|
Đức Thánh Cha Phanxicô: Vị Giáo Hoàng Bình Thường Dị Biệt
|
|
Thứ Bảy, Ngày 26 tháng 10-2013
|
Đức Thánh Cha Phanxicô: Vị Giáo Hoàng Bình Thường Dị Biệt. Đức Thánh Cha Phanxicô với cuộc Phỏng Vấn trên chuyến bay từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Ba Tây về Rôma Chúa Nhật 28/7/2013 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/holy_father/francesco/speeches/2013/july/documents/papa-francesco_20130728_gmg-conferenza-stampa_en.html (tiếp và hết) 26- Sergio Rubín (Á Căn Đình) Con có 2 điều với Đức Thánh Cha. Điều thứ nhất đó là vấn đề Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rất nhiều đến việc chặn đứng tình trạng mất mát tín hữu. Ở Ba Tây Đức Thánh Cha đã tỏ ra rất mạnh mẽ. Đức Thánh Cha có hy vọng rằng chuyến đi này sẽ góp phần vào việc dân chúng trở lại với Giáo Hội hay chăng, vào việc họ cảm thấy gần gũi với Giáo Hội hay chăng? Và câu hỏi thứ hai, có tính cách bình thường hơn, đó là Đức Thánh Cha yêu mến Á Căn Đình và ấp ủ Buenos Aires trong lòng mình. Nhân dân Á Căn Đình đang thắc mắc là Đức Thánh Cha có cảm thấy mất mát Buenos Aires nhiều chăng, khi đi xe buýt, khi bách bộ qua các đường phố? Xin đa tạ Đức Thánh Cha. ĐTC Phanxicô: Tôi nghĩ rằng một chuyến viếng thăm của Giáo Hoàng bao giờ cũng có ích. Tôi tin chuyến viếng thăm này sẽ giúp ích cho Ba Tây, không phải chỉ vì sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng mà vì những gì đã xẩy ra trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, vì cách thức giới trẻ cổ võ nhau và thành phần giới trẻ này sẽ thực hiện những gì là tốt lành cao cả, và có thể họ sẽ có thể giúp nhiều cho Giáo Hội. Còn thành phần tín hữu lìa bỏ Giáo Hội, nhiều người không cảm thấy hạnh phúc vì họ biết họ thuộc về Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng điều ấy sẽ rất tích cực, chẳng những cho chuyến đi, nhưng trên hết cho toàn bộ biến cố. Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một biến cố kỳ diệu. Đúng thế, có nhũng lúc tôi thật sự là mất mát Buenos Aires và tôi cảm thấy thế. Nhưng tôi vẫn thanh thản về nó. Tôi tin rằng bạn Sergio biết tôi hơn ai hết nên bạn có thể trả lời cho câu hỏi này, bằng cuốn sách bạn đã viết! 27- Alexey Bukalov (tường trình viên Nga) Kính chào Đức Thánh Cha buổi tối. Kính thưa Đức Thánh Cha, trở về với vấn đề đại kết: hôm nay, Chính Thống Giáo đang cử hành 1,025 năm Kitô giáo, và đang diễn ra nhiều lễ hộio tại nhiều thành phố chính. Con rất biết ơn nếu Đức Thánh Cha cho biết nhận định của Đức Thánh Cha về vấn đề này. Con xin cám ơn Đức Thánh Cha. ĐTC Phanxicô: Ở các Giáo Hội Chính Thống họ vẫn giữ được phụng vụ tinh nguyên thật là đẹp đẽ. Chúng ta đã một số cảm thức về việc tôn thờ. Chính Thống Giáo đã giữ được nó; họ chúc tụng Thiên Chúa, họ tôn thờ Thiên Chúa, họ xướng hát, thời gian không thành vấn đề. Thiên Chúa ở tâm điểm, và tôi xin nói rằng, vì bạn đã hỏi tôi câu này, đó là một thứ phong phú. Có lần, nói về Giáo Hội Tây Phương, về Tây Âu, nhất là Giáo Hội cổ, họ nói cho tôi nghe câu này: Lux ex oriente, ex occidente luxus - Ánh sáng xuất phát