MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Diễn Nghĩa Một Bài Phúc Âm
Thứ Hai, Ngày 10 tháng 6-2013

DIỄN NGHĨA MỘT BÀI PHÚC ÂM

DAY DỨT - TIẾC NUỐI – SUY TƯ - ƯỚC AO.

Suốt ngày hôm nay, theo dõi ba thánh lễ và các giờ “Catholic Hour” trên mấy kênh truyền hình tiếng Việt ở Mỹ và thánh lễ cho cộng đồng người Việt nơi tôi sinh hoạt, tôi lắng nghe bài giảng của các linh mục về bài Tin Mừng “Bà Goá Thành Naim” và nhận thấy một điều : các ngài đều khai thác khía cạnh phục sinh, sự sống, quyền năng của Chúa Giêsu. Tôi thấy các ngài không có sai sót nào trong diễn nghĩa: bố cục chặt chẽ, lý luận vững chắc. Nhưng sao tôi thấy buồn, buồn lắm! Bốn năm bài giảng đều giống nhau, có thể gọi được là “rập khuôn” (tiếng Anh dịch là : imitate servilely). Bỗng nhiên hiện ra trong tâm trí tôi hai thái độ của các linh mục, mà tôi nghe được qua các kênh truyền hình hoặc trực tiếp tại thánh đường Giáo Xứ:

1. THẤY BÀI TIN MỪNG QUÁ…DỄ, nghe,đọc quá nhiều lần, không cần tốn thời giờ dọn trước. Đây là thái độ coi thường Lời Chúa và Cộng Đoàn. Trong Thánh Lễ, hai Bàn Tiệc đều quan trọng. Và bổn phận Linh Mục Chủ Tế phải là một “đầu bếp” chế biến thức ăn,sao cho hợp khẩu vị chung của cộng đoàn và nhất là bổ dưỡng. Linh mục có trong tay những thực phẩm hảo hạng nhất (Lời Chúa), nhưng nếu không muốn chế biến thành món ngon, mà cứ để nguyên vậy, cho tất cả rau ria,thịt cá,….vào một nồi,đun nấu sơ sài và dọn lên, thì ai sẽ ăn những thứ ấy? Là giáo dân, chúng tôi cho rằng mình có quyền được các linh mục tôn trọng hơn, nghiêm túc hơn trong phục vụ,mà đỉnh cao là bài giảng lễ (homily), vốn là “địa hạt” chỉ dành cho các vị có chức thánh (linh mục,phó tế). Để dọn một bửa ăn ngày thường, một bà nội trợ tài giỏi đến mấy, cũng phải mất ít là nửa giờ. Nếu muốn dọn một bửa tiệc(nho nhỏ thôi), cũng phải bỏ ra ít là một tới hai giờ. VỚI BÀI GIẢNG LỄ “THƯỜNG”, linh mục phải dành ra ít là nửa giờ,đọc và suy gẫm, và tìm ra thực đơn,nấu nướng chuẩn bị cho Cộng Đoàn. VỚI BÀI GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT VÀ LỄ TRỌNG, ngài phải dành gấp đôi,gấp ba thời gian,để có thể dọn một Bàn Tiệc tương đối tươm tất. Vì một lý do nào đó, vị linh mục không thể dành thời giờ TỐI THIỂU như thế,để dọn bài giảng,thì tốt nhất là ĐỪNG GIẢNG LỄ, để khỏi MANG TỘI coi thường Lời Chúa và CÓ LỖI với giáo dân.

Tôi đã chứng kiến một linh mục trẻ, sau khi đọc Phúc Âm (ngày lễ thường),đã nói với cộng đoàn: “Tôi thành thật xin lỗi Quý Ông Bà,Anh Chị Em. Hôm nay tôi xin đọc lại một lần nữa bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe. Tôi sẽ không giảng, vì tôi đã không dọn bài giảng kỹ càng. Lần nữa,thành thật xin lỗi”. Và ngài chậm rãi đọc lại đoạn Tin Mừng. Hôm đó, giáo dân chúng tôi thấy thấm thía Lời Chúa như chưa từng có và thấy mình được tôn trọng.

2. QUÁ DỄ DÃI VỚI BẢN THÂN, nôm na là lười biếng. Tôi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, khi viết bài “linh mục đạo văn”, nhưng cũng nhận vài ba thư phản đối. Nhưng hiện tượng “sao y bản chính” các bài giảng trên Internet là có thật. Thời đại công nghệ thông tin thay đổi đến chóng mặt nầy, một thời mà dưới hàng ghế giáo dân không còn bao nhiêu ông già bà lão lầm rầm đọc kinh,lần chuỗi suốt Thánh Lễ, nhịp nhàng đứng lên,quỳ xuống,mà hầu như không nghe,không biết những gì Chủ tế đọc,giảng. Thay vào đó là lớp trung niên và lớp trẻ trí thức, trong đó không thiếu những người vẫn truy cập các trang đạo, đọc rất nhiều và qua đó cũng nắm bắt được nhiều điều về Thánh Kinh, thần học, Giáo Hội. (Không ít trường hợp, họ bị các linh mục liệt vào số mgười “bất đồng quan điểm” với các ngài!). Nhưng dù khó chịu, dù muốn hay không, thì linh mục ngày nay phải chú trọng hơn nhiều về cư xử,về phát ngôn và nhất là về giảng dạy (đặc biệt là “giảng lễ”).

Trở lại Bài Tin Mừng Chúa Nhật X Thường Niên hôm nay, thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu cho anh thanh niên con một bà goá ở Naim sống lai (x. Lc 7,11 – 17).

