Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
6- Kinh Nghiệm Trong Việc Quản Trị Giáo Hội
|
|
Thứ Ba, Ngày 24 tháng 9-2013
|
6- Kinh Nghiệm trong Việc Quản Trị Giáo Hội Đâu là loại kinh nghiệm trong việc quản trị Giáo Hội, như là một bề trên Dòng Tên và sau đó như là một bề trên tỉnh Dòng Tên, đã giúp vào việc hoàn toàn hình thành một Cha Bergoglio? Kiểu cách quản trị của Dòng Tên bao gồm các quyết định do bề trên thực hiện, thế nhưng cũng được bàn thảo rộng rãi với các cố vấn viên chính yếu. Bởi vậy tôi đã hỏi: "Đức Giáo Hoàng có nghĩ rằng kinh nghiệm quản trị trước đây của mình có thể giúp mình trong việc quản trị Giáo Hội hoàn vũ hay chăng?" Sau một chút suy nghĩ, ngài đã trả lời thế này: "Thành thật mà nói, theo kinh nghiệm làm bề trên của mình ở Dòng Tên, không phải lúc nào tôi cũng tác hành như thế đâu - tức là tôi không luôn luôn thực hiện việc tham vấn cần thiết. Bởi thế mới không phải là một điều hay. Kiểu cách quản trị của tôi là một tu sĩ Dòng Tên lúc đầu đã vấp phải nhiều lầm lỗi. Đó là ở vào một thời điểm khó khăn đối với Hội Dòng này: cả một thế hệ tu sĩ Dòng Tên đã biến mất. Chính vì thế mà bản thân tôi trở thành bề trên giám tỉnh khi tôi còn quá trẻ. Bấy giờ tôi mới có 36 tuổi. Thật không thể tưởng tượng nổi. Tôi đã phải đương đầu với những trường hợp khó khăn, và tôi đã thực hiện những quyết định một cách đột xuất và một mình. Đúng thế, nhưng tôi cần phải nói thêm một điều nữa là khi tôi đã ủy thác cho ai một điều gì đó thì tôi hoàn toàn tin tưởng người đó. Họ cần phải phạm một lỗi lầm thật sự là lớn tôi mới khiển trách họ. Cho dù thế chăng nữa, dần dần người ta cũng chán ngán chủ nghĩa độc đoán. "Cách thức độc đoàn và nhanh chóng quyết định đã khiến vấp phải những lỗi lầm nghiêm trọng và bị cáo buộc là cực bảo thủ. Tôi đã trải qua một thời gian khủng hoảng nội tâm trầm trọng khi tôi ở Cordova. Thật ra tôi chưa bao giờ như Chân Phước Imelda (một người lên mặt đạo đức), thế nhưng tôi không bao giờ là một kẻ thuộc cánh hữu. Chính cách thức độc đoán của tôi trong việc quyết định đã gây nên các thứ rắc rối. "Tôi nói điều này theo kinh nghiệm sống của tôi và vì tôi muốn làm sáng tỏ đâu là những thứ nguy hiểm. Qua giòng thời gian tôi đã học được nhiều điều. Chúa đã để cho sự gia tăng về hiểu biết trong vấn đề quản trị qua các lỗi lầm và tội lỗi của tôi. Bởi vậy, khi làm Tổng Giám Mục ở Buenos Aires, tôi đã gặp gỡ 6 vị giám mục phụ tá hai tuần một lần, và mấy lần một năm với hội đồng linh mục. Các vị đặt ra những câu hỏi và chúng tôi cởi mở bàn luận. Điều này đã giúp tôi nhiều để thực hiện những quyết định tốt đẹp nhất. Thế nhưng, giờ đây tôi lại nghe thấy một s61 người nói với tôi rằng: 'Đừng có tham vấn nhiều quá mà hãy tự mình quyết định'. Tuy nhiên, tôi tin rằng vấn đề tham vấn rất quan trọng. "Các cuộc mật nghị hồng y, các thượng nghị giám mục thế giới chẳng hạn, là những nơi quan trọng để thực hiện việc tham vấn này thực sự và chủ động. Tuy nhiên, chúng ta cần phải bớt đi cái hình thức cứng đơ của chúng. Tôi không muốn những thứ tham vấn hời hợt mà là những thứ tham vấn thực sự. Nhóm tham vấn với 8 vị hồng y, nhóm cố vấn 'ngoài lề' này, không phải chỉ là quyết định của tôi, mà là xuất phát từ ý của các vị hồng y thực sự được bày tỏ trong các cuộc họp chung trước mật nghị hồng y bầu tân giáo hoàng. Và tôi muốn thấy rằng đây là một cuộc tham vấn thực sự chứ không phải theo hình thức". 