từ Đông phương, xa hoa xuất phát từ Tây phương. Chủ nghĩa hưởng thụ, tiện nghi thoải mái là những gì gây tổn hại thế đó. Trái lại, bạn giữ được vẻ đẹp của Thiên Chúa nơi tâm điểm, nơi điểm qui chiếu.Khi đọc Dostoevsky - tôi tin rằng đối với tất cả mọi người chúng ta thì ông là một tác giả chúng ta cần phải đọc đi đọc lại bởi sự khôn ngoan của ông - người ta cảm thấy đâu là hồn sống của người Nga, đâu là hồn sống của đông phương. Nó là một cái gì đó làm cho chúng ta cảm thấy thật tốt đẹp. Chúng tôi cần đến cái canh tân này, luồng khí tươi mới này từ Đông Phương, ánh sáng này từ Đông Phương. Đức Gioan Phaolô II đã viết về điều này trong Bức Thư của ngài. Thế nhưng nhiều lần cái xa hoa của Tây Phương làm cho chúng ta lạc mất chân trời ấy. Tôi không biết như thế nào, nhưng những điều ấy là ý nghĩ đã đến với tôi. Xin cám ơn bạn. 28- Valentina Alazraki (Mễ Tây Cơ) Tâu Đức Thánh Cha, xin cám ơn Đức Thánh Cha về việc Đức Thánh Cha đã giữ lời hứa để trả lời cho chúng con những câu hỏi vào chuyến trở về này... ĐTC Phanxicô: Tôi đã làm cho các bạn bị trễ mất bữa tối mất rồi... 29- Valentina Alazraki Thưa không sao đâu ạ... Câu hỏi đối với tất cả mọi người Mễ Tây Cơ đó là khi nào thì Đức Thánh Cha đến thăm Guadalupe?... Thế nhưng đây là vấn đề của người Mễ Tây Cơ.... Của Con nữa: Đức Thánh Cha sẽ phong thánh cho hai vị Đại Giáo Hoàng là Gioan XXIII và Gioan Phaolô II. Con xin được biết rằng theo Đức Thánh Cha thì đâu là mô phạm thánh đức từ hai vị và đâu là tầm ảnh hưởng của nhị vị Giáo Hoàng này đã tác dụng trên Giáo Hội cũng như trên Đức Thánh Cha? ĐTC Phanxicô: Đức Gioan XXIII hơi giống hình ảnh của vị linh mục miền quê - country priest, vị linh mục yêu thích tất cả mọi tín hữu, vị biết cách chăm sóc cho tín hữu và ngài đã làm như thế với tư cách là một Giám Mục và là Vị Khâm Sứ. Biết bao nhiêu là chứng chỉ rửa tội được ngài tạo ra ở Thổ Nhĩ Kỳ để cứu những người Do Thái! Ngài là một vị linh mục can trường, tốt lành, đầy tính chất vui tươi và rất thánh thiện. Khi ngài còn làm Khâm Sứ, một số vị đã không ủng hộ ngài ở Vatican, và khi ngài về Vatican để chuyển một cái gì đó hay đển hỏi han thì một số văn phòng đã bắt ngài phải chờ đợi. Tuy nhiên ngài không bao giờ than phiền: ngài cầu Kinh Mân Côi, đọc sách nguyện. Ngài hiền lành và khiêm tốn, và ngài luôn quan tâm đến người nghèo. Khi Đức Hồng Y Casaroli hoàn thành sứ vụ trở về - tôi nghĩ rằng từ Hung Gia Lợi hay từ nơi bấy giờ được gọi là Czechoslovakia, tôi không nhớ là ở đâu - thì vị Hồng Y này đã đến với Đức Giáo Hoàng Gioan mà nói với ngài về việc diễn tiến của sứ vụ trong giai đoạn vấn đề đối thoại về "những bước nho nhỏ". Và vị Giáo Hoàng và Đức Hồng Y Casaroli đã gặp nhau - 20 ngày sau Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII qua đời - và khi vị Hồng Y này rời bước thì vị Giáo Hoàng đã chặn lại mà nói: "Này Đức Hồng Y - chưa, bấy giờ ngài chưa làm hồng y - này Đức Giám Mục, tôi có một câu hỏi nhé: huynh vẫn sẽ còn gặp gỡ thành phần giới trẻ không?" Ngài hỏi thế là vì Đức Hồng Y Casaroli đã đến nhà tù thanh thiếu niên ở