Mình Máu Chúa
Kitô – Lm. Phạm Thanh Liêm
Đức
Giêsu đã làm phép lạ
hoá bánh ra nhiều để thêm sức cho những
người đã theo và nghe Ngài giảng
dạy. Phép lạ hoá bánh ra nhiều,
là dấu chỉ của bí tích Thánh
Thể sau này.
Đức Giêsu như gương mẫu
Các tông đồ nhắc nhở Đức Giêsu: “xin Thầy cho dân chúng
về để họ tìm chỗ
trọ quanh đây và kiếm
thức ăn
vì ngày đã
tàn”. Dường như dân chúng ham mê nghe
Đức Giêsu giảng, và chính Đức Giêsu cũng rất thích giảng dạy dân chúng đến
quên cả thời gian.
Điều các
tông đồ có thể làm
được, là nhắc nhở Đức Giêsu về nhu cầu
thể lý của con người.
Và Đức Giêsu nói: “Anh
em hãy cho
họ ăn”. Cho dân chúng
ăn, đâu phải là nhiệm
vụ của các tông đồ,
và cũng vượt khả năng của chính các ông:
“chúng con chỉ có năm chiếc
bánh và hai
con cá”. Hãy bảo họ
ngồi thành nhóm khoảng năm mươi người. Và Đức Giêsu đã cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá,
ngước mắt lên trời, dâng lời tạ ơn rồi bẻ ra trao cho
các môn đệ,
để họ phân phát cho
dân chúng. Đức Giêsu không chỉ
quan tâm đến khát vọng thiêng liêng của dân chúng, nhưng
Ngài còn thông cảm và để ý đến cả nhu cầu thể
xác của con người nữa.
Đức
Giêsu: “cầm lấy, ngước mắt lên trời,
dâng lời tạ ơn…”. Những việc
bình thường hằng ngày, ngay cả như
“ăn uống”,
Đức Giêsu cũng vẫn làm với ý thức sâu xa về Thiên
Chúa. Và cũng chính
thói quen này giúp hai
môn đệ Emmau nhận ra Đức Giêsu. Đây là điều mỗi người cần học nơi Đức Giêsu: đối diện với thực tại, hướng lên Thiên Chúa, chúc
tụng và xin Ngài giúp
để biết phải làm gì và làm
như thế nào trong mọi
hoàn cảnh.
Đức Giêsu nuôi dưỡng con người bằng chính Mình Máu
Ngài
Đức
Giêsu trong đêm Ngài bị
bắt, Ngài cầm lấy bánh, dâng lời
chúc tụng tạ ơn, bẻ ra trao
cho các môn
đệ và nói: này là
mình thầy, hiến tế vì anh em.
Đức Giêsu đã bị trao nộp và bị giết
vì tội con người, Ngài trở nên của
ăn của
uống cho con người của mọi thời đại.
Ngày xưa dân Do Thái đi trong
hoang địa được nuôi bằng manna, người
thời Đức Giêsu được Ngài hoá bánh
ra nhiều để nuôi họ, còn ngày
nay Ngài nuôi con người bằng chính thịt máu Ngài. Con người
ngày nay còn hạnh phúc hơn cả con người ngày xưa và ngay
cả con người
thời Đức Giêsu nữa. Tuy vậy, mấy ai nhận ra
diễm phúc này?
Qua bí tích Thánh Thể,
con người nhận
ra tình yêu
vô cùng của
chính Đức Giêsu đối với con người. Ngài sẵn sàng trở thành của nuôi con người, để được
tan biến trong con người, để làm con người được thần hoá, được thông phần bản tính Thiên Chúa. Của
ăn vật chất con người dùng, trở thành thịt máu con người; còn bí tích
Thánh Thể con người dùng, làm con người được “trở nên thịt máu Đức Giêsu”, được “thánh hoá”, được
thần hoá, được trở nên con Thiên Chúa.
Dâng hiến chính mình
Đức
Giêsu đã dâng hiến chính mình cho
Thiên Chúa và cho con người
qua cái chết trên thập giá và được
thể hiện trước cách bí tích qua bí
tích Thánh Thể. Và qua điều này Ngài mời gọi con người của mọi thời đại trở nên giống
Ngài: yêu thương đến quên mình, đến
dâng hiến chính mình cho
con người.
Trong lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều
người đã anh dũng dâng
hiến chính mạng sống để làm chứng cho Chúa. Ở Việt Nam
đã có cả hơn một trăm ngàn người dám chết để làm chứng cho đức tin, cho Thiên Chúa. Các
thánh và chân phước tử đạo là nhân chứng
hùng hồn cho tình yêu
Thiên Chúa và con người.
Những
người dâng mình cho Chúa,
cũng là những dấu chỉ của tình yêu Thiên
Chúa và tình
yêu con người. Ơn gọi không khởi đầu với con người và cũng không
được kết
thúc bởi con người. Chính Thiên Chúa là
sáng kiến của mọi ơn gọi và đặc biệt của ơn gọi dâng hiến; cũng chính Thiên Chúa là
Đấng bảo vệ và phát
triển ơn gọi dâng hiến. Ơn gọi dâng
hiến là ơn gọi của tình yêu, yêu Chúa
và yêu người.
Tình yêu không triển
nở, sẽ bị chết. Mỗi người sống đời dâng hiến hãy luôn cầu xin, để tình yêu của
họ với Thiên Chúa và
con người luôn phát triển. “Xin Chúa làm
cho con yêu Chúa và yêu
con người”.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1. Bí tích và phép
lạ khác nhau như thế
nào?
2. Bạn
có năng lãnh nhận bí tích Thánh
Thể không? Tại sao?
3. Xin bạn chia sẻ tâm tình
và kinh nghiệm
thiêng liêng của bạn với Đức Giêsu nơi bí tích Thánh
Thể.
|