giấc mơ thôi. Nhắn gió trao đôi lời. Vì đâu hai đứa hai phương trời?''

3- Tình ''đi, không về'', mà vẫn trở lại, làm lòng ''tái tê, xao xuyến thương tình xưa'' mặc dù ''dĩ vãng giờ đã xa rồi'', ''nó'' vẫn sống trong ''tiềm thức, ký ức'' như nỗi lòng của Philip Caputo: ''Không có niềm đau nào lớn bằng kỷ niệm vui trong mối âu sầu hiện tại.'' (Il n'est de souffrance aussi grande que le souvenir de la joie dans le chagrin présent.)

Xét cho cùng, quá khứ vẫn còn trong hiện tại và hiện tại chuẩn bị cho tương lai xán lạn.

4- Leonard de Vinci nhận định thế này: ''Việc nhớ đến những ân huệ mà mình đã nhận là chuyện mong manh, được sánh với tình bạc bẽo.'' (Le souvenir des bienfaits reçus est fragile, comparé à l'ingratitude.)

5- Người mang quý Danh ''GIẤC MƠ HOA'' là Bà Họa Sỹ và Nhiếp Ảnh Gia nổi tiếng ở Huế. Tôi nghe quý Danh ''MARIA MỘNG HOA'' hồi còn chạy lon ton trong làng. Thân Sinh tôi, các Anh-Chị thường ''khoe'' những tấm hình chụp ở Tiệm Ảnh mang Mỹ Danh vừa nêu. Khi làm hồ sơ thi Tiểu Học, được Nữ Hiệu trưởng, Soeur Kim, dẫn đến Tiệm ấy để chụp hình, tôi có cơ hội ''ngắm'' Bà MARIA MỘNG HOA hiền hòa, nhã nhặn, niềm nở, vui tính, phúc hậu...

Xong Tiểu Học, tôi vào Đệ Tử DCCT, được Cậu ruột giới thiệu với Bà. Trong lớp, có ''chú'' Phan văn Huệ là con trai của Bà. (Hồi ấy, dù lớn hay nhỏ, Đệ Tử Sinh phải gọi nhau bằng ''Anh'', chứ không được ''mi tau: tutoyer! Bà Con Công Giáo thì gọi chúng tôi là các chú.'' Anh chàng Huệ làm tôi liên tưởng đến lời ca ''như Huệ giữa chòm gai'' trong bài ''Kìa Bà Nào - Mai Thiên Vân''. Điều đặc biệt là anh ta quá ''đạo đức'' chẳng hạn: Mỗi lần đi qua trước Tượng Chúa, nhất là trước Tượng, Ảnh Mẹ Maria, anh ta khoanh tay, cúi đầu, nhắm mắt nữa chơ! Nhưng chẳng ai ''dám xuyên tạc cung cách ấy'' vì biết rằng ''con nhà Tông không giống lông thì cũng giống cánh!''

Hồi ấy, Anh của Huệ là Thầy Hiệp dạy chúng tôi một thời gian. Cậu ruột của Huệ là Họa Sỹ Phi Hùng lừng danh ở Việt Nam, cũng là Thầy của chúng tôi. Cô Maria Mộng Hoa vẽ tặng cho Đệ Tử Bức Trang Giáng Sinh trên tấm vải thật lớn. Chắc kiệt tác ấy vẫn còn trong Nhà Dòng CCT Huế.

Bẵng một thời gian xa cách, tôi gặp lại Huệ trong Kỳ Thi vào Đại Học Sư Phạm Huế. Rồi hai đứa học chung ở Văn Khoa-Sư Phạm, Ban Pháp văn. Bấy giờ, Huệ không còn ''cung cách ngày xưa'', nhưng vẫn rất hài hòa với bạn hữu cùng lớp, cùng trường. Chúng tôi có dịp đi chơi, ăn uống với Huệ và đến thưởng thức cà phê đá pha với sữa đặc ''của'' Ông Thọ ở gác trên Tiệm Ảnh MARIA MỘNG HOA ngày nào.

