Những “kẻ xấu” tốt lành
Vi khuẩn nào tốt? Đó là vi khuẩn đường ruột. Chúng tốt cho cơ thể.
Hàng tỷ tỷ vi khuẩn đường ruột sống trong cơ thể chúng ta thường là những “anh hùng không được ca tụng”, nhưng rất có lợi cho sức khỏe. Đừng phá hư môi sinh của chúng!
Ước tính mỗi tế bào có tới 10 vi khuẩn đơn bào, ít nhất có khoảng 10 triệu tỷ. Chúng ở trong ruột, niệu đạo, trên da, ẩn náu trong miệng và mũi của chúng ta – gọi chung là nấm, nguyên sinh vật, và vi khuẩn. Chúng ăn uống, hít thở, phát triển, sản sinh, và chết.
Trước khi bạn sợ nên phải rửa tay hoặc súc miệng bằng thuốc tẩy, hãy nhớ điều này: Chỉ trong vòng vài năm qua, nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng các “vùng vi sinh” (microbiota, chỉ chiếm 1% hoặc 2% so với cơ thể của chúng ta), các “vùng” này giữ vai trò chủ đạo trong việc duy trì sức khỏe của chúng ta. Nhưng chúng ta lại làm chúng bị tổn hại!
GS George Weinstock, ĐH Washington ở St. Louis, nói: “Không thể hiểu sức khỏe và bệnh tật mà không khám phá các vi sinh sống trong cơ thể chúng ta. Biết rõ các vi sinh sẽ giúp chúng ta nghiên cứu những gì hư hại trong những chứng bệnh liên quan vi khuẩn – chẳng hạn hội chứng Crohn và béo phì”.
Các vi sinh trong cơ thể – đặc biệt là một số vi sinh trong 10.000 loại vi khuẩn – thực sự dính líu tới các chứng rối loạn khác nhau như chứng béo phì, bệnh Crohn, hen suyễn, bệnh tim, viêm xoang, và kể cả các rối loạn tâm tính. Các vi sinh này có thể ảnh hưởng sự ngon miệng và thèm ăn. Chúng tổng hợp các vitamin và ảnh hưởng mức độ chuyển hóa các thuốc như acetaminophen (Tylenol). Vùng vi sinh có thể “thông báo” cho chúng ta biết sức khỏe yếu kém hoặc bị bệnh.
Đừng hại những “người bạn tốt”
Cách vi khuẩn ảnh hưởng sức khỏe chúng ta là chủ đề nghiên cứu, nhưng có điều minh nhiên: Cuộc chiến lâu dài chống chọi với vi khuẩn và vi trùng xem chừng “chẳng thấm thía gì”. Khi nỗ lực tiêu diệt các vi sinh gây bệnh, chúng ta có thể làm tổn hại “vùng vi sinh” – dùng kháng sinh chữa cảm lạnh (mặc dù thuốc không chống nổi virus) và thịt được xử lý kháng sinh mà chúng ta ăn hoặc luôn cẩn trọng với bất kỳ nơi nào. Cuộc chiến này đã gây tổn thất nhiều về những “người bạn vi khuẩn tốt”.
Một ví dụ: Vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ung bướu và liên quan các chứng ung thư dạ dày. Năm 2011, tạp chí Science cho biết rằng có 6% trẻ em Mỹ có loại vi khuẩn này, có thể do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh và kháng trùng. Trong cái rủi có cái may: H. pylori có thể “đẩy lùi” hen suyễn. Nhà nghiên cứu Martin Blaser và một nhóm khoa học gia, thuộc Trung tâm Y khoa Langone tại ĐH New York, đã thấy rằng những người không có vi khuẩn H. pylori có thể đã bị hen suyễn từ hồi nhỏ. Ngẫu nhiên chăng? Năm 2011, các khoa học gia Thụy Sĩ cho nhóm chuột thứ nhất nhiễm vi khuẩn này, nhóm chuột thứ nhì không cho nhiễm. Nhóm chuột nhiễm H. pylori thì vẫn khỏe, còn nhóm kia bị viêm nhiễm, có triệu chứng hen suyễn.
Vi khuẩn H. pylori có thể ngăn ngừa hen suyễn bằng cách nào thì vẫn là điều bí ẩn, nhưng các nhà nghiên cứu đã có tiến bộ trong việc hiểu được mối liên hệ giữa các “vùng vi sinh” với các chứng bệnh khác.
Nuôi dưỡng các vi khuẩn “ốm yếu”
Vài năm qua, TS Jeffrey Gordon và một nhóm nghiên cứu ĐH Washington ở St. Louis đã thấy rằng chuột mập và chuột gầy có các vi sinh đường ruột khác nhau. Có loại vi khuẩn gây béo phì chăng? Để tìm hiểu, TS Gordon đã chuyển các Firmicute (vi khuẩn đường ruột) từ chuột mập sang chuột gầy. Chuột gầy ăn ít hơn bình thường, nhưng chúng mau tăng thể trọng. Hóa ra là Firmicutes tốt khi giải phóng calo từ thực phẩm, rất tốt hơn các Bacteroidete (vi sinh đường ruột).
