Các dụng cụ độc hại
1. Hộp mủ đựng đồ ăn
Đây là loại mủ tái chế. Nó chứa Polystyrene (Styrofoam), gây rối loạn nội tiết và gây ung thư. Nên tránh dùng đồ ăn đựng trong các dụng cụ tiếp xúc với Polystyrene.
2. Chảo không dính (khi quá nóng)
Nó có hóa chất PFC (Perfluorinated chemicals). Cũng có một số chảo không dính không có PFC. Chảo không dính có thể làm bốc khói chứa TFE, chất có thể gây ung thư, khi nóng tới 650°F (361°C). Chẳng hạn, dầu Ô-liu bắt đầu bốc khói ở 410°F (228°C), dưới mức đó thì không sao. Đừng làm nóng khi chảo không có gì.
3. Soong, nồi, chảo cũ bằng nhôm
Nhôm liên quan bệnh Alzheimer. Nên loại bỏ những gì bằng nhôm đã cũ, vì nhôm sẽ thấm vào đồ ăn. Rau, đậu, cà chua,... dễ hút chất nhôm, gây độc hại cho người ăn.
4. Đồ nhựa hoặc plastic
Bình, chai nhựa hoặc plastic có chứa Polycarbonate, Polyethylene terephthalate và Polyvinyl chloride (PVC), cũng có thể chứa Bisphenol A. Lưu ý: Bisphenol A có thể làm hại hormone và kích thích tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Nên tránh dùng các dụng cụ bằng nhựa hoặc plastic. Còn PVC có thể sản sinh độc tố khi sản xuất. PVC làm hại gan, thận, và hệ sinh sản. PVC cũng có thể làm rối loạn nội tiết, “giả dạng” hormone làm tổn hại quá trình phát triển ở trẻ em, nhất là trẻ em còn bú. Như vậy, bình sữa bú rất nguy hiểm cho trẻ em!
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Reader’s Digest)
|