MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Công Lý Sáng Tỏ
Thứ Tư, Ngày 25 tháng 9-2013

CÔNG LÝ SÁNG TỎ

CN 26 C

Tin Mừng Luca thường được gọi là “Tin Mừng cho Người Nghèo”. Nhưng trong đó, có nhiều giáo huấn về nguy cơ của sự giàu có, về lòng ham mê của cải, về những cạm bẫy người giàu phải trực diện khi đáp lại tin mừng, nên Tin Mừng Luca cũng được gọi là “Tin Buồn cho Người Giàu”.

Dụ ngôn người phú hộ và Ladarô mô tả một bức tranh tương phản giàu nghèo.

Sống ở đời này, phú hộ dư ăn dư mặc, Ladarô nghèo nàn đói lả. Người phú hộ mặc toàn lụa là gấm vóc, Ladarô rách nát tả tơi. Phú hộ nhà cao cửa rộng, Ladarô lê lết bên cổng ăn xin. Phú hộ ngày ngày yến tiệc linh đình, Ladarô không có một chút bánh để ăn. Người sống chốn thiên đàng dương thế, kẻ chịu cảnh hoả ngục trần gian.

Cái chết đến và tất cả đều đảo ngược. Đời sau, Ladarô được đưa lên mây trời, phú hộ bị đày xuống vực thẳm. Ladarô được hưởng phúc thiên đàng, phú hộ phải trầm luân hoả ngục. Có một khoảng cách nghìn trùng giữa hai người mà bên này muốn qua bên kia không được và bên kia muốn qua bên này cũng không thể. Ladarô hạnh phúc trong cung lòng tổ phụ Abraham. Phú hộ chịu cực hình nài xin với Abraham “sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước nhỏ trên lưỡi con cho mát vì ở đây bị lửa thiêu đốt”. Khi chết, Ladarô đã tìm được những người bạn hữu : các thiên thần, Abraham tổ phụ những người có đức tin.  Ngược lại, phú hộ chẳng có bạn bè, chẳng có trạng sư biện hộ cho hoàn cảnh của ông ta : hỏa ngục, chính là nỗi cô đơn. Nhất là ông vĩnh viễn xa lìa Thiên Chúa, vì đã sống xa cách anh em. Ðây là một cực hình khủng khiếp nhất. Những đau khổ thể xác không thấm thía gì. Ông đã phải học lấy bài học về cuộc đời bằng chính kinh nghiệm mình. Một giá quá mắc !

Không có bức tranh nào diễn tả và nói lên tất cả sự thật toàn vẹn về công lý như dụ ngôn về ông phú hộ và người nghèo Ladarô hôm nay. Nếu biết trước công lý có một chiều kích lớn lao như thế này, chắc chắn ông phú hộ đã có thái độ và lối sống khác. Ông đã quan tâm chú ý tới nhu cầu của tha nhân, chứ không quanh quẩn tìm cách thỏa mãn chính mình. Sự thật đơn giản này chỉ được ông nhận ra khi nằm dưới âm phủ. Khác với ngày còn trên trần gian, dù có muốn, Ladarô cũng không có phương tiện và cơ hội giúp ông ấy nữa. Khoảng cách ngày xưa ông đã không vượt nổi, mặc dù rất ngắn, làm sao bây giờ ông lại có thể đòi Ladarô vượt một khoảng cách dài vô tận ?! Không phải vì Ladarô muốn trả thù ông. Nhưng công lý cần phải được thi hành. (Lm Đỗ  Văn Lực,O.P).

Trong khi Ladarô bơi lội trong đại dương tình yêu Thiên Chúa, thì người giàu thèm khát một giọt nước cũng không được thỏa mãn. Cảnh diễn lại y hệt ngày xưa Ladarô mơ ước có một mụn bánh từ bàn tiệc rớt xuống cũng không ai cho. Công lý đã sáng tỏ !

Ánh sáng công lý chiếu rọi vào cuộc đời. Công bình vượt qua cả việc thuần túy chia sẻ của cải vật chất. Dụ ngôn cho thấy điều đó. Nên nhớ, khi sống Ladarô phải ngồi ngoài cổng. Nhưng khi cả ông phú hộ và Ladarô đều chết, Thiên Chúa đã đem Ladarô vào bên trong.

