MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
“hãy Nhìn Xuống Chân Biết Bao Nhiêu Nguời Khốn Cùng”
Thứ Hai, Ngày 27 tháng 1-2014

“Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu nguời khốn cùng”

(Chuyến công tác Từ Thiện ở Long Khánh)

Năm giờ sáng, tôi và Minh Hằng có mặt ở điểm hẹn, bác sĩ Thúy truởng đòan gọi báo cho biết 5’ nữa xe sẽ tới đón…Chúng tôi lên xe và đuợc mọi nguời chào đón vui vẻ. Khác với những lần đi từ thiện truớc với nhóm trẻ, lần này đa số các anh chị bác sĩ, dược sĩ đều ở tuổi về hưu, nhưng vẫn nhiệt tâm với công tác từ thiện giup đỡ nguời nghèo. Có lẽ trong tâm mỗi nguời vẫn luôn tự hỏi”

“Rồi mai đây tôi sẽ chết
Trên đuờng về nơi cõi hết
Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?

Tôi không đem theo với tôi tiền tài hay danh vọng..” (P.D.)

Vậy thì chỉ có thể đem theo những điều phúc đức, những việc làm tốt khi giúp đỡ nguời khác. Đó là sự chọn lựa khôn ngoan nhất. Nhìn BS Thúy đầu bạc trắng, dáng ốm gầy, nhưng ông vẫn là truởng đòan nhiều nhiệt tâm. Sau khi đón đủ nguời, xe chúng tôi chạy thẳng ra xa lộ để đi Long Khánh, mỗi nguời đuợc phát một gói xôi vò rất ngon, do một nguời trong đòan nấu chiêu đãi mọi nguời. Tuy vậy khỏang ½ đuờng, xe cũng ngừng ở một quán ăn để mọi nguời xuống xe thư giãn đôi chân. Ai muốn ăn hủ tíu hay uồng cà phê thì có thời gian khỏang ½ giờ để ăn.

Sau đó xe tiếp tục lên đuờng tới Chùa Minh Quốc để khám bệnh và phát quà cho dân nghèo. Lần này tôi đuợc BS Thúy phân công cho việc đo huyết áp bằng máy, nên tuơng đối dễ, chỉ cần “tập huấn” 1 lần là tôi có thể làm đuợc, cộng với kiến thức những lần đến Kaiser khám bệnh, tôi cũng biết khi đo huyết áp bệnh nhân phải ngồi thẳng lưng, tay để trên bàn thỏai mái

Công việc nhận bệnh bắt đầu, MH phụ trách ghi tên, tuổi bệnh nhân, rồi đưa qua tôi để đo huyết áp và ghi các con số cần thiết xuống. Sau đó bệnh nhân sẽ vào bên trong gặp BS kê toa, rồi ra lãnh thuốc. Sau cùng là qua bên chùa để lảnh quà. Nhóm đã gửi quà lên truớc để chùa sắp xếp phát cho nguời nghèo gồm gạo, thùng mì gói, xá bông, dầu ăn, mùng mền.. Mọi nguời có vẽ hớn hở mừng vui vì vừa đuợc khám bệnh, lãnh thuốc miễn phí, lại vừa đuợc nhận quà Tết, làm chúng tôi cũng cảm thấy vui lây niềm vui với họ. Khi chúng tôi khởi sự làm việc bệnh nhân đông đúc, chen lấn vì ai cũng muốn khám truớc để còn sang lảnh quà. Chúng tôi phải vất vả lắm mới tạm ổn định đuợc, rồi tới diện ưu tiên cho nguời già trên 80 tuổi, nguời mù hay nguời tàn tật. Không ngờ số nguời mù quá đông làm chúng tôi bối rối, họ đi thành từng dây cả chục nguời do một nguời huớng dẫn, cho một nguời là phải cho hết! Như vậy những nguời già duới 80 tuổi chờ đợi lâu sẽ đâm ra bực bội,hờn dỗi…Số nguời mù quá đông là vì gần đó ở Suối Tre có một trung tâm
nguời mù có gần 160 nguời. Nhìn hình ảnh họ xếp hàng níu vai nhau mà đi trông thật tội nghiệp. Có nguời tôi gọi tên 2,3 lần không thấy trả lời,sau nhờ bạn anh phát hiện dùm, mới biết anh vừa mù, vừa điếc. Có một bà già bồng thằng cháu nội 17 tuổi dài sọc, vừa mù vừa bị thiểu nảo, nên không đi đuợc, cũng không nói đuợc, mọi nhu cầu phải do bà nội lo hết …

