MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô: Loạt Bài Giáo Lý Về Đức Tin
Thứ Năm, Ngày 14 tháng 11-2013

Chỉ còn tuần này và tuần sau nữa là hết Năm Đức Tin, trong buổi triều kiến chung Thứ Tư tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô, sau khi hoàn tất tín điều về Giáo Hội qua nhiều khía cạnh khác nhau, mà khía cạnh cuối cùng là tín điều "Các Thánh Cùng Thông Công", một tín điều ngài khai triển về khía cạnh thông công nơi các sự thánh ở tuần vừa rồi (cũng được gửi kèm trong email này), ngài đã bắt đầu kết thúc bằng một trong hai tín điều cuối cùng trong Kinh Tin Kính, đó là tín điều "Tôi tin có một Phép Rửa để tha tội", trước khi sang tín điều cuối cùng là "Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy. Amen" vào buổi triều kiến chung Thứ Tư tuần tới, 20/11/2013, ngay trước thời điểm bế mạc Năm Đức Tin 24/11/2013.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: Loạt Bài Giáo Lý về Đức Tin

Bài 21 (13/11/2013): Tôi tin có một phép rửa để tha tội
Anh Chị Em thân mến,

Trong Kinh Tin Kính, qua đó, mỗi Chúa Nhật, chúng ta tuyên xưng đức tin của chúng ta, chúng ta khẳng định rằng: "Tôi tin có một phép rửa để tha tội". Chỉ nguyên có một Bí Tích được minh nhiên nói đến trong Kinh Tin Kính thôi. Thật vậy, Phép Rửa là "cửa ngõ" của đức tin và của đời sống Kitô hữu. Chúa Giêsu Phục Sinh đã để lại cho các Tông Đồ công việc này, đó là "Các con hãy đi khắp thế gian mà rao giảng Phúc Âm cho tất cả mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ" (Mk 16:15-16). Sứ vụ của Giáo Hội là truyền bá phúc âm hóa và tha thứ tội lỗi bằng bí tích rửa tội. Thế nhưng chúng ta hãy trở về với lời lẽ của Kinh Tin Kính. Lời bày tỏ này có thể được chia ra làm 3 vấn đề như sau: "tôi tin", "có một phép rửa", "để tha tội".

"Tôi tin". Điều này có nghĩa là gì? Nó là một từ ngữ long trọng cho thấy tầm vóc rất quan trọng của đối tượng đó là Phép Rửa. Thật vậy, bằng việc tuyên xưng những lời lẽ ấy, chúng ta khẳng định căn tính thực sự của chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Ở một nghĩa nào đó, Phép Rửa là một thứ thẻ căn cước của con cái Thiên Chúa, là một tờ giấy khai sinh của họ, là một tờ giấy khai sinh của Giáo Hội. Tất cả anh chị em đều biết được ngày anh chị em được sinh ra và cử hành ngày sinh nhật của mình, đúng không? Tất cả chúng ta đều mừng ngày sinh nhật của chúng ta. Tôi sẽ hỏi anh chị em một câu mà tôi đã hỏi trước đây, thế nhưng tôi sẽ hỏi lại một lần nữa: Ai trong anh chị em nhớ được ngày rửa tội của mình? Xin giơ tay lên: rất ít (tôi không hỏi các vị giám mục kẻo làm cho các vị cảm thấy lúng túng...). Thế nhưng, chúng ta hãy làm một điều gì đó, ở chỗ, hôm nay, khi anh chị em về nhà, hãy hỏi ngày rửa tội của anh chị em là ngày nào, hãy tìm kiếm xem, vì đó là ngày sinh thứ hai của anh chị em. Ngày sinh nhật thứ nhất là khi anh chị em được sinh vào đời và ngày sinh nhật thứ hai là khi anh chị em được sinh vào Giáo Hội. Anh chị em có làm như thế hay chăng? Bài làm ở nhà của anh chị em đó là tìm xem ngày anh chị em đưoọc sinh vào Giáo Hội và cám ơn Chúa vì vào ngày Phép Rửa của anh chị em các cánh cửa của Giáo Hội đã mở ra cho anh chị em. Đồng thời, Phép Rửa gắn liền với đức tin của chúng ta nơi việc tha tội. Bí Tích Thống Hối hay Giải Tội thật sự là một "Phép Rửa thứ hai", một phép rửa bao giờ cũng liên quan đến phép rửa lần đầu để củng cố và canh tân nó. Theo ý nghĩa đó ngày Rửa Tội của chúng ta là khởi điểm cho một cuộc hành trình hoán cải kéo dài suốt cuộc đời của chúng ta và tiếp tục được bảo toàn bởi Bí Tích Thống Hối. Hãy nghĩ như thế này, khi chúng ta đi xưng thú những yếu hèn của chúng ta, tội lỗi của chúng ta, là chúng ta xin Chúa Giêsu tha thứ, nhưng chúng ta cũng làm mới lại Phép Rửa của chúng ta nữa nhữ ơn thứ tha ấy. Đó là một điều tuyệt vời, nó như thể cử hành ngày Rửa Tội của anh chị em nơi mỗi lần Xưng Tội vậy. Bởi thế, Xứng Tội không phải là bị ngồi ở trong một căn phòng tra tấn, mà là một thứ lễ hội. Xưng tội dành cho thành phần lãnh nhận phép rửa! Để giữ cho thanh sạch tấm áo trắng phẩm giá Kitô hữu của chúng ta!