Ladarô thời đại hôm nay là nạn nhân của những chế độ bất công. Chẳng lẽ phải đợi lên thiên đàng, người nghèo như Ladarô mới được đền bù ?

Thực ra, Chúa Giêsu muốn dùng dụ ngôn để tỏ bày thái độ cương quyết tuyên chiến với sự bất công. Lời Chúa đã làm cho con người bừng tỉnh trước chân lý cuộc đời. Ðức tin đã cho Kitô hữu thấy sự khôn ngoan đích thực không dựa trên của cải vật chất trần gian, nhưng cậy dựa vào Thiên Chúa. Lời Chúa cho thấy rõ ai dại ai khôn. Theo gương Ðức Kitô, Giáo hội cương quyết tranh đấu cho người nghèo chịu bất công.

Những ngày qua, đọc “Tuyên bố của Linh mục đoàn giáo phận Vinh”, những bài viết và các bức thư hiệp thông của các Đức Giám Mục với Giáo phận Vinh, mọi người thấy rõ ánh sáng công lý đang đẩy lui bóng tối gian dối. Đức Cha Nguyễn Thái Hợp trả lời phỏng vấn của VietCatholic, trong đó có đoạn: “ Đã có một thời người ta tôn vinh gian dối và cho đó là một phương pháp tuyên truyền hữu hiệu nhất, vì đinh ninh rằng: Cứ nói dối, cứ nói dối… cuối cùng vẫn còn lại cái gì. Từ Phát-xít Đức cho tới Staline, Mao Trạch Đông, Pol Pot cho đến hiện nay … một số nhà cầm quyền đã sử dụng nó như lợi khí tuyên truyền để đánh lận con đen. Trong quá khứ, xem ra một số lần họ đã đánh lừa được dư luận hay ít nhất gây hoang mang, sợ hãi và bêu xấu đối phương.Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với những công nghệ hiện đại đã giúp nhân loại dễ dàng lột mặt nạ những gian dối và lừa lọc này. Hơn nữa, nhân loại ngày càng đề cao mô hình nhà nước dân chủ, pháp quyền, tôn trọng sự thật, nhân phẩm nhân quyền, sự minh bạch và yêu ch
uộng công lý – hòa bình. Bạo lực, gian dối, lừa lọc, cả vú lấp miệng em … đang bị đẩy dần vào bóng tối”. Đọc bài trả lời của Đức Cha Phaolô, ai cũng thấy công lý đã sáng tỏ. Truyền thông một chiều của phía chính quyền chỉ còn là bàn tay giơ lên che ánh sáng mặt trời, truyền thông giả trá bị vạch mặt. Sự giả dối đang ngày càng lan rộng, hiện diện ở tất cả mọi lĩnh vực và phổ biến đến nỗi đã trở quen thuộc, khiến cho người ta có thói quen nghi ngờ mọi giá trị. Điều này tác động đặc biệt tiêu cực đối với thế hệ trẻ. Đó thực sự là một hiểm họa!

Thời gian này, các Giáo phận, các cộng đồng người Công giáo trong và ngoài nước đã gửi thư hiệp thông với Giáo phận Vinh. Giáo Hội Công Giáo là tiếng nói trung thực của công lý. Giáo Hội can đảm dấn thân bênh vực cho sự thật, cho sự sống, cho quyền con người.Thư hiệp thông của TGM Hà nội với Giám mục Vinh và Giáo phận Vinh;Thư hiệp thông với giáo phận Vinh của Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt; Thư hiệp thông với giáo phận Vinh của các Giám Mục giáo tỉnh Hà Nội; Tâm tình hiệp thông với giáo phận Vinh của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long;Giáo phận KonTum hiệp thông với Giáo phận Vinh và Giáo xứ Mỹ Yên;Thư hiệp thông của giáo phận Thanh Hóa với giáo phận Vinh; Thư hiệp thông và cầu nguyện cho Giáo phận Vinh của tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam; Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã đến thăm Giáo phận Vinh vào chiều 22/9/2013; Thư hiệp thông với giáo phận Vinh của Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thư hiệp thông với giáo phận Vinh của Liên đoàn
Cộng đồng Công giáo Việt Nam Úc Châu; Thư hiệp thông của CĐCGVN tại Anh Quốc hiệp thông với giáo phận Vinh;Thư Đức Tổng giám mục TGP Huế hiệp thông với GP Vinh…Tất cả đều hiệp thông với Giáo phận Vinh, đặc biệt với Giáo xứ Mỹ yên trong lời cầu nguyện và lời kinh Mân Côi hàng ngày. Đó chính là sức mạnh của công lý và sự thật.

