Hiệp nhất
Mỗi người Kitô
hữu chúng ta vì đã được rửa tội, nên ai
cũng có trách nhiệm và trách nhiệm phải truyền
giáo, nghĩa là có bổn phận phải rao giảng về
Thiên Chúa, về Chúa Kitô và nước trời cho những
người khác. Trong việc thực thi
bổn phận ấy, sống hiệp nhất có một
sức mạnh rất đặc biệt. Vậy sự hiệp nhất đó, là sự
hiệp nhất nào? Sự hiệp
nhất ấy có giá trị đặc biệt như
thế nào trong việc truyền giáo? Và
người Kitô hữu chúng ta phải sống sự
hiệp nhất ra sao, để góp phần vào công việc
truyền giáo của Giáo Hội? Phụng
vụ lời Chúa qua bài Tin Mừng hôm nay sẽ trả
lời cho chúng ta những câu hỏi đó.
Trước khi từ
biệt trần gian, Chúa Giêsu đã cầu nguyện một
cách tha thiết với Chúa Cha cho các tông đồ và tất
cả những ai nhờ lời họ mà tin vào Chúa Kitô,
trong đó có chúng ta được ơn hiệp nhất:
“Con không chỉ cầu xin cho những người này
nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con
để tất cả nên một”.
Sự hiệp nhất
ở đây là một ân huệ của
Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã tha thiết cầu xin với Cha Ngài
cho chúng ta. Do đó hiệp nhất ở đây không thể
là giả tạo như sự hiệp nhất của hai
cây gậy buộc lại với nhau thành một; cũng
không như hai người bạn đi đường
cùng nhau, cùng mục đích, cùng mối lợi, nhưng là
nhắm lợi ích riêng của mình; càng không phải là
sự hiệp nhất rẻ tiền: cố nhịn nói,
cố tránh va chạm để người ngoài nhìn vào
không biết chúng ta đang chia rẽ. Trái
lại, đây là sự hiệp nhất trong tình yêu
thương của Thiên Chúa. Sự hiệp nhất
đó phải được như là sự hiệp
nhất giữa Thiên Chúa Ba Ngôi: “Như Cha ở trong Con,
như Con ở trong Cha”.
Như vậy, sự
hiệp nhất ở đây không phải là bất cứ
sự hiệp nhất nào, mà là sự hiệp nhất
giữa Chúa Kitô và Cha trong Thánh Thần. Căn bản của
sự hiệp nhất này là tình yêu phát xuất từ Cha và
chính trong sự hiệp nhất này là sức mạnh có tính
thuyết phục thế gian tin vào Chúa Giêsu là Đấng
Cứu Thế và nhận ra tình yêu thương của Chúa
Cha đối với nhân loại.
Chắc
hẳn, Chúa Giêsu biết rất rõ sự hiệp nhất mà
Ngài mong ước thiết tha cho chúng ta (như đã trình
bày ở trên) có một sức mạnh truyền giáo rất
đặc biệt. Sở dĩ như vậy, vì Thiên
Chúa và nước trời là những mầu nhiệm,
những thực tại vô hình không dễ gì tin, bởi
mắt phàm không thấy. Trái lại, khi nhìn
thấy đời sống yêu thương hiệp nhất
của các tín hữu, người ta sẽ nhận ra có
sự hiện diện của Thiên Chúa và nước
trời.
Đức cố Giáo Hoàng
Phaolô VI cũng đã diễn tả sâu sắc về giá
trị tông đồ của sự hiệp nhất, ngài
nói: “Lời di chúc thiêng liêng của Chúa Giêsu cho chúng ta
hiểu rằng, sự hiệp nhất giữa chúng ta không
những là bằng chứng chúng ta là môn đệ Ngài,
nhưng còn là bằng chứng Ngài được Chúa Cha sai
đến và đó cũng là trắc nghiệm về
sự đáng tin của các Kitô hữu và của Chúa Kitô”.