Yếu tố thứ hai: "có một Phép Rửa". Lời diễn tả này nhắc nhở lời của Thánh Phaolô: "chỉ có một Chúa, một đức tin, một Phép Rửa" (Eph 4:5). Chữ "phép rửa' nghĩa đen là "chìm đắm", thật vậy, Bí Tích này tạo nên một cuộc chìm đắm thiêng liêng thực sự vào cái chết của Chúa Kitô, nhờ đó chúng ta được phục sinh với Người như là những tạo vật mới (cf. Rm 6:4). Đó là một cuộc thanh tẩy tái sinh và chiếu sáng. Tái sinh vì nó mang lại cuộc hạ sinh bởi nước và Thần Linh mà nếu không nhờ hai yếu tố này không ai có thể vào Nước Trời (cf Jn 3:5). Chiếu sáng là vì, nhờ Phép Rửa, con người được tràn đầy ân sủng của Chúa Kitô là "ánh sáng thật chiếu soi hết mọi người" (Jn 1:9) và làm tan biến đi bóng tối tăm tội lỗi. Vì lý do này mà trong nghi thức Rửa Tội cha mẹ mới được trao cho một cây nến sáng, ám chỉ việc chiếu sáng này; Phép Rửa chiếu sáng chúng ta từ bên trong với ánh sáng của Chúa Giêsu. Nhờ tặng ân này, thành phần lãnh nhận phép rửa được kêu gọi trở nên "ánh sáng" - ánh sáng của đức tin mà họ đã lãnh nhận cho anh chị em của mình, nhất là cho những ai ở trong tăm tối và không nhận được những tia ánh sáng ở chân trời của đời họ.

Chúng ta hãy từ hỏi mình xem phải chăng Phép Rửa là một biến cố thuộc về quá khứ, bị cô lập vào một ngày duy nhất mà anh chị em hôm nay sẽ tìm kiếm xem là ngày nào, hay là một thực tại sống động, liến quan đến hiện tại của tôi trong hết mọi lúc của cuộc đời? Anh chị em có cảm thấy mạnh mẽ nơi  sức mạnh được Chúa Kitô ban cho anh chị em nơi cái chết và Phúc Sinh của Người hay chăng? Anh chị em có cảm thấy được chiếu sáng bởi ánh sáng xuất phát từ Chúa Kitô hay chăng? Anh chị em có là một con người nam nữ của ánh sáng hay chăng? Hay anh chị em là một con người tăm tối, không có ánh sáng của Chúa Giêsu? Anh chị em cần phải nhận lấy ân sủng Rửa Tội, vì đó là một tặng ân, và trở thành ánh sáng cho tất cả mọi người!

