MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Giáo Hội Một Bịnh Viện Lưu Động
Thứ Năm, Ngày 26 tháng 9-2013

GIÁO HỘI MỘT BỊNH VIỆN LƯU ĐỘNG

8- Các Giáo Hội trẻ trung và Các Giáo Hội cổ xưa
 
Vẫn tiếp tục vấn đề về Giáo Hội, tôi hỏi Đức Giáo Hoàng một câu hỏi liên quan đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới vừa qua. Đại biến cố này đã chiếu tỏa trên giới trẻ cũng như trên "những buồng phổi" thiêng liêng là các Giáo Hội Công Giáo mới được thành lập gần đây theo giòng lịch sử. Tôi đặt vấn đề: "Đâu là niềm hy vọng của Đức Giáo Hoàng xuất phát từ các Giáo Hội này đối với Giáo Hội hoàn vũ?"
 
Đức Giáo Hoàng trả lời: "Các Giáo Hội Công Giáo trẻ trung, trong khi tăng trưởng, đã khai triển một thứ tổng hợp đức tin, văn hóa và đời sống, và vì thế nó là một tổng hợp khác với thức tổng hợp được khai triển của các Giáo Hội cổ xưa. Đối với tôi, mối liên hệ giữa các Giáo Hội Công Giáo cổ xưa và các Giáo Hội trẻ trung thì giống như mối liên hệ giữa thành phần trẻ trung và lão niên trong xã hội. Họ đều xây dựng tương lai, giới trẻ xây dựng bằng sức mạnh của mình và giới già bằng sự khôn ngoan của mình. Dĩ nhiên bao giờ cũng có một số những nguy cơ nào đó. Các Giáo Hội trẻ trung dường như cảm thấy mình tự mãn; các Giáo Hội cổ xưa dường như muốn áp đặt trên các Giáo Hội trẻ trung các mẫu thức văn hóa của họ. Thế nhưng chúng ta cùng nhau xây dựng tương lai".
 
9- Giáo Hội như là một Bệnh Viện Lưu Động (Field Hospital)

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, khi tuyên bố từ nhiệm đã nói rằng thế giới hiện đại của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng và đang đối chọi với các vấn đề thật quan trọng cho đời sống đức tin. Để đương đầu với các vấn đề ấy đòi phải có sức mạnh thể xác cũng như linh hồn, ngài nói thế. Tôi đã hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng: "Giáo Hội đang cần gì nhất vào thời điểm lịch sử này đây? Chúng ta có cần canh tân cải cách hay chăng? Đâu là những ước muốn của Đức Giáo Hoàng về Giáo Hội trong những năm tới đây? Đâu là loại Giáo Hội Đức Giáo Hoàng mơ tưởng?"
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu bằng việc bày tỏ tấm lòng rất cảm mến và hết sức kính cẩn đối với vị tiền nhiệm của ngài: "Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã thực hiện một hành động thánh thiện, cao cả, khiêm tốn. Ngài là người của Thiên Chúa".
 
Đức Giáo Hoàng tiếp: "Tôi thấy một cách rõ ràng là điều mà Giáo Hội cần nhất hôm nay đây đó là khả năng chữa lành các vết thương và sưởi ấm lòng tín hữu; Giáo Hội cần gần gũi, sát cận. Tôi coi Giáo Hội như là một bệnh viện lưu động sau trận chiến. Thật là vô bổ khi hỏi một người bị thương rầm trọng xem họ có bị cao mỡ và về độ đường trong máu của họ hay chăng! Bạn cần phải chữa lành cho các vết thương của họ. Sau đó chúng ta mới nói đến bất cứ một cái gì khác. Hãy chữa lành các thương tích, hãy chữa lành các thương tích... Và bạn cần phải bắt đầu từ mặt đất trở lên.
 
"Đôi khi Giáo Hội khóa mình vào những điều nhỏ mọn, vào những qui luật ti tiểu. Điều quan trọng nhất đó là lời loan báo tiên khởi: Chúa Giêsu Kitô đã cứu bạn. Và các vị thừa tác viên của Giáo Hội trên hết cần phải là các thừa tác viên của tình thương. Chẳng hạn, vị giải tội bao giờ cũng nguy hiểm khi tỏ ra thái độ một là quá nghiêm ngặt hai là quá rộng rãi. Chẳng có cái thái độ nào trong hai thái độ này là thương xót hết, vì cả hai đều thật sự không có trách nhiệm đối với con người. Thành phần nghiêm ngặt phủi tay đầy cho giới luật. Vì thừa tác viên lỏng lẻo phủi tay thản nhiên nói: 'Nó không phải là tội' hay nói điều gì tương tự như vậy. Trong việc thi hành thừa tác mục vụ, chúng ta cần phải hỗ trợ con người, và chúng ta cần phải chữa lành thương tích cho họ.
 
