THIÊN CHÚA BA NGÔI --- Suy niệm của Lm. Phạm Thanh Liêm
Thời Cựu
Ước người
Do Thái nhận biết “Thiên Chúa là Đấng
duy nhất”
(Đnl.6, 4). Nhờ Đức Yêsu, Kitô hữu nhận biết Thiên Chúa là
“Ba Ngôi Vị”.
Con người nói về Thiên Chúa
Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối, ngôn từ con người không thể diễn tả hoàn toàn
được. Những hình ảnh diễn tả về Thiên Chúa Cha như một “ông già” râu dài
phúc hậu, hoặc “chim bồ câu” chỉ
Chúa Thánh Thần, là những hình ảnh biểu trưng. Cả những từ ngữ về Thiên Chúa, như
“Cha”, như “Con”, như
“Thánh Thần”, cũng là những
từ ngữ được dùng với nghĩa loại suy; nghĩa là, chúng chỉ diễn tả được phần nào về Thiên
Chúa. Thiên Chúa là Đấng
thiêng liêng vô hình, Ngài
không có hình ảnh như con người; Thiên Chúa là
Cha, nhưng không phải là cha hoàn toàn theo nghĩa con người vẫn thường dùng; Thiên Chúa là
Con nhưng cũng không phải là con như con người.
Theo con người,
cha luôn có trước con, nhưng không như vậy nơi Thiên Chúa Ba
Ngôi; nơi Thiên Chúa, Ba
Ngôi không ngôi vị nào
có trước ngôi vị nào;
tuy vậy Thiên Chúa vẫn
là Cha, là Lời, là Thánh
Thần; và cũng có thể
nói Thiên Chúa là Cha, là
Con, là Thánh Thần. Nơi con người, chỉ có một bản
tính người nhưng có nhiều
người khác nhau; nhưng không vậy nơi Thiên Chúa. Tuy một bản
tính Thiên Chúa, nhưng Ba Ngôi Thiên
Chúa không phải là ba
Chúa, mà chỉ là một
Thiên Chúa.
Trong Kinh Thánh,
không có từ ngữ “ba ngôi”. Từ
ngữ “ba ngôi” là từ
ngữ do các nhà thần học sáng tạo để diễn tả Thiên Chúa là
Đấng “nguồn”
của mọi sự, Đức Yêsu như Đấng
luôn kết hiệp với Thiên Chúa, đến
độ đồng
nhất với Thiên Chúa, và
được diễn
tả là “Thiên Chúa nhập
thể”, Thánh Thần như Đấng từ Cha và Con. Ba Ngôi
Thiên Chúa không phải là ba thực
tại (nếu là ba thực
tại, nghĩa là, ba Chúa),
nhưng chỉ là một thực
tại, và là ba ngôi
vị phân biệt rõ ràng:
Cha không phải là Con hoặc Thánh Thần, Con không phải là Cha hoặc Thánh Thần, Thánh Thần không phải là Cha và Con. Tuy vậy Ba
Ngôi là một
với nhau, là một trong
mọi sự, là một trong
bản tính, là một trong
ý muốn, là một trong quyền năng, là một trong
hiện hữu.
Thiên Chúa Đấng là nguyên uỷ mọi loài, là nguồn của tất cả, là “Cha”, là Thiên Chúa
Cha. Thiên
Chúa nơi Đức Yêsu, là Thiên Chúa
nhập thể, là “Con”, là ngôi
hai Thiên Chúa, là Lời
Thiên Chúa. Thánh Thần là Thiên Chúa
đang hiện diện nơi cung lòng con người,
hướng dẫn
con người trong mọi sự, dạy dỗ con người mọi điều, là Ngôi Ba Thiên
Chúa.
Thiên Chúa Đấng Siêu Việt, Đấng vượt trên tất cả, Đấng “ngự trên trời”, đang hiện diện trong cung lòng mỗi
người (Ga.14, 16.23). Ngay cả từ
ngữ “ngự trên trời”, cũng là cách
nói để chỉ Thiên Chúa là Đấng
siêu việt mà con người không thể thấu đáo được. Đức Yêsu
“lên trời ngự bên hữu
Thiên Chúa” nhưng Ngài đang “ở cùng anh em mọi
ngày cho đến tận thế”.
Ngôn từ
là phương tiện để diễn tả về Thiên Chúa, phaỉ cố gắng để hiểu, và xin ơn
Thánh Thần để hiểu Thiên Chúa hơn. Nói như vậy,
không phải là phủ nhận
giá trị của từ ngữ. Cũng phải dựa
vào từ ngữ để hiểu điều Kinh Thánh, Giáo
Hội, và các nhà thần
học muốn diễn tả.
Thiên Chúa Ba
Ngôi yêu thương chúng ta vô cùng
Giáo Hội đọc Cựu Ước trong niềm tin Thiên Chúa Ba Ngôi,
và hiểu Đức Khôn Ngoan đã hiện
diện với Thiên Chúa khi
Ngài tạo dựng vũ trụ. Đức Khôn Ngoan là Ngôi Lời
Thiên Chúa trước khi nhập thể. Đức Khôn Ngoan trước
khi nhập thể, vẫn ở nơi Thiên Chúa và đã
yêu mến con người.
Thánh Thần, Đấng ở nơi Thiên Chúa và
được sai tới với con người, sẽ dạy dỗ con người, sẽ dẫn con người tới sự thật trọn vẹn. “Mọi sự của Cha đều là của Thầy” nhưng Thánh Thần lại “lấy những gì của Thầy
mà loan báo cho anh em”,
như vậy nơi Ba Ngôi
tất cả là chung.
“Thiên Chúa
đã tuôn đổ tình yêu của Người
vào lòng chúng ta, nhờ
Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta”.
Thiên Chúa, Ba Ngôi
Thiên Chúa, yêu chúng ta
vô cùng.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1. Bạn có thường
ý thức Thiên Chúa luôn hiện
diện với bạn không? Ý thức Thiên Chúa hiện diện với bạn, bạn được gì?
2. Bạn hiểu thế nào khi
nói Thiên Chúa là Cha? Tương
quan của bạn với Ngài như thế
nào?
3. Bạn có cảm
nghiệm Thánh Thần gần gũi với
bạn không? Tại sao?
|