Người ta gọi Phúc Âm của Thánh Sử Luca là “Phúc Âm Thời Thơ Ấu”. Thời thơ ấu, thời niên thiếu và thời trưởng thành của Chúa Giêsu gắn liền với những biến cố mà suốt đời Người không thể quên. Cho nên, khi đi vào thành Naim, gặp một đám tang và được biết người chết là một chàng thanh niên, con trai một của một bà goá. Đoàn người đông đảo đi theo, cũng đủ cho thấy họ yêu mến chàng thanh niên nầy, không phải vì tiền tài, mà hẳn là vì lòng hiếu thảo và sự đối xử đối với xóm giềng của anh ta. Phụ nữ Do Thái nói riêng và phụ nữ vùng Trung Đông nói chung,không làm việc kiếm tiền bên ngoài. Họ chỉ lo việc nội trơ và canh cửi. Chắc chắn bà goá đã rất vất vả,mặc cảm khi chồng qua đời. Nay “cây gậy” tuổi già goá bụa,là cậu con trai một,cũng bỏ bà ra đi. Ngoài đau khổ khôn xiết vì tình thương người mẹ, bà còn nhìn thấy một tương lai mù mịt, khi chỗ dựa duy nhất bị mất đi. Nếu là người Việt, hẳn không chỉ bà,mà ngay cả đám đông đi theo chia sẻ,cũng sẽ không ngần ngại nói to : “Ông Trời không có mắt!”.

Nhưng “Ông Trời” có mắt!

Chúa Giêsu không dừng được thương cảm trước cảnh chia ly đứt ruột xé gan nầy. Và Người đã can thiệp : Người chạm vào quan tài. Các đô tuỳ đứng lại, dù chưa hiểu Vị Khách Lạ nầy định làm gì. Và chúng ta đã nghe phần tiếp của trình thuật biến nước mắt thành nụ cười và lời tôn vinh Thiên Chúa.

Một phép lạ cho người chết sống lại không phải xa lạ gì với Chúa Giêsu! Nhưng ở lần nầy, phép lạ không mang ý nghĩa “siêu nhiên” (quyền năng Chúa, sự sống lại,vv…), mà nói lên khía cạnh NHÂN BẢN, NHÂN TÍNH, nói đúng hơn, khía cạnh TÌNH CẢM nơi con người Chúa Giêsu : Nhìn thấy Bà Goá Naim, Chúa Giêsu liên tưởng ngay đến Bà Goá Maria ở Nazaret, cô đơn,lủi thủi một mình. Đứa Con Trai Duy Nhất đã bỏ Bà “để ra đi,thi hành Thánh Ý Cha” (x. Lc 2). Cũng coi như đã …chết! Chắc chắn trong những tháng ngày rong ruổi giảng dạy, không ít lần dừng chân,mệt mỏi, trong những nơi vắng vẻ, Chúa Giêsu đã không ít lần “chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”. Vì thế, trước cảnh đau lòng và gợi nhớ nhung và khơi vết đau của chính Người, Chúa Giêsu đã tự nguyện làm phép lạ, không cần ai cầu xin, như để chuộc lại phần nào mặc cảm đã dứt áo,bỏ lại Mẹ Goá của Người. “Hỡi anh chàng trai trẻ, ta truyền cho anh hãy đứng dậy” (Lc 7,14). Ta với anh cũng giống nhau : con trai một của một bà goá. Ta đã lỗi bổn phận
phụng dưỡng Mẹ Ta. Ta không muốn mẹ anh mất đi một người con hiếu thảo và là chỗ dựa cho mẹ già của anh. Mẹ Ta sẽ hiểu Ta, khi Mẹ Ta nghe biết chuyện nầy. Anh hãy ghi nhớ và sống cho xứng LÒNG MẸ BAO LA.

Đây chỉ là một trong nhiều khía cạnh có thể “khai thác” từ đoạn Tin Mừng nầy. Ở Mỹ, bài Tin Mừng nằm giữa Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day) và Ngày Hiền Phụ (Father’s Day) : sẽ thích hợp biết bao, khi đem hình ảnh Chúa Giêsu là NGƯỜI THẬT (thương cảm,đồng cảm) và là THIÊN CHÚA THẬT (quyền năng, phép lạ). Không cần phải lập đi lập lại những ý tưởng quá quen thuộc, TRỪ PHI hoặc quá dễ dãi với bản thân,hoặc quá coi thường Lời Chúa và Cộng Đoàn. ƯỚC MƠ NHƯ VẬY CỦA MỘT GIÁO DÂN, CÓ LÀ QUÁ CAO XA CHĂNG?

Giuse Nguyễn-Thế-Bài
Giáo dân
 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chia Sẻ Trong Hôn Nhân (6/13/2013)
Cân Bằng Hôn Nhân (6/12/2013)
Giáo Hội Là Dân Thiên Chúa Có Luật Lệ Là Tình Yêu Thương Đại Đồng (6/12/2013)
Đức Thánh Cha Kêu Gọi Chống Nạn Bóc Lột Lao Động Trẻ Em (6/12/2013)
Nỗi Sợ Của Người Gia (6/12/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Làm Thế Nào Để Bài Giảng Sống Động Hơn? (6/10/2013)
Giúp Con Tự Tin Khi Làm Bài (6/10/2013)
Tin/Bài khác
Sự Lạc Quan Và Thiếu Niên (6/9/2013)
Khi Người Vô Thần Sám Hối (6/9/2013)
Con Lật Đật (6/8/2013)
Bài Trừ Nền Văn Hóa Phung Phí Gạt Bỏ Để Thăng Tiến Nền Văn Hóa Liên Đới Gặp Gỡ (6/7/2013)
Thế Giới Nhìn Từ Vatican Từ 31/05 - 06/06/2013 (6/7/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768