"Chúng ta đang đối xử với dân Chúa ra sao? Tôi mơ tưởng đến một Giáo Hội như là một bà mẹ và là một nữ mục tử. Các thừa tác viên của Giáo Hội cần phải biết xót thương, cần phải tỏ ra trách nhiệm đối với con người và hỗ trợ họ như người Samaritanô nhân lành, người tẩy rửa, lau sạch và nâng dậy cận nhân của mình. Đó là Phúc Âm tinh tuyền. Thiên Chúa là Đấng cao cả hơn tội lỗi. Những thứ canh tân cải cách về cấu trúc và tổ chức là những gì thứ yếu - tức là đến sau. Cái canh tân cải cách đầu tiên cần phải là thái độ. Các thừa tác viên của Phúc Âm cần phải là người có thể sưởi ấm lòng người, là người bước đi với họ qua đêm đen, là người biết làm sao để có thể trao đổi đối thoại và chính mình đi vào màn đêm của con người của mình, đi vào bóng tối mà không bị lạc mất. Dân Chúa muốn các vị mục tử chứ không phải hàng giáo sĩ tác hành như thành phần quan lại hay các viên chức chính quyền. Đặc biệt là các vị giám mục cần phải có thể nhẫn nại nâng đỡ những phong trào của Thiên Chúa nơi thành phần dân của các vị, nhờ đó không ai bị loại trừ. Thế nhưng, các vị cũng cần phải có thể hỗ trợ đàn chiên để chúng có được một sự tinh khôn tìm thấy những đường lối mới mẻ.
 
"Thay vì chỉ là một thứ Giáo Hội đón nhận và nhận lãnh ở việc giữ cho cửa mở ra thì chúng ta cũng hãy cố gắng trở thành một Giáo Hội tìm các con đường mới, tức là có thể bước ra bên ngoài mình đến với những ai không dự lễ, với những ai buông bỏ hay dửng dưng. Những ai buông bỏ đôi khi làm thế vì những lý do mà nếu hiểu và thẩm định thích đáng, có thể dẫn dẫn đến chỗ quay trở về. Tuy nhiên điều này cần phải táo bạo và can đảm".
 
Tôi đề cập với Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng có những Kitô hữu sống trong tình trạng bất thường đối với Giáo Hội hay ở trong các trường hợp phức tạp cho thấy được những vết thương nhức nhối. Tôi đề cập tới thành phần ly dị rồi tái hôn, thành phần vợ chồng đồng tính cùng với các trường hợp khó khăn khác. Chúng ta có thể thực hiện thứ công việc mục vụ nào ở trong những trường hợp ấy? Đâu là các thứ dụng cụ chúng ta có thể sử dụng?
 
Đức Giáo Hoàng nói: "Chúng ta cần loan báo Phúc Âm ở mọi hang cùng ngỏ hẻm, rao giảng tin mừng Nước Trời và chữa lành hết mọi thứ bệnh nạn và thương tích, thậm chí bằng cả việc rao giảng của chúng ta.  Ở Buenos Aires tôi thường nhận được những bức thư từ thành phần đồng tính bị 'thương tích về xã hội', vì họ nói với tôi rằng họ cảm thấy như thể Giáo Hội luôn lên án họ. Thế nhưng, Giáo Hội không muốn làm điều ấy. Trong chuyến bay từ Rio de Janerio về tôi đã nói rằng nếu một người đồng tính có thiện tâm và tìm kiếm Thiên Chúa thì tôi không phải là người phán xét. Nói như thế là tôi nói những gì giáo lý viết. Tôn giáo có quyền bày tỏ ý nghĩ của mình trong việc phục vụ dân chúng, thế nhưng Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta có tự do: không thể nào can thiệp vào đời sống của người ta về phương diện thiêng liêng.
 
"Có lần một người hỏi tôi một cách khiêu khích rằng tôi có chuẩn nhận vấn đề đồng tính chăng. Tôi đã đáp lại bằng một câu hỏi khác rằng: 'hãy nói cho tôi biết khi Thiên Chúa nhìn vào một người đồng tính thì Ngài có yêu thương chấp nhận sự hiện hữu của con người này không, hay loại trừ và lên án con người ấy?' Chúng ta bao giờ cũng cần phải lưu ý tới con người. Đến đây chúng ta tiến vào mầu nhiệm con người. Trong cuộc đời, Thiên Chúa hỗ trợ con người, và chúng ta cần phải hỗ trợ họ, bắt đầu từ tình trạng của họ. Cần phải hỗ trợ họ bằng tình thương. Khi thực hiện như thế rồi thì Thánh Linh tác động vị linh mục nói lên điều hay lẽ phải. 
 
"Điều này cũng rất có lợi cho việc xưng tội như là một bí tích, ở chỗ thẩm định tùy trường hợp và nhận thức điều gì tốt nhất cho một người đang tìm kiếm Thiên Chúa và ân sủng. Tòa giải tội không phải là một căn phòng tra tấn mà là nơi cho tình thương của Chúa thúc đẩy chúng ta sống tốt hơn. Tôi cũng lưu ý tới trường hợp của một người đàn bà có một cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc trong quá khứ của mình và bà cũng đã phá thai một lần. Thế rồi người đàn bà này tái hôn, hiện nay đang sống hạnh phúc và có 5 người con. Việc phá thai trong quá khứ vẫn đè nặng trên lương tâm của bà và bà thành tâm hối hận về nó. Bà muốn tiến lên trong đời sống Kitô hữu của mình. Vị giải tội phải làm gì đây? 
 