Quả vậy, có hiệp
nhất với nhau, các kẻ tin mới tỏ ra mình không
phải là những con người bị chia rẽ bởi
những tranh chấp, nhưng là những con người có
đức tin trưởng thành, có khả năng
đối thoại, gặp gỡ nhau nhờ việc cùng
tìm kiếm chân lý cách chân thành vô vị lợi. Như
vậy sự hiệp nhất minh chứng chúng ta là môn
đệ Đức Kitô, là những con người có
đức tin vững mạnh và đó là lý do hấp
dẫn người ngoài để họ dễ tin vào
lời chứng của chúng ta. Hơn nữa, một
sự hiệp nhất đến từ Thiên Chúa liên
kết chúng ta lại với nhau là biểu hiện sự
hiện diện của Thiên Chúa và nước trời
ở giữa thế gian, như lời Chúa Giêsu thân thưa
cùng Chúa Cha:”Xin cho họ nên một, như vậy, thế
gian có thể nhận biết rằng chính Cha đã sai Con và
đã yêu thương họ như đã yêu thương
Con”.
Sống hiệp nhất
nên một cách thân mật như “Cha ở trong Con và Con
ở trong Cha” có một sức mạnh rất đặc
biệt cho việc loan báo Tin Mừng. Thế nhưng làm sao
chúng ta có thể hiệp nhất nên một cách thân mật
như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha được?
Quả thật, một sự hiệp nhất như
thế nằm ngoài tầm tay của
chúng ta và sự hiệp nhất này chỉ có thể
thực hiện nơi chúng ta nếu chính Thiên Chúa thực
hiện trong ta. Đó là điều mà Chúa Giêsu đã nói: “Con
đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho Con, để
họ được nên một như Chúng Ta là một…” Vinh quang ở đây, chính là sự sống của
Thiên Chúa. Việc chúng ta hiệp nhất vào chính sự
sống của Thiên Chúa là cơ sở cho việc chúng ta
hiệp nhất với nhau, cho nên phương thế hay
nhất để thực hiện sự hiệp nhất
giữa chúng ta là mức độ chúng ta thông hiệp vào
vinh quang của Chúa Giêsu, vào cuộc sống Thần Linh
của Ngài, nhờ việc kết hiệp với Chúa Giêsu
trong Bí tích Thánh Thể, qua rước lễ, viếng Chúa
Giêsu Thánh Thể; nhờ việc lắng nghe và thực thi
lời Chúa trong cuộc sống; nhờ việc chân thành
cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội,
giữa các Kitô hữu với nhau và cho một thế
giới tốt đẹp hơn. Một khi hiệp
nhất với Chúa Giêsu như thế, chúng ta sẽ dễ
dàng hiệp nhất và yêu thương nhau, tránh
được mọi hận thù, chia rẽ, ghét ghen… Có
như thế, chúng ta mới thực sự là dấu hiệu
để người ngoại nhận ra Thiên Chúa là tình yêu
và nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế
được Chúa Cha sai đến để thực
hiện chương trình yêu thương của
Người, và lúc đó chúng ta sẽ thấy rằng
sống hiệp nhất có một sức mạnh rất
đặc biệt trong việc truyền giáo.
Ước chi phụng
vụ lời Chúa hôm nay giúp chúng ta ý thức được
sống hiệp nhất có một sức mạnh truyền
giáo; ý thức rằng Chúa Giêsu đã tha thiết cầu
nguyện cho chúng ta được hiệp nhất với
nhau như Ngài trong Cha và Cha trong Ngài; ý thức rằng Chúa
Giêsu đang cần đến sự cộng tác của
chúng ta với ơn Chúa để làm triển nở sự
hiệp nhất trong cộng đoàn xứ đạo, gia
đình của chúng ta. Nhờ đó chúng ta sống gắn
bó với Chúa Giêsu hơn qua việc năng dâng lễ,
hiệp lễ, lãnh nhận các bí tích, lắng nghe lời
Chúa, cầu nguyện cho sự hiệp nhất yêu
thương trong gia đình cũng như trong xứ
đạo của chúng ta. Hơn nữa, có
Chúa Giêsu là giềng mối sự hiệp nhất trong chúng
ta, chúng ta sẽ dễ dàng sống hiệp nhất yêu
thương đối với anh chị em của chúng ta.
Nguyện xin Chúa Giêsu tiếp tục tác
tạo sự hiệp nhất nơi chúng ta.
|