Một chị ngồi xuống đo huyết áp, đầu cạo trọc, nhưng phía sau đầu chị bị hõm vào thật sâu. Hỏi thăm chị cho biết;

- Tui đang xay lúa, gió thổi nón rớt và đầu bị cánh quạt máy xay chém. Mất một mãng lớn…tui phải bán hết nhà cửa ruộng vuờn mới cứu đuợc cái mạng đó cô !

- Mạng nguời là quý, cứu đuợc mạng là mừng rồi!

- Bởi vậy thấy mấy nguời coi rẻ mạng sống con nguời, đi tự tử, phá thai tui ghét lắm.

Tôi nhớ tới lời Đức Đạt Lai Lạt Ma : “khi cảm thấy hoang mang, tuyệt vọng hãy nghĩ  tới “tiềm năng tuyệt vời đuợc sinh làm thân con nguời” .

Tới phiên đo huyết áp cho một anh bị liệt hai chân, ngồi trên miếng gổ tự chế có 4 bánh xe để di chuyển đi lại. Tôi phải ngồi xuống đất, đem máy đo huyết áp xuống theo thì mới có thể đo huyết áp cho anh đuợc.

Nhìn chung thái độ của những nguời bất hạnh là bình thản và chấp nhận số phận. Đó cũng có thể là điều chúng ta nên học tập ?? hay là nuớc mắt họ đã cạn họặc họ đã ngộ ra đuợc chân lý “Hạnh phúc là tự tại giũa khổ đau”?

Ngồi làm việc lâu mấy giờ liên tiếp, mỏi cả lưng mà không dám nghỉ, vì thấy bịnh nhân chờ đợi nóng lòng muốn vô khám bệnh. Tới khi cái máy đo huyết áp làm việc lâu quá (chắc hơn 200 bệnh nhân), nên nó phản đối đòi nghỉ ngơi, thành thử cứ hiện “Erro..” hòai! Nhờ máy làm reo đòi nghỉ, nên tôi đuợc “nghỉ theo”, mới đuợc đứng dậy buớc ra ngòai vận động chút cho thư giãn. Đi một vòng thăm tình hình thấy dân nghèo miệng cuời tuơi gọi nhau í ới khiêng quà phụ nhau đem ra ngòai. Ai nấy hí hửng vui vẻ làm lòng tôi cũng cảm thấy vui lây. vi nguời ta thuờng nói “giúp nguời cứu mình” cứu cái Tâm của mình thóat khỏi cảnh “trì trệ”, giữ cho nó đuợc sáng trong gần với  cái “Thiện” hơn, như vậy là đủ vui rồi! Nếu tôi không năng tiếp xúc với nguời nghèo, tôi sẽ chóng quên luật Yêu Thuơng của Chúa, tôi sẽ quên đi những đau khổ, những cảnh lầm than cơ cực của nguời nghèo. Tôi nhớ tới mẫu chuyện về Đức thánh Cha Phanxicô : Năm 2010 anh cha chết để lại cho cha một số tiền lớn, cha đem bỏ vào phong bì dán lại rồi đưa cho một cha q
uản lý tổ chức từ thiện lớn ở Buenos Aires và nói : “Cầm đi con, đây là gia tài của anh cha để lại cho cha, cha không thể nào giử đuợc, đồng tiền sẽ làm cha hư. Con dùng tiền này lo cho nguời nghèo thay cha”

Đi một vòng, tôi ngó thấy bà nội cháu bé vừa bị mù, vừa bị thiểu nảo mà tôi đang muốn tìm gặp để hỏi thăm và gửi bà một số tiền. Bà kể hồi cháu còn nhỏ, cháu bình thuờng, nhưng sau một con sốt dai dẳng, chữa ở nhà không khỏi, mới đem đi bịnh viện, rồi tuyến duới chuyển lên tuyến trên. Cuồi cùng cháu bị viêm phổi nặng không thở đuợc, bị bại não rồi chết, nhưng sau 1 giờ cháu sống lại và từ đó cháu bị mù luôn.