"Chúng ta không thể chỉ nhấn mạnh đến các vấn đề liên hệ tới việc phá thai, hôn nhân đồng tính và việc sử dụng các phương pháp ngừa thai. Không thể thế được. Tôi không nói nhiều về những vấn đề này, và vì thế mà tôi đã bị trách móc. Thế nhưng, khi chúng ta nói về những vấn đề ấy, chúng ta cần phải nói về chúng trong một bối cảnh. Giáo huấn của Giáo Hội, về vấn đề này, rõ ràng và tôi là con của Giáo Hội, thế nhưng không cần phải lúc nào cũng nói về những vấn đề ấy.
 
"Những giáo huấn về tín lý và luân lý của Giáo Hội không phải tất cả đều tương đương nhau. Việc thừa tác mục vụ của Giáo Hội không thể nào bị ám ảnh bởi việc truyền đạt một đống rời rạc các thứ tín lý cần phải áp đặt một cách nhất trí. Việc loan báo theo kiểu cách truyền giáo tập trung vào những gì là thiết yếu, vào những điều cần thiết: đó cũng là những gì làm say mê và thu hút hơn nữa, những gì làm tâm can nóng lên như đã xẩy ra cho các môn đệ đi Emmau. Chúng ta cần phải tìm thấy một thứ quân bình mới; bằng không, ngay cả lâu đài luân lý của Giáo Hội có thể bị sụp đổ như một ngôi nhà của những lá bài, mất đi tính chất tươi mát và thơm tho của Phúc Âm. Việc đặt vấn đề về Phúc Âm cần phải giản dị hơn, sâu xa hơn, sáng tỏ hơn. Các hệ quả luân lý là những gì được rút tỉa từ chính việc đặt vấn đề Phúc Âm này.
 
"Tôi nói điều này cũng nghĩ đến cả việc giảng và nội dung của việc chúng ta giảng. Một bài giảng tuyệt vời, một bài giảng chân thực cần phải bắt đầu bằng việc công bố tiên khởi, bằng việc công bố ơn cứu độ. Không có gì vững chắc hơn, sâu xa hơn và bảo đảm hơn việc công bố này. Sau đó bạn cần phải thực hiện việc dạy giáo lý. Rồi bạn có thể rút tỉa ra một hệ quả luân lý nào đó. Thế nhưng, việc công bố tình yêu cứu độ của Thiên Chúa xuất phát trước những đòi hỏi về luân lý và đạo lý. Ngày nay, đôi khi cái thứ tự đảo ngược lại thịnh hành hơn. Bài giảng là tiêu chuẩn đo lường sự gần gũi và khả năng của vị mục tử trong việc gặp gỡ dân của ngài, vì những ai giảng dạy cần phải nhận biết tâm can của cộng đồng mình, và cần phải có thể thấy được ước muốn Thiên Chúa sống động và nhiệt thành ở chỗ nào. Bởi thế, sứ điệp của Phúc Âm không được biến thành một số khía cạnh cho dù thích đáng nhưng tự mình chúng không cho thấy tâm điểm của sứ điệp về Chúa Giêsu Kitô".
 
(còn tiếp)
 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tạp chí America của Dòng Tên

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Hình Ngày Bồn Mạng Ctds St Micea (9/28/2013)
Đức Thánh Cha Phanxico-thiên Chúa Ở Nơi Hết Mọi Cuộc Sống-13 (9/27/2013)
Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Dành Cho Giới Trẻ (9/27/2013)
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/9 - 26/9/2013 (9/27/2013)
Sống Đạo Mỗi Bình Mình (9/27/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Đtc Phanxico: 10- Tu Sĩ, Toà Thánh, Nữ Giới (9/26/2013)
5 Chiếc Bánh Và 2 Con Cá, (9/26/2013)
Giáo Hội Là Một Gia Đình Đại Dồng Hiệp Nhất Trong Khác Biệt (9/26/2013)
Sứ Điệp Đầu Tiên Của Đức Thánh Cha Phanxicô Nhân Ngày Di Dân Và Tị Nạn. (9/26/2013)
Học Cả Đời Cũng Chưa Chắc Làm Được? (9/26/2013)
Tin/Bài khác
Mưa Lớn Cộng Với Triều Cường Đã Gây Ra Một Trong Những Trận Lũ Lụt Tồi Tệ Nhất Ở Thành Phố Venice, Italy Trong Vài Năm Qua. (9/24/2013)
6- Kinh Nghiệm Trong Việc Quản Trị Giáo Hội (9/24/2013)
Nước Mỹ Là Số Một (9/24/2013)
Đức Thánh Cha Phanxicô Gặp Người Nghèo, Tù Nhân, Giới Văn Hóa Và Giới Trẻ Tại Cagliari, Sardegna (9/24/2013)
Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 Trả Lời Một Nhà Toán Học Vô Thần (9/24/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768