sau hết là một liên quan ngắn ngủi tới yếu tố thứ ba: "để tha tội". tất cả mọi tội lỗi đều được tha thứ nơi Bí Tích Rửa Tội, nguyên tội và tất cả mọi tư tội, cùng với tất cả mọi hình phạt vì tội lỗi. Nhờ Phép Rửa mới có được tình trạng mới mẻ hiệu năng của sự sống không bị đè nén bởi gánh nặng của một quá khứ tiêu cực mà bấy giờ cảm thấy được lại cái vẻ đẹp và thiện hảo của Nước Trời. Đó là một cuộc can thiệp quyền năng của tình thương Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta để cứu độ chúng ta. Việc can thiệp cứu độ này không lấy đi khỏi bản tính nhân loại của chúng ta tình trạng yếu hèn của nó - tất cả chúng ta đều yếu hèn và tất cả chúng ta đều là những tội nhân -; và nó cũng không lấy đi cái trách nhiệm xin ơn tha thứ mỗi khi chúng ta lầm lỗi! Tôi không thể rửa tội thêm các lần khác, thế nhưng tôi có thể tự xưng thú và canh tân ân sủng của Phép Rửa. Như thể tôi được lãnh nhận Phép Rửa lần thứ hai. Chúa Giêsu qua tốt lành và Người không bao giờ thôi tha thứ cho chúng ta. Ngay cả khi cánh cửa được Phép Rửa mở ra cho chúng ta tiến vào Giáo Hội bị đóng lại một chút do nỗi yếu hèn của chúng ta và các tội lỗi của chúng ta, thì Bí Tích Giải Tội lại tái mở nó ra, vì bí tích này như là Phép Rửa thứ hai tha thứ cho tất cả chúng ta và chiếu sáng cho chúng ta tiến lên theo ánh sáng của Chúa. Chúng ta hãy hân hoan tiến lên, vì cuộc đời được sống bằng niềm vui của Chúa Giêsu Kitô; và đó là một ân sủng Chúa ban vậy.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ http://www.zenit.org/en/articles/on-the-forgiveness-of-sins
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: Loạt Bài Giáo Lý về Đức Tin

Bài 20 (6/11/2013): Cùng Thông Công Các Sự Thánh

Xin chào anh chị em thân mến buổi sáng!

Thứ Tư vừa qua tôi đã nói về vấn đề các thánh cùng thông công, một vấn đề được hiểu như là mối hiệp thông giữa những con người thánh hảo, tức là giữa thành phần tín hữu chúng ta. Hôm nay tôi muốn chia sẻ thêm về một khía cạnh khác của thực tại này: Anh chị em nhớ rằng có hai khía cạnh: khía cạnh hiệp thông, hiệp nhất giữa chúng ta với nhau, và khía cạnh khác là mối hiệp thông về các sự thánh, về các sự thiêng liêng. Hai khía cạnh này liên hệ mật thiết với nhau, thật vậy, mối hiệp thông giữa thành phần Kitô hữu gia tăng nhờ việc tham phần vào các sự thiêng liêng. Chúng ta đặc biệt nói đến các Bí Tích, các đặc sủng và đức bác ái (xem Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, các khoản 949-953). Chúng ta gia tăng trong mối hiệp nhất, trong mối hiệp thông, nhờ các phép bí tích, các đặc sủng nơi từng người nhận được từ Thánh Linh cũng như nhờ đức bác ái. 