Có nhiều Firmicute trong ruột giúp bạn hấp thụ nhiều calo, nếu bạn có nhiều Bacteroidete trong ruột thì có thể hấp thụ nhiều hơn trong số 1.200 calo chứa trong bánh pizza. Nhà sinh học Rob Knight, thuộc ĐH Colorado, đã nghiên cứu hệ gen của vùng vi sinh – gọi là microbiome (tạm dịch: quần thể sinh vật, kiểu “hệ gen” của vi sinh), cho biết: “Một số vi sinh thay đổi cách chuyển hóa thực phẩm hiệu quả hơn”. Điều này có thể giải thích lý do người này giảm calo và vẫn thon thả, còn người khác lại lên cân. GS Yang-Xin Fu, ĐH Y khoa Chicago, cho biết: “Béo phì không chỉ tùy vào số calo tiêu thụ mà còn tùy vào microbiome”. Cũng như loài chuột, những người mập sẽ có nhiều Firmicute và ít Bacteroidete hơn những người gầy.
Một ví dụ khác: Loại vi khuẩn đường ruột nào đó sản sinh hợp chất PYY, khiến bạn cảm thấy no và giảm thèm ăn. Thiếu vi khuẩn này, não không báo tín hiệu “ngừng ăn”. Vi khuẩn H. pylori (có tiếng là gây ung bướu) điều chỉnh mức sản sinh chất ghrelin trong bao tử (ghrelin là hormone kích thích sự ngon miệng). Người ta thấy rằng những người có nhiều H. pylori trong bao tử thì có ít ghrelin, do đó mà ít thèm ăn. Ngược lại, có ít H. pylori thì có nhiều ghrelin, do đó mà “có tâm hồn ăn uống”.
Nhà vi sinh học Andrew Gewirtz, ĐH Quốc gia Georgia, nói rằng các Bacteroidete (liên quan sự thon thả) sản sinh nhiều hóa chất fructan – hợp chất có trong măng tây, a-ti-sô, tỏi và hành. Mặt khác, sự căng thẳng có thể làm giảm mức sinh sản các Bacteroidete, và liên quan béo phì.
Kháng sinh có làm bạn mập?
Khuynh hướng dùng kháng sinh đã giảm. Nghiên cứu 11.532 trẻ em, người ta thấy rằng, trung bình thì những người dùng kháng sinh có thể bị nhiễm trùng tai và béo phì. Trong vòng 38 tháng, họ có thể béo phì với tỷ lệ 22%.
TS Blaser nói: “Mức tăng về béo phì trên khắp thế giới lan rộng với việc sử dụng kháng sinh. Trẻ em dùng kháng sinh sớm có thể bị béo phì khi lớn”. Đó là lý do mà các nông dân thêm kháng sinh vào chế độ ăn uống của động vật: Thuốc làm thay đổi vi khuẩn đường ruột ở trâu, bò, heo, và các động vật khác. Việc thay đổi các vi khuẩn tốt khi chiết xuất calo tối đa từ thực phẩm làm cho động vật mập ra.
Nơi vi khuẩn tốt bắt đầu
Vi khuẩn và các vi sinh khác đến từ da của người mẹ. TS Knight nói: “Mới đầu, vùng vi sinh trên cơ thể giống như của người mẹ. Chúng ta không biết sự phát triển nhanh cỡ nào đối với vùng vi sinh ở da, ruột, hoặc mũi, nhưng trong vòng 2-3 năm, chúng giống như ở người lớn, ảnh hưởng vi sinh từ không khí, nước, quần áo, và chế độ ăn uống”.
Thực phẩm định hình các vi sinh. Năm 2010, nghiên cứu thấy rằng người Nhật có các vi khuẩn tiêu hóa nhờ tảo biển món trong sushi. Người Tây phương không có. Tại sao? Trang phục của người Nhật có tảo biển, loại này chứa vi khuẩn biển, gọi là “nori”. Nhà vi sinh học Justin Sonnenburg, thuộc ĐH Y dược Stanford, nói: “Những gì chúng ta ăn là một trong các yếu tố quyết định chính đối với vùng vi sinh đường ruột”.
Bảo vệ đường ruột khỏe mạnh
Theo nhà nhân chủng học Jeff Leach, có một trở ngại: “Không ai biết vi sinh nào tốt cho mình”. Có bảng câu hỏi về thói quen và cách sống: Bạn có vật cưng nào, mới đây có dùng kháng sinh hay không, ăn uống gì trong vài ngày qua,... Bạn hãy liệt kê cách sống, cách ăn uống của bạn và so sánh với người khác.
Hãy lưu ý nhà sản xuất về kháng sinh và tiền kháng sinh. TS Knight nói: “Chúng ta không thể thay đổi hệ gen của mình, chúng ta thừa kế từ cha mẹ. Nhưng chúng ta vẫn có thể thay đổi vùng vi sinh của mình”.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Reader’s Digest)
|