Bà cầm tiền cảm động nói:

- Ba má cháu đi bán “lạc xon” cực khổ ở Saigòn, Tết này về, biết cháu đuợc tặng quà, tặng tiền như vầy chắc cảm động và vui lắm. Tết này cả nhà tôi sẽ ăn tết vui hơn mấy năm truớc, vì cháu đuợc mọi nguời thuơng quan tâm cho quà, cho tiền mình thấy cũng đuợc ấm lòng! Cám ơn cô nhiều lắm!

- Bà đừng cám ơn tôi, tôi chỉ đại diện cho những nguời bạn của tôi thôi

- Như vậy thì cám on bạn cô và những nguời có tấm lòng tốt Trời sẽ phù hộ quý ví

Có đi xuống những vùng xa, tiếp xúc với dân nghèo mới thấy hết cảnh khổ không thể tả bằng lời của họ, mới biết mình sung suớng hơn họ biết bao nhiêu lần mà mình không ý thức, đôi khi còn than phiền này nọ:

“Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu nguời khốn cùng” (LHH).

Hơn 12 giờ trưa, buổi khám bệnh và phát quà kết thúc, nhà chùa dọn ăn trưa cho chúng tôi món bún bò Huế chay. Ăn lạ miệng và khá ngon, cuối cùng là món chè trôi nuớc.Chuơng trình buổi chiều chúng tôi sẽ đến thăm và phát quà ở một tịnh xá, cách đây khỏang 10 km.

Ăn trưa xong, MH chạy tìm tôi:

- Cô ơi! BS Thúy hỏi cô có muốn đi thăm một em bé sắc tộc 7 tuổi Từ lúc mới sinh bị bẩm sinh thiếu “chim”, ba má em bỏ nhau, em ở với bà nội nghèo lắm…

Tôi gật đầu và ra gặp BS Thúy:

- Có có chấp nhận đi bộ khá xa, vì xe sẽ thả mình ở đầu đuờng, rồi chở đòan đi tiếp vô tịnh xá, mình sẽ đi lòng vòng hỏi đuờng để kiếm thăm em đó!

Tôi đồng ý, vậy mà khi xe ngừng lại, tôi và MH leo xuống theo ông, thấy trời nắng gắt, đuờng bụi mù mịt, ông nhìn tôi ái ngại:

- Hay là cô trở lên xe đi, trời nắng quá, lại đi bộ xa..

- Không, anh đi đuợc thì tôi đi đuợc, anh đừng lo

Có lẽ ông nghĩ tôi là “Lá ngọc cành vàng”, nhưng đâu biết tôi là “lá rũ cành mềm” từ khi chấp nhận đi từ thiện, tôi chủ truơng thích nghi với mọi hòan cảnh “Ai sao tôi vậy!” Sau khi hỏi thăm đuờng đi, chúng tôi cuốc bộ vào một con hẽm gần đó đi tìm nhà thờ, rồi từ nhà thờ mới tìm đến truờng các soeur, vì Thổ (tên em bé) ở với các Sr. Dọc đuờng BS Thúy cho biết đây là truờng hợp khó nên ngành y tế Việt Nam chưa làm đuợc, ông phải bỏ bao nhiêu thời gian lên internet tra cứu khắp nơi mới tìm đuợc tổ chức ý tế này. Ông phải nộp đơn, làm hồ sơ bệnh và chờ đợi…khá lâu. Bây giờ mới có kết quả chấp thuận, họ sẽ sang Việt Nam tháng 4,5 tới đây để phẩu thuật cho bé. Ông mừng quá và đã liên lạc với các Sr Caritas lo cho bé chỗ ăn, ở và phuơng tiện đi lại khi bé về Saigòn. Bây giờ khâu cuối cùng là làm sao cho thân nhân quan tâm và đồng ý đưa em lên Saigòn khi phái đòan y tế Mỹ sang. Tôi thấy ông lo lắng cho bệnh nhân như cho nguời thân của mình vì sợ họ bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng. Có lẽ ông là mẫu nguời ý thức:

“Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình nguời ở lại”

Khi chúng tôi tìm đuợc nhà thờ, thì may quá có mấy Huynh truởng thiếu nhi Thánh Thể đang sinh họat ở đó ra hỏi thăm. Khi biết mục đích của chúng tôi, các em tình nguyện lấy xe máy chở chúng tôi ra nhà các sr, may là nhờ có các em đi theo gọi DT cho các sr, cổng mới đuợc mở, chứ nếu chúng tôi đi bộ một mình chắc tha hồ đợi. Đúng là mọi chuyện đều có Chúa quan phòng!

Vào gặp các sr, BS Thúy trình bày mục đích của mình mong các sr hổ trợ, vì Thổ đang ở với các sr. Các sr hứa sẽ hổ trợ việc này nhưng cho biết;

- Hôm nay Thổ về trong làng chơi với bà nội. nó “quậy’ dữ lắm, hở ra là trốn mất các sr phải đi tìm hòai…

BS Thúy cắt nghĩa vì em bị như vậy, rồi cha mẹ lại bỏ nhau, nên tâm sinh lý em bất ổn.Thêm mọi nguời và bạn bè xúm nhau chọc ghẹo nên em “phản ứng” bỏ truờng , bỏ lớp và quậy phá lung tung. Tội nghiệp em!

Khi ra ngòai cổng, may là các em huynh truởng vẫn chờ để chở chúng tôi vào làng tìm thăm Thổ. Các em ghé vào nơi sinh họat của các thiếu nhi sắc tộc ở đầu làng xem có thấy Thổ không? Nhưng em đã chạy rông đâu rồi, các em thiếu nhi sắc tộc đang sinh họat và các huynh truởng đang chuẩn bị “Cây mùa Xuân” cho các em. Tôi bèn xin đóng góp vô quỹ cây mùa Xuân cho các em. Sau đó các huynh truởng chở chúng tôi vào nhà của Thổ. Nhà của nguời sắc tộc cửa mở toang hoang, chúng tôi vào nhà gọi mãi cũng không thấy ai lên tiếng…Một lát sau mới thấy bà nội Thổ khập khiễng đi về. Bà mới bị tai biến mạch máu nảo, bị liệt một thời gian bây giờ mới tập tểnh đi đuợc chút ít. Ba má Thổ chia tay nhau, mẹ em bỏ đi mất, ba em đem 2 con trai về ở với bà nội..Đúng là “Họa vô đơn chí”, có nhà sao bao nhiêu nổi khổ cùng đổ ập xuống một lúc? Hèn gì tâm sinh lý Thổ làm sao ổn định?? Nghe bà nội kể cảnh nhà đơn chiếc vừa nghèo, vừa đủ bệnh tật rồi còn trông 2 cháu cho cha nó đi làm muớn, bữa có, bữa không…Tôi gửi giúp bà một số tiền rồi tr
ở ra tịnh xá trở về với đòan đang phát quà ở đó…

Một lát sau, em huynh truởng tới gặp chúng tôi và báo tin đã tìm đuợc Thổ và mời chúng tôi ra đầu làng để gặp em. Đó là một bé trai 7 tuổi, khỏe mạnh, lanh lẹn.Khi mới gặp, em có vẻ e ngại, cúi đầu né tránh không chịu nói chuyện. Tôi mới chợt nhớ ra tâm lý trẻ con, nên tôi và MH bèn moi trong giỏ ra những viên kẹo chocolate, rồi bánh đưa cho Thổ, rồi cả ½ gói xôi vò nữa thế là Thổ vui vẻ nhận hết và trở nên thân thiện với chúng tôi. Tôi lấy tiền cho Thổ, MH bèn đưa bao lì xì để bỏ tiền vào đó, tặng Thổ, Thổ giữ chặt chỉ sợ mất, và bắt đầu chịu theo MH đi rửa mặt và chân tay.Sau này MH kể;

- Nó “hoang” vậy chứ rất có tình cô ơi! Có tiền rồi chuyện đầu tiên là đòi đi mua  2 bịch tàu hủ cho bà nội và em trai nó

Bà bán tàu hủ hỏi nó:

- Sao bửa nay ở đâu mày có tiền mà đòi mua 2 bịch tàu hủ?

