BA NGÔI THIÊN CHÚA, MỘT CỘNG ĐOÀN
HIỆP NHẤT YÊU THƯƠNG --- Suy niệm của Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái
Người ta kể
rằng: Thánh Augustin, một hôm đi bách
bộ dọc bờ biển Địa Trung Hải, vừa đi vừa suy nghĩ về
mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Bỗng
nhiên Thánh nhân gặp một em nhỏ
lấy vỏ sò múc nước
đổ vào một cái lỗ.
Đang còn ngạc nhiên về công việc
luống công vô ích này,
em bé đã
trả lời: việc em múc
hết nước biển đổ vào lỗ nhỏ,
còn dễ hơn điều mà Thánh nhân
suy nghĩ về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Rồi
em bé biến
đi.
Nhớ lại lớp giáo lý xa xưa,
ở đó, Chúa Ba Ngôi được
ví như một hình tam giác đều, có ba góc
bằng nhau. Hay chúng ta cũng
được nghe
so sánh Chúa Ba Ngôi với
nước ở ba thể: khí, lỏng và rắn...
Tuy nhiên, tất cả những lối so sánh ấy dường
như quá khô khan, vì không
phản ánh một cách trung thực và sống động
hình ảnh thật sự của Ba Ngôi
Thiên Chúa.
Cách đây vài năm, vào
ngày cuối của khoá học về Chúa Ba Ngôi,
cha giáo sư hỏi chúng tôi:
-
Bây giờ các anh
chị đã hiểu mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi
chưa?
Gần như cả lớp đồng thanh:
-
Thưa cha hiểu.
Cha bật cười:
-
Vậy thì các anh
chị giỏi hơn tôi rồi!
Dĩ nhiên, con người giới hạn của chúng ta không
thể hiểu thấu mầu nhiệm quá siêu vượt này, nhưng để sống, lại là điều
hoàn toàn có thể. Mầu
nhiệm Ba Ngôi chính là
hình ảnh rất thân quen, rất gần gũi
nếu nhìn Ba Ngôi dưới
khía cạnh tình yêu. Vâng, Ba Ngôi Thiên Chúa
chính là một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương. Tình yêu ấy đã không giữ lại cho mình,
nhưng đổ tràn vào trần
gian. Một tình yêu tràn
ngập vũ trụ khi Thiên
Chúa Cha dựng nên con người theo hình ảnh
của Ngài; là tình yêu
cứu độ, thứ tha qua cái chết nhục nhằn của Chúa Con chí thánh; là
tình yêu thánh hóa, đổi
mới trong Thánh Thần. Thánh Gioan đã
định nghĩa:
Thiên Chúa là tình yêu.
Một tình yêu chan hòa,
chia sẻ giữa Ba Ngôi:
Cha trao cho Con tất cả, Con dâng tất cả cho Cha, tình yêu khắng
khít giữa Cha-Con là Thánh Thần.
Tình yêu chân thực là tình yêu
hiến trao, không phải chỉ là trao
quà tặng hay cái gì đó
ở bên ngoài mình, nhưng là trao đi
điều quý nhất: "Thiên Chúa yêu thế
gian, đến nỗi tặng ban cả Con Một..."
Thiết nghĩ không có hình
ảnh nào diễn tả đẹp hơn mầu nhiệm Ba Ngôi cho
bằng hình ảnh một gia đình: vợ chồng yêu thương nhau và con cái
là kết tinh của tình yêu." Mình với ta tuy hai
mà một... Ta thương nhau quá nên hai
hóa ra thành
một". Dù là hai, bốn,
mười hoặc nhiều hơn đi nữa, nhưng gia đình, cộng đoàn chúng ta sẽ thực
sự phản ánh sự hiện
diện của Thiên Chúa Ba
Ngôi, nếu chúng ta chỉ
có một trái tim
để yêu thương, một niềm vui để chia sẻ, một nỗi buồn để cảm thông nâng đỡ,
một khát vọng nên thánh... Tiếc rằng ngày nay, nhiều gia đình, cộng đoàn đã không còn là
tổ ấm, nhưng biến thành nhà trọ:
khách đến rồi khách lại đi, chẳng cần biết những người thân yêu của mình
đang nghĩ gì, làm gì,
cần gì và sống như
thế nào! Đời sống gia đình nặng nề, khó thở
và tẻ nhạt, bởi vì nơi ấy
đã không còn tình yêu
nữa.
Chợt nhớ lại câu chuyện khá ngộ nghĩnh
xảy ra tại một cộng đoàn các sư huynh
ở Việt Nam. Cộng đoàn gồm ba vị, người
Việt mình thường quen gọi là các
"phe" (frère). Lần kia, một nhân
viên của sở bưu điện đem thư đến, vừa giao thư vừa lẩm bẩm: "Nhà có ba
người thì ba phe, sống
chó gì được!"
(chỉ là vì trên
bì thư, người gởi viết: Kính gởi phe M., phe H., phe B.). Thật là một
sự hiểu lầm tai hại!
Chúng ta sẽ mãi còn
xa lạ với mầu nhiệm Ba Ngôi, nếu chúng ta còn
xa lạ với tình yêu được bắt đầu ngay trong gia
đình, cộng đoàn. Gia đình, cộng đoàn chúng ta hãy trở
thành một bản nhạc du dương hòa điệu, trong đó mỗi
người là một nốt nhạc đã được Thiên Chúa đặt để. Xin đừng tự
ý thăng giáng, cũng đừng thay đổi vị trí, vai
trò của mình. Hãy sống đúng bổn phận Chúa trao, và
như thế, mọi việc chúng ta làm
đều bắt nguồn và quy hướng về tình yêu,
tình yêu của mầu nhiệm Ba Ngôi mà mỗi
ngày chúng ta lặp lại
nhiều lần khi làm dấu
thánh giá: Nhân danh Chúa
Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
(Sr Têrêsa, trích từ Vietcatholic)
|