Công đồng Vaticanô II khẳng định : “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (GS, Số 1). Giáo Hội Công Giáo lắng nghe những đòi hỏi của con người, của dân tộc, của xã hội mà mình dấn thân phục vụ. Khi chọn lựa đứng về phía người nghèo khổ, đau khổ, bất hạnh thì mặc nhiên cũng cho họ được quyền đòi hỏi Giáo Hội và các môn đệ Đức Kitô phải bênh vực, phải lên tiếng và phải hướng dẫn họ theo ánh sáng Tin Mừng để đạt được công lý, bác ái và hoà bình ở hiện tại này. Giáo Hội có trách nhiệm phải lên tiếng thay cho họ.

Những người yêu chuộng công lý và hòa bình cũng đã cảm thông chia sẻ với những đau thương của Giáo phận Vinh bằng những bài viết thể hiện tình hiệp thông sâu sắc, thể hiện khát vọng đấu tranh cho sự thật được sáng tỏ để bình an sớm được lập lại trên giáo xứ Mỹ Yên, để nhà cầm quyền không lạm quyền trong cách hành xử với nhân dân nhưng phải biết tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền và quyền tự do tôn giáo. Bởi cách quản trị chà đạp trên các quyền căn bản của con người là đầu mối gây ra những rạn nứt và đổ vỡ khối đại đoàn kết trong xã hội.

Hết thảy mọi người, không phân biệt lương dân hay giáo dân, đều mong muốn sống trong an bình, đoàn kết và hòa hợp. Một dân tộc bị xung đột và chia rẽ là một dân tộc đang lâm vào khủng hoảng và là mầm mống triệt tiêu sức mạnh. Trong trường kỳ lịch sử và trong hành trình văn hóa của dân tộc Việt đã chứng minh rõ điều đó.(GPVO). Lịch sử Giáo hội Công giáo đã ghi lại, nơi nào máu người công chính đổ ra để minh chứng cho công lý thì nơi ấy sẽ trổ sinh muôn vàn chồi công chính mới.

Hoà bình là kết quả của công lý, là tôn trọng phẩm giá con người. Hoà bình đích thực là kết quả của tình yêu. Bất cứ ai tha thiết với công lý, sự thật và tình thương đều có thể gặp được Thiên Chúa.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Biết Yêu Thương --- Suy Niệm Của Vinh Sơn Dương Văn Đức (9/26/2013)
Bạn Hữu Của Thiên Chúa – Pm. Cao Huy Hoàng (9/26/2013)
Bác Ái Bắt Đầu Từ Nhà Mình - Mccarthy (9/26/2013)
Liên Đới – Đtgm. Giuse Ngô Quang Kiệt (9/26/2013)
Hai Khuôn Mặt Trái Ngược Nhau (9/26/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Bạn Đã Yêu Mến Chúa? Ở Bậc Thang Nào? (9/25/2013)
Ai Là Người Sẽ Được Cứu Rỗi ? (9/25/2013)
Đừng “dửng Dưng” Và “vô Cảm” Như Thế! (9/25/2013)
Hai Khoảng Cách (9/25/2013)
Tin/Bài khác
Về Giá Trị Của Sự Cầu Nguyện (9/24/2013)
Quan Tâm Phục Vụ Người Bất Hạnh (9/24/2013)
Thế Giới Vô Cảm (9/24/2013)
Bác Ái Là Hiệp Thông & Chia Sẻ (9/24/2013)
Từ Chuyện Tình Của Mátthêu (9/24/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768