Trước hết, mối hiệp thông nơi các phép bí tích. Các bí tích thể hiện và mang lại mối hiệp thông hiệu năng và sâu xa giữa chúng ta, vì nơi các phép bí tích này, chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô Cứu Thế, và qua Người, chúng ta gặp gỡ anh chị em chúng ta nơi đức tin. Các bí tích không phải là những hình thức, không phải là những nghi thức, mà là quyền lực của Chúa Kitô; chính Chúa Giêsu Kitô hiện diện nơi các bí tích. Khi chúng ta cử hành Thánh Thể là lúc chính Chúa Giêsu sống động qui tụ chúng ta lại với nhau, làm cho chúng ta thành một cộng đồng, và làm cho chúng ta tôn thờ Chúa Cha. Thật vậy, mỗi một người trong chúng ta, nhờ bí tích thanh tẩy, thêm sức và Thánh Thể, được liên hợp với Chúa Kitô và hiệp nhất với toàn thể cộng đồng tín hữu. Bởi thế, nếu một mặt chính Giáo Hội "thực hiện" các bí tích thì mặt khác các bí tích "thực hiện" Giáo Hội, xây dựng Giáo Hội, bằng việc sản sinh con cái mới, gia tăng con cái cho Dân Thánh của Thiên Chúa, củng cố vai trò làm phần thể của họ.

Hết mọi cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô nơi các bí tích đều cống hiến cho chúng ta ơn cứu độ, đều mời gọi chúng ta "đi" thông đạt cho người khác một ơn cứu độ chúng ta đã thấy được, đã chạm tới, đã gặp gỡ, đã nhận lãnh, và là một ơn cứu độ thực sự là khả tín vì nó là tình yêu. Như thế, các bí tích thúc đẩy chúng ta trở thành những thừa sai, và việc dấn thân làm tông đồ mang Phúc Âm đến cho hết mọi cảnh ngộ, cũng như nơi những cảnh huống hận thù hơn nữa, là những gì tạo nên hoa trái chân thực nhất của một đời sống siêng năng lãnh nhận bí tích, vì nó tham phần vào việc khởi động cứu độ của thiên Chúa, Đấng muốn ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Ân sủng của các bí tích nuôi dưỡng trong chúng ta một đức tin mạnh mẽ và hân hoan, một đức tin có thể bàng hoàng trước "các kỳ công" của Thiên Chúa và có thể chống lại các thứ ngẫu tượng của thế gian. Vì vậy mà cần phải Hiệp Lễ, cần phải cho con em rửa tội sớm, cần phải cho chúng lãnh nhận bí tích thêm sức, vì các bí tích này là sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong chúng ta, một sự hiện diện trợ giúp chúng ta. Vấn đề cần thiết ở đây là khi chúng ta cảm thấy mình là thành phần tội nhân thì hãy đến với bí tích hòa giải. Có người nói rằng: 'Nhưng tôi cảm thấy lo sợ, vì vị linh mục sẽ hành hạ tôi'. Không đâu, vị linh mục không hành hạ anh chị em đâu. Anh chị em có biết ai anh chị em sẽ gặp gỡ nơi bí tích hòa giải không? Anh chị em sẽ gặp gỡ Chúa Giêsu là Đấng tha thứ cho anh chị em! Chính Chúa Giêsu là Đấng đang đợi chờ anh chị em ở đó; và đây là một bí tích làm cho toàn thể Giáo Hội tăng trưởng.