MH hỏi bà biết bé này không? Bà cuời lớn trả lời:

- Ôi cái thằng “không phải con trai, cũng không phải con gái”, cả xóm này ai mà không biết!

Câu trả lời của bà làm mặt Thổ xịu xuống. Em phải lẹ lẹ dắt nó ra chỗ khác khen nó giỏi, có tình cảm, biết nhớ tới bà nội và em trai là tốt lắm! Nó cuời cảm động!

Truớc khi từ giả Thổ, tôi và MH căn dặn kỹ luỡng:

- Ít bửa có nguời đưa con lên Saigòn chửa bệnh, con phải ngoan nghe lời, không đuợc chạy trốn nghen !

Thổ gật đầu, MH dặn tiếp:

- Cô đưa số ĐT. cho huynh truởng rồi, khi nào con lên Sàigòn chửa bệnh, cô MH sẽ tới thăm con, thuơng con rồi tặng nhiều bánh kẹo cho con

Em nhỏen miệng cuời gật đầu. Nhớ lại hòan cảnh gia đình em hiện tại, tôi thầm nhủ:

“Cuời lên đi em ơi!
Dù nuớc mắt rớt trên vành môi”

Hy vọng sau khi em đuợc phẩu thuật, em sẽ trở về cuộc sống bình thuờng như bao nhiêu đứa trẻ khác, sẽ không còn ai chọc ghẹo em…em sẽ là đứa trẻ ngoan và sống tình nghĩa tràn đầy.

“Tôi muốn mọi nguời biết thuơng nhau”

Nhớ lại tấm lòng tận tụy của BS Thúy lo cho em, rồi tấm lòng tử tế của các anh chị trong chuyến từ thiện hôm nay, tuy tuổi đã cao, nhưng vẫn nhiệt tình giup đỡ nguời nghèo. Tôi thấy lòng như ấm lại và thầm nhủ:

“Hãy thắp sáng tâm hồn, cháy lên trong tim mọi nguời

Những yêu thuơng cho cuộc đời…” (LHH)

Chuyến công tác từ thiện Long Khánh ( 1/2014)

Phuợng  Vũ

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 2250: Từ Medjugorje Đức Mẹ Cảnh Cáo Về Satan (2/1/2014)
Cn 2248: 12 Cách Cầu Nguyện Mở Kho Tàng Ơn Thiêng Của Chúa (1/31/2014)
Cn 2247: Thực Hành Các Thông Điệp Của Đức Mẹ Medjugorje (1/31/2014)
Cn 2246: Kỹ Thuật Truyền Thông Tân Tiến Không Làm Cho Ta Gần Nhau (1/30/2014)
Đức Tin Của Con Đã Cứu Con. Con Hãy Đi Bình An! (1/30/2014)
Tin/Bài cùng ngày
Cn 2245: Chúa Gọi Ta Bất Cứ Lúc Nào (1/27/2014)
Tin/Bài khác
Chúa Trừng Phạt Kẻ Vô Đạo Và Vô Thần (1/26/2014)
Cn 2244: Có Chúa Thì Cuộc Sống Sung Mãn Và Có Ý Nghĩa (1/26/2014)
Cn 2243: Cảm Tạ Thánh Peregrine Cầu Bầu Cho Con Hết Ung Thư (1/25/2014)
Cn 2242: Tri Ân Đức Mẹ Medjugorje (1/25/2014)
Cn 2241: Chúa Luôn Biến Sự Dữ Thành Sự Lành (1/25/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768