Một
bà mẹ Trung Quốc sống ở Kyoto đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục
mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở Nhật Bản. Cô chia sẻ những điều
mình quan sát được.
Cô
viết: "Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu
giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng
không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo
Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".
1.
Cần rất nhiều túi để tới trường
Vào
một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với
các kích cỡ khác nhau:
Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống,
hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo
sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi
B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa
trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.
Thậm chí, một vài
trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của
mình.
Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên
rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho
rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải
là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu
giáo.
2. Bọn trẻ
xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
Đó
là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù
là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong
khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến
3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất
nhanh!
Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen
của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những
chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.
Hai ngày sau, giáo
viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị
có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ
nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.
Ngay lập tức, tôi nhận ra
rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói
tiếp: “...việc xách những chiếc túi chẳng hạn…”. Sau sự nhắc nhở tế
nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của
cháu.
Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói
quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó,
đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó
họ hỏi: ‘Tại sao?’
Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng
tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?
3.
Thay quần áo liên tục
Trường
mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi
bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi
một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một
lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự
là rất phiền phức.
Khi
ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi
thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song
tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và
không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo
này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập.
Thông qua những gì
mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng
ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được
thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3
tuổi.
4. Mặc
quần soóc vào mùa đông
“Trẻ con Nhật luôn
phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của
Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói
chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu
được lạnh.
Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt
đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện
với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất
nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm
mà!”
Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng
chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.
5. Chưa
đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao
“Tất cả những lớp
học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu,
Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số
những ‘chị cả’ - lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở
lớp học Hoa Đào.
Những ‘bông hoa đào’ chưa đầy 1 tuổi này không chỉ
được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như
những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa
trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương
chúng.
6. Những
đội bóng đá nữ
“Khi
bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài
học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng
học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả
ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận
động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác.
Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé
khỏe khoắn và dũng cảm hơn.
Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản,
sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ
khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều.
Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất
yếu.
Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé
sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một
chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi
xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa
từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá
hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề
hấn gì.
7.
Hệ thống giáo dục có tính hòa nhập
Khi còn ở Trung
Quốc, tôi chỉ nhìn thấy lớp mẫu giáo của Tiantian một vài lần. Mỗi lớp đều có
một phòng học riêng, song ở Nhật Bản thì không phải vậy. Trước 9h30 sáng và
sau 3h30 chiều, cả trường đều chơi cùng nhau. Trong sân, những đứa trẻ lớn cầm
tay những đứa trẻ nhỏ, những đứa nhỏ đuổi theo những đứa lớn. Chúng chơi đùa
rất vui vẻ, như thể anh chị em ruột. Ví dụ như cách đây vài ngày, trong
nhóm của Tiantian và một nhóm khác, sau khi biểu diễn tiết mục của chúng, bọn
trẻ đã nói những điều làm cho tất cả các bậc phụ huynh đều phải bật khóc:
"Nhóm của con hôm nay rất vui bởi vì những em lớp dưới đã biểu diễn rất tốt.
Đây là nhóm cuối cùng của bọn con. Khi bọn con bắt đầu học tiểu học, chắc chắn
bọn con sẽ nhớ những người bạn này và trường của chúng
con".
8. Dạy
cách "mỉm cười" và nói "cảm ơn"
Trong những trường
mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn
trẻ. Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng
một lần. Trong kế hoạch giáo dục của của nhà trường cũng không hề có những môn
học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả
Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt
băng hay bơi lội. Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ
đoán được câu trả lời: "Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!" Ở
Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng,
mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười'. Một cô gái luôn mỉm cười là cô
gái xinh đẹp nhất. Họ còn dạy những gì nữa? Họ dạy chúng nói ‘cảm ơn'. Có
những điều được chú trọng trong nền giáo dục của Nhật song lại không được quan
tâm nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi nhận thấy rằng Tiantian đã
có những tiến bộ về các môn như âm nhạc, nghệ thuật và đọc. Sự tiến bộ này là
nhờ phương pháp giáo dục toàn diện.
9. Số
lượng các hoạt động
Nhìn vào lịch thì
có thể biết những ngày tôi phải chuẩn bị bữa trưa cho Tiantian. Đây là những
ngày con bé có những buổi dã ngoại. Tôi không thể đếm được con bé đã leo núi
mấy lần, được đi thăm bao nhiêu hồ nước, được đi tham quan và nhìn thấy bao
nhiêu động vật và cây cối. Ngoài ra, Tiantian còn tham gia làm bánh, tới những
ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội
được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển
lãm... Chỉ có thể nói rằng có rất nhiều các hoạt động trong trường mầm non
Nhật Bản.
10. Tổ
chức tất cả các ngày lễ
"Điều này cũng
thực sự làm tôi ngạc nhiên. Giống như tôi đã nói ở trên, các trường mầm non
của Nhật Bản tổ chức tất cả các ngày lễ truyền thống của họ: Ngày Con Gái,
Ngày Con Trai, Lễ hội Ma đói... Không chỉ có vậy, họ còn tổ chức ngày Renri
(đêm thứ 7 của năm mới theo lịch âm) và ngày Qixi. Có buổi học, Tiantian trở
về nhà và nói với tôi rằng: "Hôm nay, cô giáo hỏi con người Trung Quốc tổ chức
những ngày lễ này như thế nào và con đã nói rằng con không biết". Thật là xấu
hổ! Chính tôi cũng không biết câu trả lời!
11. Năng
lực của giáo viên"
Trong một lớp học
ở Nhật, có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có 1 giáo viên. Ban đầu, tôi đã băn
khoăn về điều này. Nếu cô giáo có thể để mắt được tới tất cả bọn trẻ thì quả
thực cô ấy rất giỏi. Sau đó, tôi nhận ra rằng mình đã đánh giá thấp những giáo
viên mầm non nơi đây. Chỉ với một giáo viên, những tác phẩm của 30 đứa trẻ,
chỉ huy một đội trống (rất chuyên nghiệp), việc học nghệ thuật, âm nhạc, học
đọc, ngày sinh nhật của chúng, những nhóm mà chúng tham gia và các ngày
hội thể thao...tất cả đều được sắp xếp một cách ngăn nắp và cẩn thận. Hãy nhìn
cô giáo xem, cô ấy luôn bình tĩnh và thoải mái. Và cô ấy đã khoảng 50 tuổi rồi
đấy! Tôi rất khâm phục cô ấy!
"12. Sự
ảnh hưởng của Phật giáo"
Có
lẽ Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kì thành phố nào của
Nhật Bản. Nó có một không khí linh thiêng. Hàng tuần, Tiantian đều được
đưa tới các đền chùa. Trong lễ hội quan trọng nhất, con bé phải quỳ trước Phật
và có những hoạt động vào ngày sinh của Phật cũng như ngày Nirvana. Hôm qua,
Tiantian đã tới đền Nishi Honganji để xin một điều ước. Con bé được đại diện
cho cả lớp dâng lên Phật những bông hoa. Tôi đã hỏi xem nó ước điều gì và con
bé nói rằng: "Con ước rằng con sẽ luôn tin tưởng vào Đức Phật, luôn đối xử với
mọi người bằng tấm lòng biết ơn và luôn quan tâm tới những gì người khác
nói".