Khía cạnh thứ hai của mối hiệp thông về các sự thánh đó là khía cạnh hiệp thông về các đặc sủng. Thánh Linh phân phát cho tín hữu dồi dào các tặng ân thiêng liêng và ân sủng; kho tàng "có thể nói là "kỳ lạ" các tặng ân của Thánh Linh này là để xây dựng Giáo Hội. Các đặc sủng - một từ ngữ hơi khó hiểu - là những tặng ân do Thánh Linh ban cho chúng ta, như các thứ năng lực, các thứ khả năng... Các thứ tặng ân được ban cho họ không phải để giấu kín mà là để chia sẻ với người khác. Những tặng ân ấy được ban tặng không phải cho lợi ích của một ai nhận lãnh chúng, mà là cho Dân Chúa. Trái lại, nếu một đặc sủng, một trong những tặng ân, giúp vào việc củng cố bản thân, chúng ta cần đặt vấn đề về tính chất chân thực của nó hay về phản ảnh trung thực của nó. Các đặc sủng là những ân sủng đặc biệt được ban cho một số ngưòi nào đó để làm lợi cho nhiều người khác. Chúng là những thái độ, những cảm hứng và là những thúc động nội tâm, xuất phát ở lương tâm và nơi kinh nghiệm của những con người đặc biệt, thành phần được kêu gọi để phục vụ cộng đồng. Những tặng ân thiêng liêng này đặc biệt là để giúp cho Giáo Hội thăng tiến về thánh thiện cũng như về sứ vụ của mình. Tất cả chúng ta đưoọc kêu gọi để trân trọng chúng nơi bản thân mình cũng như nơi người khác, để lãnh nhận chúng như là những kích tố hữu dụng cho sự hiện diện và công cuộc sản sinh của Giáo Hội. Thánh Phaolô đã cảnh giác rằng: "Đừng dập tắt Thần Linh" (1Thes 5:19). Chúng ta đừng dập tắt vị Thần Linh là Đấng ban cho chúng ta những tặng ân ấy, những năng lực ấy, những nhân đức tuyệt vời làm cho Giáo Hội tăng trưởng ấy.

Thái độ của chúng ta ra sao trước những tặng ân này của Thánh Linh? Chúng ta có nhận thức là Thần Linh của Thiên Chúa tự ý ban chúng cho những ai Ngài muốn hay chăng? Chúng ta có coi chúng như là một thứ trợ giúp thiêng liêng, nhờ đó Chúa bảo trì đức tin của chúng ta và củng cố sứ vụ của chúng ta trên thế giới này hay chăng?

Giờ đây chúng ta sang đến khía cạnh thứ ba của mối hiệp thông về các sự thánh, đó là mối hiệp thông về bác ái, mối hiệp nhất giữa chúng ta dưới ảnh hưởng của bác ái và yêu thương. Khi thấy thành phần Kitô hữu tiên khởi, dân ngoại đã nói rằng: họ yêu thương nhau biết bao, họ mong muốn cho nhau điều thiện hảo biết bao. Đó là đức ái, là tình yêu của Thiên Chúa được Thánh Linh đổ vào lòng của chúng ta. Các đặc sủng là những gì quan trọng trong đời sống của Kitô giáo, thế nhưng cúng bao giờ cũng nhắm đến chỗ gia tăng về đức ái, về yêu thương, yếu tố được Thánh Phaolô đặt trên cả các đặc sủng (cf. 1Cor. 13:1-13). Thật vậy, không có tình yêu, thì cho dù những tặng ân phi thường nhất cũng chỉ là hư không; Người này chữa lành dân chúng, có phẩm chất này, có nhân đức kia... mà họ có yêu thương và bác ái trong lòng của họ hay chăng? Nếu có thì tốt, bằng không thì chẳng ích gì cho Giáo Hội. Không có yêu thương thì tất cả những tặng ân và đặc sủng ấy chẳng giúp gì cho Giáo Hội, vì ở đâu thiếu yêu thương thì ở đấy là một cái trống rỗng đầy cái tôi. Vậy tôi tự hỏi mình xem tất cả chúng ta có vị kỷ hay chăng? Chúng ta có sống trong hiệp thông và an bình hay chăng? Chúng ta không thể; bới vậy tình yêu, yếu tố hiệp nhất, mới là những gì cần thiết. Một cử chỉ nhỏ mọn nhất của tình yêu cũng gây ra những tác dụng tốt lành cho tất cả mọi người! Thế nên, việc sống hiệp nhất trong Giáo Hội và trong mối hiệp thông đức ái nghĩa là đừng tìm kiếm tư lợi của mình, mà là chia vui sẻ buồn với anh chị em của mình (cf 1Cor 12:26), sẵn sàng gánh vác gánh nặng của những ai yếu kém hơn và nghèo khổ hơn. Tính chất đoàn kết huynh đệ này không phải là một thứ đánh bóng mầu mè, một kiểu nói vậy thôi, mà là một yếu tố nguyên vẹn của mối hiệp thông giữa Kitô hữu với nhau. Nếu chúng ta sống nó thì chúng ta là một dấu hiệu trên thế giới này, là 'một bí tích' yêu thương của Thiên Chúa. Chúng ta là thế cho nhau và chúng ta là thế cho tất cả mọi người! Nó không phải là một việc bác ái nho nhỏ chúng ta có thể cống hiến cho nhau mà là một cái gì đó sâu xa hơn: nó là một mối hiệp thông giúp cho chúng ta có thể thông cảm với niềm vui nỗi buồn của người khác và chân tình biến chúng thành của chúng ta.