Trong thời sinh viên, Huệ có vẽ tranh cho vui, làm thơ, sáng tác nhiều bản nhạc, chẳng hạn bài NƠI THÀNH PHỐ NÀY đã được anh chàng ''trình làng'' bằng giọng ca truyền cảm trong đêm Ca Nhạc ở Đại Học Huế, tại Hội Trường Sư Phạm.

Cách đây chừng một tháng, tôi viết thư ''năn nỉ'' Huệ tặng tôi bài hát ấy. Anh chàng đành ''xuôi lòng'', nhưng vẫn im lặng khi tôi hỏi: ''Tau có được phép phổ biến bài nớ không?''

Theo thiển ý của tôi, cả Đại Gia Đình của Huệ sống rất khiêm tốn, chẳng bao giờ để lộ ra ''cái tôi đáng ghét'': Le moi est haïssable! Huệ có người Anh làm Hiệu Trưởng Trường Kỹ Thuật Đà Nẵng; nhưng chẳng bao giờ chàng ''hé môi'' khoe! Tình cờ, tôi biết được ''Thầy Hiệu Trưởng'' là do gặp Anh-Chị-Em của Huệ sau Thánh Lễ.

6- Bà MARIA MỘNG HOA là Ân Nhân của tôi

Đã bao lần, viết thư cho Huệ, kể sơ việc Thân Mẫu của Huệ đã ''âm thầm'' gặp VIP (very important person) này, VIP kia để giúp tôi ''lỡ'' dính đến việc ''chạnh lòng thương người'', anh chàng vẫn ''lờ đi'' nên tôi càng hiểu rõ hơn ''bản chất tốt'' của Cô MARIA MỘNG HOA là đừng bao giờ KỂ ƠN! Cô Mộng Hoa nói với tôi thế này: ''Đức Mẹ SẼ nhậm lời. Cô sẽ xin Ngài CỨU con. Nhưng con phải CẦU NGUYỆN và hãy VỮNG TIN.''

Cuối cùng, tôi được Tòa Án Quân Sự tuyên bố trắng án, vô tội. Anh bạn gây nên sự việc cũng được Chánh Án tha bổng để tiếp tục việc học vấn cho thành nhân.

Nhiều vị khác cũng ''cộng tác'' với Cô MARIA MỘNG HOA để cứu tôi, mà chẳng tốn đồng nào gọi là HỐI LỘ.

Con xin hết lòng cám ơn Thầy (Giáo Sư Tiến Sỹ Nguyễn Đình Hoan, Sư Phạm, Cố Vấn ở thượng Nghị Viện), Thầy Nguyễn Quới (Giáo Sư Tiến Sỹ văn chương Pháp, cựu Thượng Nghị Sỹ VNCH), Cô Chí (cũng là Tiến Sỹ dạy con ở Văn Khoa, vợ của Thầy Quới), Thầy Nguyễn Đức Kiên (Giáo Sư Tiến Sỹ, Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Huế, Thầy Nguyễn Kim Linh, Giám Đốc Nha Học Chánh tại Sài gòn, Thiếu Tướng Chánh Án (xin tạm giấu quý danh theo lời yêu cầu của người bạn đang là ''Oberarzt: Bác Sỹ Trưởng'' tại Đức, là con của Thiếu Tướng.), Bác Hoàng Tứ Cảnh, Ba của Hoàng Tứ Hải cùng lớp với tôi trong ĐT DCCT, Lm Giáo Sư Georges Lefas, Lm Giáo Sư Jean Oxarango ở Trường Providence và Văn Khoa Huế và nhiều VIP khác nữa tại Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn ngày trước.

Xin cám ơn Bạn Phan văn Huệ và người nhà của Bạn đã giúp mình.

