MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục :: gương chứng nhân
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Thánh Raymond Ở Penafort, (1175 - 1275)
Thứ Ba, Ngày 7 tháng 1-2014

Thứ Ba, Ngày 7 tháng 1 năm 2014
Mùa Giáng Sinh, 7 Tháng Giêng

Thánh Raymond ở Penafort, (1175 - 1275)
 
Ðược Thiên Chúa cho hưởng thọ đến 100 tuổi, Thánh Raymond có cơ hội để thực hiện được nhiều điều trong đời.
 
Là một phần tử của dòng dõi quý tộc Tây Ban Nha, ngài có đầy đủ tài nguyên và nền tảng giáo dục vững chắc để bước vào đời. Ngay từ khi còn nhỏ, ngài đã yêu quý và sùng kính Ðức Mẹ. Vào lúc 20 tuổi, ngài dạy triết. Trong khoảng 30, ngài đậu bằng tiến sĩ về giáo luật và dân luật. Tuy nhiên, ngài đã từ bỏ tất cả để gia nhập Dòng Thuyết Giáo (Ða Minh) và là một linh mục năm 47 tuổi. Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô IX gọi ngài về Rôma làm việc cho đức giáo hoàng và cũng là cha giải tội cho người. Môät trong những điều đức giáo hoàng yêu cầu ngài thi hành là thu thập tất cả các sắc lệnh của các giáo hoàng và công đồng trong 80 năm, kể từ lần sưu tập sau cùng của Gratianô. Cha Raymond biên soạn thành năm cuốn sách được gọi là "Bộ Giáo Lệnh" (Decretals). Những cuốn này được coi là bộ sưu tập giáo luật có giá trị nhất của Giáo Hội mãi cho đến năm 1917 khi giáo luật được hệ thống hóa.
 
Trước đó, Cha Raymond đã viết một cuốn sách dành cho các cha giải tội, được gọi là "Summa de Poenitentia et Matrimonio". Cuốn sách này không chỉ kể ra các tội và việc đền tội, mà còn thảo luận các luật lệ và học thuyết chính đáng của Giáo Hội liên hệ đến vấn đề hay trường hợp mà cha giải tội phải giải quyết.
 
Khi Cha Raymond được 60 tuổi, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Tarragona, thủ phủ của Aragon nằm về phía đông bắc Tây Ban Nha. Ngài không thích vinh dự này chút nào nên kết quả là ngài bị đau yếu và đã từ nhiệm sau đó hai năm.
 
Tuy nhiên, ngài không được hưởng sự an bình đó bao lâu, vì khi 63 tuổi ngài được anh em tu sĩ dòng chọn làm bề trên của toàn thể nhà dòng, chỉ sau Thánh Ða Minh. Cha Raymond phải vất vả trong các công việc như đi thăm các tu sĩ dòng, cải tổ lại hiến pháp dòng và cố đưa vào hiến pháp dòng điều khoản cho phép vị bề trên có thể từ chức. Khi bản hiến pháp mới được chấp nhận, Cha Raymond, lúc ấy 65 tuổi, đã xin từ nhiệm.
 
Nhưng ngài vẫn còn phải làm việc trong 35 năm nữa để chống với bè rối và hoán cải người Moor ở Tây Ban Nha. Và theo lời yêu cầu của ngài, Thánh Tôma Aquina đã viết cuốn "Summa Contra Gentes".
 
Mãi cho đến khi ngài được 100 tuổi thì Thiên Chúa mới cho ngài về hưu dưỡng. Năm 1601, Cha Raymond được Ðức Giáo Hoàng Clêmentê VIII tuyên xưng là thánh.

Lời Bàn

Thánh Raymond là một luật gia và là nhà giáo luật. Thói vụ luật (legalism) là một trong những điều mà Giáo Hội cố tránh trong Công Ðồng Vatican II. Có sự khác biệt lớn lao giữa các điều khoản với tinh thần và mục đích của luật lệ. Luật lệ tự nó có thể trở thành cùng đích, do đó giá trị mà luật lệ muốn nhắm đến đã bị quên lãng. Nhưng chúng ta cũng phải thận trọng đừng ngả về thái cực bên kia, coi luật lệ như vô ích hoặc cho đó là một điều tầm thường. Một cách lý tưởng, luật lệ được đặt ra là vì lợi ích của mọi người và phải đảm bảo quyền lợi của mọi người được tôn trọng. Qua Thánh Raymond, chúng ta học được sự tôn trọng luật lệ như một phương tiện phục vụ công ích.

Lời Trích

"Ai ghét bỏ luật lệ thì không khôn ngoan, và sẽ bị nghiêng ngả như con tàu giữa cơn phong ba" (Sách Huấn Ca 33:2).
 
 Trích từ NguoiTinHuu.com

Ngày 7 tháng 1, THÁNH RAY MÔN DÔPÊNHAPHO Linh mục

*Gương Thánh Nhân.

Thánh Rây-môn đô sinh năm 1175, tại Pê-nha-pho, trong một gia đình thời danh.