Casal del Marmo và viếng thăm giới trẻ ở đó. Đức Hồng Y Casaroli thưa: "Thưa có, thưa có!". "Đừng bao giờ bỏ rơi họ nhé". Vấn đề này nói với một vị ngoại giao, vị trở về từ một sứ vụ ngoại giao, một chuến đi rất quan trọng, mà Đức Gioan XXIII lại nói: "Đừng bao giờ bỏ rơi giới trẻ". Ngài cao cả biết bao, cao cả biết mấy! Thế rồi ngài cũng là một con người của Công Đồng nữa: ngài là một con người dễ dậy trước tiếng nói của Thiên Chúa, một tiếng nói vang lên nơi ngài bởi Thánh Linh, và ngài đã dễ dậy với vị Thần Linh này. Đức Piô XII đã nghĩ đến vấn đề triệu tập một Công Đồng thế nhưng hoàn cảnh bấy giờ chưa chín mùi. Tôi tin rằng Đức Gioan XXIII không nghĩ về hoàn cảnh: ngài cảm nhận và tác hành, thế thôi. Ngài là một con người để Chúa dẫn dắt. Về Đức Gioan Phaolô II, tôi xó thể nói ngài là "vị đại thừa sai của Giáo Hội": ngài là một nhà truyền giáo, một con người đã mang Phúc Âm đến khắp mọi nơi, như bạn biết rõ hơn tôi nữa. Biết bao nhiêu là chuyến tông du ngài đã thực hiện? Thế mà ngài đã lên đường! Ngài đã cảm thấy ngọn lửa nung nấu loan truyền lời Chúa. Ngài giống như Thánh Phaolô, giống Thánh Phaolô, ngài là một con người như vậy; đối với tôi đó là những gì cao cả. Và việc phong thánh cho cả vị với nhau theo tôi sẽ là một sứ điệp cho Giáo Hội: hai vị này tuyệt vời, cả hai. Án phong thánh của Đức Phaolô VI cũng đang tiến hành. Một điều nữa mà tôi nghĩ rằng tôi đã nói đến rồi, nhưng t6i không biết rằng tôi đã nói ra ở đây hay ở đâu đó - đó là ngày phong thánh. Một ngày được cứu xét là mùng 8/12 năm nay, nhưng có vấn đề lớn; những ai từ Balan sẽ sang tham dự thì có một số có thể đài thọ máy bay, còn thành phần nghèo phải đi bằng xe buýt và đường xá lại trơn trượt vào tháng 12, bởi thế tôi nghĩ rằng ngày này cần phải xét lại. Tôi đã nói chuyện với Đức Hồng Y Dziwisz và ngài đã đề nghị với tôi hai khả dĩ, một là vào Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua năm nay hai là vào Chúa Nhật lễ Lòng Thương Xót Chúa năm tới. Tôi nghĩ rằng còn quá ít giờ cho Lễ Chúa Kitô Vua năm nay, vì Mật Nghị Hồng Y sẽ vào ngày 30/9 và cuối tháng 10 thì quá sớm. Tôi không biết. Tôi cần phải nói chuyện với Đức Hồng Y Amato về vấn đề này. Nhưng tôi không nghĩ là sẽ vào ngày 8/12. 30- Câu hỏi bộc phát: Thế như cả hai được phong thánh chung với nhau phải không ạ? Đức Thánh Cha Phanxicô: Vị Giáo Hoàng Bình Thường Dị Biệt. Đức Thánh Cha Phanxicô với cuộc Phỏng Vấn trên chuyến bay từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Ba Tây về Rôma Chúa Nhật 28/7/2013 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/holy_father/francesco/speeches/2013/july/documents/papa-francesco_20130728_gmg-conferenza-stampa_en.html (tiếp và hết) ĐTC Phanxicô: Đúng, cả hai với nhau. 31- Ilze Scamparini Con xin phép được đạt một vấn đề tế nhị, đó là có một hình ảnh khác đã từng được phổ biến khắp thế giới là hình ảnh về Đức Ông Ricca cùng với tin tức về đời tư của ngài. Kính thưa Đức Thánh Cha, con muốn biết Đức Thánh Cha có ý định ra sao về vấn đề này? Đức Thánh Cha đang đối đầu với vấn đề này ra sao và Đức