Tác động của
Chúa Thánh Thần
Chúa Thánh Thần làm gì cho chúng ta? Đó là vấn đề
chúng ta cùng nhau tìm hiểu và chia sẻ trong một vài phút ngắn
ngủi này.
Đọc lại Phúc âm, chúng ta thấy
các môn đệ, mặc dù đã bước theo Chúa, mặc
dù đã được lắng nghe những lời khôn
ngoan Chúa dạy, mặc dù đã được nhìn thấy
những việc lạ lùng Chúa làm, thế nhưng các ông
cũng chẳng lĩnh hội được bao nhiêu và
đức tin cũng chưa bén thể rễ sâu trong cõi
lòng các ông.
Sở dĩ như vậy vì đầu
óc các ông còn u mê dốt nát và mang nặng tinh thần thế
gian. Thực
vậy, cũng như phần đông những người
Do Thái khác, các ông đang trông chờ, mong đợi một
đấng cứu thế trong lãnh vực chính trị và xã
hội.
Đấng ấy phải hùng mạnh
như Đavít với kỵ binh và cbiến mã rợp trời.
Đấng ấy phải khôn ngoan như
Salômon, khiến cho muôn dân nước phải nể phục.
Đấng ấy sẽ đến để giải thoát
họ khỏi ách nô lệ của đế quốc La Mã, dẫn
đưa dân tộc họ bước vào một thời
đại hoàng kim. Và lúc bấy giờ
các ông sẽ được làm lớn và giữ những chức
vụ quan trọng trong vương quốc của Ngài, cùng
với một cuộc sống nhiều đặc ân và bổng lộc, giàu sang và quyền thế,
theo kiểu “vinh thân phì gia”.
Chính vì thế, các ông thường tranh
cãi xem ai là người cao trọng nhất, đồng thời
các ông không thể nào chấp nhận được những
khổ đau và cái chết tủi nhục trên thập giá
mà Chúa Giêsu đã tiên báo.
Thế nhưng, sau khi Chúa Thánh Thần
hiện xuống, các ông đã đổi đời, đã thoát
xác, đã trở nên những con người mới, am hiều
và thông suốt về giáo lý của Chúa Giêsu, nhất
là về màu nhiệm thập giá, để rồi hôm nay,
ngày lễ Ngũ tuần, Phêrô thay mặt cho nhóm mười
hai đã lên tiếng rao giảng về chính những điều
trước đây ông đã không hiểu cũng như không
muốn hiểu.
Ngoài ra, Chúa Thánh Thần còn làm gì nữa?
Nhìn vào các tông đồ, chúng ta thấy
các ông không phải chỉ là những kẻ u mê và dốt
nát, mà còn là nhưng kẻ hèn nhát và sợ sệt. Phúc âm đã ghi lại như sau: Khi thấy
sóng gió nổi lên, các ông đã hoảng sợ đến cuống
cuồng, khiến Chúa Giêsu phải lên tiếng trách:
-
Hời
những kẻ hèn tin, tạo sao các con sợ hãi.
Sự sợ hãi này còn được biểu
lộ một cách rõ rệt hơn nữa trong cuộc
thương khó. Giuđa
đã bán Chúa với giá ba mươi đồng bạc, giá
bán một tên nô lệ, và chỉ bằng một phần
mười giá bán một chai thuốc thơm,
Mađalêna đã dùng để xức vào chân Chúa Giêsu. Phêrô
đã chối Chúa ba lần trong sân nhà thầy cả thượng
phẩm chỉ vì một câu hỏi vu vơ.
Còn các môn đệ khác đều đã bỏ Chúa mà chạy
trốn, ngoại trừ Gioan là đã theo
Chúa đến cùng và đã có mặt dưới chân cây thập
giá. Ngay cả sau khi Chúa đã sống lại,
các ông tụ họp với nhau trong phòng, mà cửa thì
đóng kín vì sợ người Do Thái.
Thế nhưng, dưới tác động
của Chúa Thánh Thần, các ông đã hoàn toàn đổi mới:
từ những kẻ hèn nhất và sợ sệt, các ông
đã trở nên những con người can đảm và
hăng say rao giảng Tin mừng.
Hơn thế nữa, các ông còn sẵn
sàng chấp nhận cái chết, cũng như đổ ra
cho đến giọt máu cuối cùng để làm chứng
cho tình yêu của Đức Kitô.
Thực vậy, trong số mười
hai tông đồ, thì đã có tới mười một ông
hy sinh mạng sống cho Tin mừng, chỉ trừ một
mình Gioan là đã chết già tại cộng đoàn Êphêsô mà
thôi.
Còn chúng ta thì sao?
Rất có thể lúc này chúng ta cũng
đang là những kẻ mê muội và dốt nát, chẳng
hiểu biết được bao nhiều về giáo lý của
Chúa.
Rất có thể lúc này chúng ta cũng
đang là những kẻ hèn nhát và sợ sệt, chúng ta sẵn
sàng bán Chúa và chối bỏ Ngài bất cứ ở đâu,
bất cứ lúc nào và bất cứ vì lý do gì.
Chính vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa
Thánh Thần ngự xuống trong tâm hồn, để biến
đổi chúng ta trở thành những con người mới
luôn hiểu và sống Tin mừng, cũng như luôn hăng
say phục vụ Chúa nơi những người anh
em bất hạnh và khổ đau.
|