Ngay lúc còn trẻ, ngài đã chuyên cần học tập và rèn luyện nhân đức. Mới 20 tuổi, thánh nhân đã làm giáo sư đại học, và ít năm sau đã sáng lập một nhà dòng chuyên lo giải phóng các người nô lệ, vì ngài rất thương kẻ nghèo khó và ngưòi bị áp bức bóc lột. Ngài luôn nhắn nhủ các nữ tu hy sinh chịu khó theo gương Chúa Giêsu, để thánh hoá bản thân và phục vụ người khốn khổ. Ngài nói: “ Ai muốn sống đạo đức theo Chúa Kitô thì phải chịu bách hại: đó là điều thánh Phaolô, vị rao giảng chân lý đã nói, ngài nói thực không nói dối, nên tôi dám nghĩ rằng: không ai được chước khỏi luật chung ấy, trừ ra kẻ lười biếng hay không biết sống tiết độ, công chính và đạo đức ở đời này. Còn chị em, chị em chớ kể mình vào số những kẻ mà nhà cửa chúng yên hàn, không biết đến kinh hãi; và ngọn roi của Thiên Chúa không động đến mình chúng, chúng kết thúc chuỗi ngày của chúng trong hạnh phúc và xuống âm phủ bình yên… (G. 21,9-13). Lòng trong sạch đạo đức của chị em vừa đòi cho được tẩy sạch thêm và cọ xát liên tục tới khi được trong suốt hoàn toàn, bởi vì chị em được đẹp lòng Chúa. Vì thế, nếu gươm Chúa cứ dồn dập chém hai hoặc ba nhát trên chị em, thì chị em phải coi đó là điều vui mừng và dấu chỉ của lòng Chúa thương yêu … Đó chính là cây thánh giá đáng ước ao và có phúc của Đức Kitô mà thánh An-rê tông đồ- con người với tên gọi đầy vẻ nam nhi đã vui sướng nhận lấy; và thánh Phaolô kẻ được chọn quả quyết rằng: Phải lấy làm vinh dự nơi thánh giá ấy mà thôi. Vậy, chị em hãy nhìn vào Đức Giêsu, Đấng ban phát và bảo tồn đức tin. Người hoàn toàn vô tội mà đã phải chịu đau khổ bởi cả những kẻ thuộc về Người, và bị liệt vào hạng có trọng tội. Vậy khi uống chén huy hoàng của Chúa Giêsu, chị em hãy tạ ơn Chúa, Đấng ban phát mọi ơn lành ”.

Ngoài ra, thánh nhân rất say mê công cuộc truyền giáo, nên đã gia nhập dòng Đaminh, để hợp tác với các linh mục dòng rao truyền Phúc Âm cho người ngoại giáo và người tội lỗi.

Nghe danh đạo đức thánh thiện cùa ngài, năm 1230, Đức Giáo Hoàng Ghêgôriô II mời ngài làm cha giải tội, nhưng vì lòng khiêm tốn, ngài xin từ chối. Dù vậy, ngài cũng vâng lời thu thập sắc lệnh của các Đức Giáo Hoàng và công đồng thành 5 tập. Quyển sưu tập này đã được Đức Ghê-gô-ri-ô công bố vào năm 1234, và coi như bộ giáo luật của Hội thánh.

Năm 1238, thánh nhân được bầu làm bề trên tổng quyền dòng Đa-minh. Trong thời gian làm bề trên, ngài luôn đi thăm viếng các tỉnh dòng và củng cố đời sống thiêng liêng các tu sĩ. Nhưng hai năm sau, vì tuổi già sức yếu, thánh nhân đã xin từ chức, sống đời tu niệm thầm lặng. Và ngày 6 tháng giêng năm 1275, ngài đã từ trần. Năm 1601, ngài được Đức Giáo Hoàng Clê-men- tê phong lên hiển thánh.

* Quyết tâm: Tìm nhiều người cộng tác để nâng đỡ, bênh vực những kẻ cô thế cô thân, những người bị áp bức, và chuyên cầu nguyện rao giảng đạo Chúa, theo gương thánh Ray-môn-đô Pê-nha-pho.

* Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh linh mục Ray-môn-đô được giàu lòng nhân ái đối với người tội lỗi và kẻ tù đày. Xin Chúa nhận lời người cầu thay nguyện giúp, mà ban cho chúng con thoát khỏi tội lỗi, hầu được tự do làm những điều đẹp lòng Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

 
 
 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cha Berchmans Trong Mắt Con, Lm Nguyễn Văn Thảo (1/11/2014)
11 Tháng Giêng, Chân Phước William Carter, (c. 1584) (1/11/2014)
10 Tháng Giêng, Thánh Grêgôriô Ở Nyssa (330 - 395) (1/10/2014)
9 Tháng Giêng, Thánh Julian Và Thánh Basilissa (1/9/2014)
Mùa Giáng Sinh, 8 Tháng Giêng, Chân Phước Angela Ở Foligno (1248-1309) (1/9/2014)
Tin/Bài khác
Thánh Phaolô, Tông Đồ Của Mọi Người (1/6/2014)
Chuyện Đời Thánh Phaolô (1/6/2014)
Thomas Aquinas – Tiến Sĩ Khiêm Nhường (1/6/2014)
6 Tháng 1, Thánh André Bessette,(1845-1937) (1/6/2014)
5 Tháng Giêng, Thánh Gioan Neumann (1811 - 1860) (1/5/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768