7- Suy tư với Giáo Hội Tôi hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng đối với ngài thì đâu chính là ý nghĩa "nghĩ tưởng với Giáo Hội", một quan niệm được Thánh I Nhã viết trong vấn đề Linh Thao. Ngài đã trả lời bằng việc sử dụng hình ảnh. "Hình ảnh về Giáo Hội mà tôi thích đó là hình ảnh dân thánh tín trung của Thiên Chúa. Đó là định nghĩa tôi thường dùng, và hình ảnh này cũng có trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticanô II (đoạn 12). Việc thuộc về một dân tộc có một giá trị mãnh liệt về thần học. Trong lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã cứu một dân tộc. Căn tính không thể nào trọn vẹn nếu không thuộc về một dân nước. Không được được cứu độ một mình như là một cá nhân tách biệt, thế nhưng Thiên Chúa lôi kéo chúng ta khi nhìn vào cái mạng của các thứ liên hệ đang diễn ra trong cộng đồng nhân loại. Thiên Chúa tiến vào cái năng động này, vào việc tham phần trong cái mạng của những thứ liên hệ loài người. "Tự dân nước tạo nên một chủ thể. Và Giáo Hội là dân Thiên Chúa đang hành trình qua giòng lịch sử với cả những vui mừng lẫn buồn thương. Thế nên, nghĩ tưởng với Giáo Hội là cách thức tôi trở thành một phần của dân này. Và tất cả mọi tín hữu, được coi như là một tập thể, thì vô ngộ trong các vấn đề tin tưởng, và dân này cho thấy tính chất vô ngộ này nơi việc tin tưởng - infallibilitas in credendo, bằng một cảm thức siêu nhiên về đức tin của toàn thể dân tộc đang cùng nhau tiến bước. Đó là những gì ngày nay tôi hiểu như là việc 'nghĩ tưởng với Giáo Hội' là những gì Thánh I Nhã đã nói. Khi cuộc đối thoại giữa dân chúng và các vị giám mục và giáo hoàng theo đường lối này thì chân thực, thì được hỗ trợ bởi Thánh Linh. Bởi vậy mà việc nghĩ tưởng với Giáo Hội ấy không chỉ liên quan đến các thần học gia. "Đó là cách thức liên quan đến Mẹ Maria. Ở chỗ, nếu bạn muốn biết Mẹ là ai thì xin bạn hãy hỏi các thần học gia; nếu bạn muốn biết cách yêu mến Mẹ thì các bạn cần phải hỏi dân chúng. Phần mình, Mẹ Maria đã yêu mến Chúa Giêsu với con tim của dân chúng, như chúng ta đọc thấy trong Ca Vịnh Ngợi Khen. Bởi thế, chúng ta thậm chí không được cho rằng 'nghĩ tưởng với Giáo Hội' nghĩa là chỉ nghĩ tưởng với phẩm trật của Giáo Hội". Dừng lại một chút, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến điểm sau đây để tránh hiểu lầm: "Dĩ nhiên chúng ta cần phải rất cẩn thận đừng nghĩ rằng cái vô ngộ này của toàn thể tín hữu tôi đang nói đến theo Công đồng Chung Vaticanô II là một thứ hình thức của chủ nghĩa duy dân. Không; nó là kinh nghiệm của 'Mẹ Thánh Giáo Hội phẩm trật', như được Thánh I Nhã đặt cho, của Giáo Hội như dân Chúa, chung các mục tử và dân chúng. Giáo Hội là tổng thể dân Chúa. Đức