Thường chúng ta rất khô khan, nguội lạnh, tách biệt, và thay vì truyền đạt tình huynh đệ thì lại là những tính khí bệnh hoạn, lạnh lùng, vị kỷ. Với tính khí bệnh hoạn, lạnh lùng, vị kỷ này chúng ta không thể làm cho Giáo Hội tăng trưởng; Giáo Hội chỉ tăng trưởng theo tình yêu xuất phát từ Thánh Linh. Chúa mời gọi chúng ta hãy mở lòng mình ra cho mối hiệp thông với Ngài, nơi các bí tích, nơi các đặc sủng cũng như nơi đức ái, để sống ơn gọi Kitô hữu của chúng ta một cách xứng đáng!

Giờ đây, xin cho phép tôi được yêu cầu anh chị em thực hiện một tác động bác ái: hãy an tâm đi, không phải là một việc quyên góp đâu! Trước khi đến Quảng Trường này tôi đã đến gặp bé gái một tuổi rưỡi đang bị bệnh nặng. Cha mẹ của bé cầu nguyện và xin Chúa ban cho đứa con xinh đẹp này được khỏe mạnh. Tên của bé là Noemi. Em nhỏ đáng thương này đã mỉm cười! Chúng ta hãy thực hiện một tác động yêu thương. Chúng ta không biết bé, nhưng bé là một em nhỏ được rửa tội, bé là một người trong chúng ta, bé là một Kitô hữu. Chúng ta hãy thực hiện một tác động yêu thương với bé và trong thinh lặng chúng ta hãy xin Chúa giúp bé trong lúc này và ban cho bé được khỏe mạnh. Thinh lặng giây lát xong chúng ta sẽ cầu Kinh Kính Mừng. Nào bây giờ chúng ta cùng nhau cầu cùng Đức Mẹ cho sức khỏe của bé Noemi nhé. Kính Mừng ... Cám ơn anh chị em về tác động bác ái này.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ http://www.zenit.org/en/articles/on-sacraments-charisms-and-charity

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Nhớ Về Thầy Cô Giáo (11/21/2013)
Cuộc Đua (11/17/2013)
Truyền Giáo Ngày Nay (11/15/2013)
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 08/11 -14/11/2013 (11/15/2013)
Nước Mắt Philipines Và Bài Phát Biểu Khiến Thế Giới Chết Lặng (11/15/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Đức Thánh Cha Phanxicô: "những Mẩu Bánh Vụn" (11/14/2013)
Tin/Bài khác
Đức Giáo Hoàng Ôm Hôn Bệnh Nhân Đầy U Bướu (11/13/2013)
Những “kẻ Xấu” Tốt Lành (11/11/2013)
Buổi Triều Yết Chung Hôm Thứ Tư 30 Tháng 10 (11/10/2013)
Tháng Cầu Hồn Lãnh Ơn Xá Cầu Cho Các Linh Hồn (11/9/2013)
Tín Điều Các Thánh Cùng Thông Công, (11/9/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768