Thánh Cha có ý định như thế nào trong việc đương đầu với tất cả vấn đề về việc vận động đồng nam tính? ĐTC Phanxicô: Về Đức Ông Ricca: tôi đã thực hiện những gì Giáo Luật đòi hỏi đó là vấn đề investigatio previa - điều tra trước khi bổ nhiệm. Cuộc điều tra này không khám phá thấy gì hết. Câu trả lời là như thế. Tuy nhiên, tôi muốn được nói thêm thế này, tôi thấy rằng nhiều lần trong Giáo Hội, ngoài trường hợp này ra và bao gồm cả trường hợp này, người ta tìm kiếm "các thứ tội lỗi xẩy ra từ thời còn trẻ" chẳng hạn để mà công khai hóa chúng. Chúng không phải là những tội ác phải không? Các tội ác là những gì khác, chẳng hạn việc lạm dụng tình dục vị thành niên là một tội ác. Không là những gì là tội lỗi. Thế nhưng, nếu chẳng may một người giáo dân, hay một vị linh mục, hoặc một chị nữ tu, sa ngã phạm tội rồi hoán cải thì Chúa tha thứ, và một khi Chúa tha thứ thì Ngài cũng quên đi, và điều này quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Khi chúng ta xưng thú tội lỗi của chúng ta và chúng ta thực lòng nói rằng "tôi đã phạm tội nơi điều này", thì Chúa quên nó rồi, nên chúng ta không có quyền không tha thứ, bởi vì, bằng không chúng ta có nguy cơ không được Chúa tha thứ cho chúng ta. Đó là một thứ nguy hiểm. Đâ này là vấn đề hệ trọng, đó là một khoa thần học về tội lỗi. Nhiều lần tôi nghĩ về Thánh Phêrô. Ngài đã phạm một trong những tội trầm trọng nhất, đó là tội ngài chối bỏ Chúa Kitô, ấy thế mà cho dù phạm tội như thế ngài vẫn làm Giáo Hoàng. Chúng ta cần phải suy nghĩ nhiều về điều này. Thế nhưng, trở lại với câu bạn hỏi một cách cụ thể. Tôi tin rằng khi bạn đối xứ với một con người như vậy, bạn cần phải phân biệt giữa sự kiện về một con người là đồng tính với sự kiện về một ai đó đang thực hiện một cuộc vận động, vì không phải tất cả mọi thứ vận động đều tốt cả. Việc vận động này không phải lạ một vận động tốt. Nếu một con người đồng tính có thiện chí muốn tìm kiếm Thiên Chúa thì tôi là ai mà dám phán xét họ chứ? Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo giải thích điều này một cách tuyệt vời rằng... xin đợi một chút, sách viết sao nhỉ... sách viết rằng: "không ai được loại trừ họ vì điều ấy, họ cần phải được hội nhập vào xã hội". Vấn đề này không phải là ở chỗ có khuynh hướng, không, chúng ta cần phải là anh chị em của nhau, có người này người kia. Vấn đề là ở chỗ thực hiện một cuộc vận động cho khuynh hướng này: một cuộc vận động của những người keo kiệt bủn xỉn, một cuộc vận động của các chính trị gia, một cuộc vận động của thành phần tam điểm, rất ư là nhiều thứ vận động. Đối với tôi, đó là một vấn đề còn lớn hơn thế nữa. Cám ơn bạn rất nhiều vì đã đặt ra vấn đề này. Xin cám ơn bạn nhiều. Father Lombardi Xin cám ơn Đức Thánh Cha. Tôi cảm thấy rằng chúng ta không thể thực hiện hơn những gì chúng ta đã làm. Chúng ta đã làm phiền Đức Thánh Cha quá lâu rồi, sau khi ngài đã nói rằng ngài cảm thấy hơi mệt. Giờ đây chúng ta mong rằng ngài có được một chút giờ nghỉ ngơi. ĐTC Phanxicô: Xin cám ơn các bạn. Chúc các bạn một chuyến đi tốt đẹp và nghỉ an. Goodnight. (hết)
|
|