Giáo Hoàng nói tiếp: "Tôi thấy được sự thánh thện của dân Chúa, sự thánh thiện hằng ngày này. Có một 'tầng lớp thánh đức giữa vời' mà tất cả chúng ta đều thuộc về, sự thánh đức được Malègue viết về". Đức Giáo Hoàng đề cập tới Joseph Malègne là một nhà văn Pháp quốc (1876-1940), đặc biệt đến tác phẩm ba cuốn chưa hoàn thành là Black Stones: The Middle Classes of Salvation - Những Viên Đá Đen: Những Tầng Lớp Cứu Độ Giữa Vời. Đức Giáo Hoàng tiếp tục: "Tôi thấy được sự thánh thiện nơi việc nhẫn nại của dân Chúa: nơi một người đàn bà đang nuôi dưỡng con cái, nơi một người đàn ông đang làm việc cho nhà có bánh ăn, nơi bệnh nhân, nơi các vị linh mục lão thành gặp rất nhiều đau thương nhưng nét mặt vẫn tươi cười phụng sự Chúa, nơi các nữ tu làm việc tận tụy và sống đời âm thầm thánh đức. Đối với tôi đó là sự thánh thiện chung. Tôi thường liên kết thánh thiện với sự nhẫn nại: chẳng những nhẫn nại như hypomoné (từ ngữ Hy Lạp trong Tân Ước), chấp nhận các biến cố và những hoàn cảnh trong đời thế nhưng vẫn liên tục tiến tới từng ngày. Đó là sự thánh thiện của Giáo Hội chiến đấu đã được Thánh I Nhã đề cập tới. Đó là sự thánh thiện nơi cha mẹ của tôi: cha tôi, mẹ tôi, bà Rosa của tôi là người rất yêu thương tôi. Trong cuốn kinh nguyện của mình, tôi còn giữ lời di chúc của bà Rosa nhắn nhủ tôi, và tôi thường đọc lại nó. Đối với tôi thì nó như là một lời cầu nguyện. Bà là một thánh nhân đã chịu khổ rất nhiều, cả về tinh thần, nhưng bao giờ cũng can đảm tiến bước. "Giáo Hội mà chúng ta cần phải nghĩ tưởng với là nhà của tất cả mọi người, không phải là một nguyện đường bé nhỏ có thể chứa chỉ được một nhóm nhỏ thành phần được tuyển lựa. Chúng ta không được biến cung lòng của Giáo Hội hoàn vũ thành một cái tổ bảo vệ bao che tính chất tầm thường của chúng ta. Và Giáo Hội là Mẹ; Giáo Hội sinh hoa kết trái. Cần phải thế. Bạn coi đó, khi tôi nhận thấy hành vi cử chỉ tiêu cực nơi các thừa tác viên của Giáo Hội hay nơi thành phần nam nữ sống đời tận hiến, trong đầu tôi chợt nghĩ rằng: 'Đó là một con người độc thân bất lợi' hay 'Đây là một kẻ không chồng'. Họ không phải là những người làm cha làm mẹ, ở chỗ họ không thể cống hiến sự sống thiêng liêng. Trái lại, chẳng hạn, khi tôi đọc về đời sống của các nhà thừa sai Dòng Don Bosco đến Patagonia, tôi đã đọc thấy một câu truyện tràn đầy sự sống, dồi dào hoa trái. "Một thí dụ khác mới xẩy ra mấy ngày gần đây mà tôi thấy báo chí chú ý đến, đó là cú điện thoại tôi gọi cho một thanh niên đã viết cho tôi một bức thư. Tôi đã gọi điện thoại cho anh ta vì bức thư ấy thật là tuyệt vời, thật là chân thành. Đối với tôi thì đó là một hành động có tính chất sáng tạo. Tôi nhận thấy anh ta là một con người trẻ đang vươn lên, anh ta thầy một người cha ở nơi tôi, và bức thư đã nói với người cha này về đời sống của anh ta. Người cha ấy không thể nói rằng 'tôi không cần'. Kiểu mang lại hoa trái này với tôi thật là tốt đẹp". (còn tiếp) Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tạp chí America của Dòng Tên
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|