Nên một
Khi cầu
nguyện cho các môn đệ tương lai điều quan
tâm chính của Người là sự hiệp nhất
giữa họ. Người cầu xin Chúa Cha:
“Để họ được nên một như chúng ta là
một”. Sự hiệp nhất không giống
như sự đồng phục. Đức
Giêsu chọn lựa các môn đệ với đủ
loại tính khí, phân cách, phong cách và tầng lớp xã hội
để gợi ý rằng Người đã tìm trong tính
đa dạng một sức sống lành mạnh.
Sự nên
một không thể được thực hiện trong
một cộng đoàn từ chối sự khác nhau.
Sự nên một được hoàn thành khi mọi thành viên
khác nhau và góp phần bằng những ơn gọi khác nhau,
nhưng tất cả đều được hiệp
nhất xung quanh một mục đích chung
bởi sự yêu thương nhau. Mỗi
người chúng ta phải được thanh luyện
khỏi nhu cầu chứng tỏ mình là tốt nhất.
Chúng ta phải mở rộng lòng mình với
những người khác và vui mừng tiếp đón
những ơn gọi của họ.
Chúng ta
được kêu gọi từ nhiều tình trạng khác
nhau để tạo thành một thân thể trong
Đức Kitô. Bằng sự vượt lên trên
những sự khác nhau đó, chúng ta trở thành nhân
chứng của Thiên Chúa, Đấng cho ánh sáng chiếu soi
trên những đường lối khác nhau. Người ta
kể lại một câu chuyện rằng ngày thứ ba
của công cuộc sáng thế, sau khi đã tạo ra cây
cối, Thiên Chúa đụng phải một vấn
đề bất ngờ. Những cây
tuyết tùng ở xứ Libăng dường như quá cao
đến nỗi chúng bị cám dỗ sinh ra lòng kiêu
ngạo. Và thế là Thiên Chúa quyết
định tạo ra chất sắt.
Các cây ấy lập
tức biết rằng đã có mối đe dọa và
bắt đầu khóc, vừa khóc chúng vừa nói: “Oâi
khổ thân chúng tôi, một ngày nào đó, chúng tôi sẽ
bị lưỡi rìu đốn ngã”. Nhưng Thiên Chúa đã
trấn an chúng; Người nói với
chúng: “Nếu không có cái cán, cây rìu chỉ là một cục
sắt. Mà cái cán rìu lại làm bằng gỗ, các
ngươi hãy cố sống trong bình an
và không phản bội nhau. Hãy sống hiệp
nhất và cái rìu sẽ không có quyền lực gì để
chống lại các ngươi”.
Đức Giêsu biết
rằng sự nên một hay hiệp nhất là sự
sống của cộng đoàn non trẻ (các môn
đệ). Nhưng phải có sự nên một trên nền
tảng yêu thương, và là kết quả của lòng trung
thành với giới răn yêu thương: “Anh em hãy yêu
thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Cộng
đoàn là một thách đố lớn. Tình
huynh đệ còn đi xa hơn sự tha thứ cho nhau.
Nó bao hàm sự liên đới, chia sẻ, tùy
thuộc, nhân hậu và niềm vui mừng trong hạnh phúc
của những người khác. Tính vị kỷ là
một tai họa đối với
một cộng đoàn: mỗi người yêu cầu
cộng đoàn quan tâm đến mình, nhưng không một
ai muốn quan tâm đến những người khác.
Đáng
buồn là qua bao thời đại, sự hiệp nhất
mà Đức Giêsu mong ước cho Giáo Hội của
Người đã bị rạn nứt nhiều lần.
Kết quả là ngày nay chúng ta không phải
chỉ có một mà có nhiều Giáo Hội Kitô giáo. Những chia rẽ giữa các Kitô hữu là
một cớ gây vấp ngã cho người ngoại giáo.
Tuy nhiên, điều thật sự gây vấp
ngã không phải là có nhiều tín ngưỡng và sự hành
đạo khác nhau của các Kitô hữu thuộc các giáo phái
khác nhau, nhưng là giữa họ, có sự thù địch
nhau. Chúng ta thấy sự thù địch
được đẩy nén cực độ trong bài
đọc sách Công vụ Tông đồ liên quan đến
việc giết chết Têphanô. Ở
đây chúng ta có những người trung kiên của
một tôn giáo (Do thái giáo) giết những người
của một tôn giáo khác nhau. Chúng ta không
nên ngồi chờ điều đó. Nhưng phải
chuẩn bị sẵn sàng cho sự qui tụ sắp
tới của mọi Kitô hữu.
|