Kẻ nhớ mãi Ân Nhân,

Phan văn Phước

Đức Quốc, 21.02.2014

Bài viết: GIẤC MƠ HOA (*)

Hai ông bà Nghè Nguyễn Khắc Nhân và Tôn Nữ Thị Quyên đã luống tuổi mà chỉ có ba trai. Cậu út bấy giờ cũng đã lên năm nên ông bà ao ước được mụn con gái vui hưởng tuổi già. Bà Nghè dù chưa nhập đạo, nhưng cũng có lòng tôn kính Đức Mẹ La Vang, bà thường khấn: "Xin Đức Mẹ La Vang linh thiêng ban cho một đứa con gái. Nếu toại nguyện bà xin theo đạo như ông."

Một tối kia, bà Nghè nằm mơ thấy một Bà rất tốt đẹp, bận toàn trắng, tay cầm nhiều tràng hoa thọ kép. Bà Nghè xin một tràng, Bà kia cho. Xin thêm tràng nữa thì Bà mỉm cười rồi biến mất. Bà Nghè thức dậy thuật lại giấc mơ cho chồng nghe. Ông quả quyết: "Đức Mẹ La Vang đã nhận lời, mình sẽ mang thai và sinh con gái." Từ ngày đó bà Nghè có thai thật.

Ngày 15.08.1913, hai ông bà cùng đến nhà thờ Thạch Hãn dự lễ như mọi khi. Đi được nửa đường bà thấy trong mình có khác nên quay về. Ông một mình vừa đến nhà thờ thì linh tính thế nào cũng quay về theo. Tới nhà, nghe bà chuyển bụng, có cô mụ hộ sinh mà vẫn không sinh được. Ông Nghè biết thai nghịch, vội vã mượn ngựa phóng lên La Vang cầu xin Mẹ và xin nước phép mang về cho bà uống, rồi dùng nước ấy vỗ lên trán. Lạ thay bà sinh nở dễ dàng.

Ông Nghè ôm con đến dâng trước bàn thờ Đức Mẹ: "Lạy Mẹ, đây thật là con của Mẹ. Chúng con xin dâng cho Mẹ." Ông cụ đặt tên con là Nguyễn Thị Phi Phụng và âu yếm nói với con: "Ba ước ao sau này con sẽ được huy hoàng như chim phụng. Còn nếu con làm gì nên vẻ vang thì con sẽ mang tên Mộng Hoa để kỷ niệm giấc mơ hoa mà má con chiêm mộng."

Ba ngày sau, bé gái được đưa vào nhà thờ chịu phép rửa với thánh danh Maria. Mười sáu năm sau Maria Phi Phụng nổi danh trên đường nghệ thuật, khắp toàn quốc. Người ta biết đến bà với tên Maria Mộng Hoa.

(*)- Nội dung từ bài NHỮNG ƠN LẠ. Xuân Lý. Ns. ĐỨC MẸ LA VANG. Số 09. Tháng 05.1962, tr.57,59. Tựa do người biên tập đặt.

Xin xem Tranh của Họa Sỹ Phi Hùng và bài gốc ở Link: Phạm Hoan: Họa sĩ Phi Hùng - 7

Tranh của Họa Sỹ và bài viết ở Links khác:

PHI HÙNG MỘT HỌA SĨ TÀI HOA XỨ HUẾ.

PhiHungLangCo


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
27 Lý Do Khiến Chúng Ta Nên Cười Mỗi Ngày (2/22/2014)
Lectio Divina: Chúa Nhật Vii Thường Niên (a) (2/22/2014)
Khách Sạn 22 (2/22/2014)
Con Búp Bê Và Bông Hồng Bạch (2/22/2014)
Coi Chừng Chiếc Xương Sườn! (2/22/2014)
Tin/Bài khác
Hạt Lệ Pha Lê (2/20/2014)
Sống Chữ Nhẫn (2/19/2014)
Tình Già (2/19/2014)
Lột Xác (2/19/2014)
Đức Mến Thì Nhẫn Nhục Và Vui Khi Thấy Điều Chân Thật! (2/18/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768