“ CHÍNH ANH EM LÀ CHỨNG NHÂN”
VÀI
ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Đối với Đức
Giêsu: hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua.
Trong sách Công Vụ
Tông đồ, chúng ta đã đọc thấy biến cố
Lên Trời xảy ra vào ngày thứ Bốn mươi sau Phục
sinh. Trái lại, trong sách Tin Mừng, Luca lại
đặt biến cố này vào ngay chiều ngày Phục
sinh. Làm như thế Luca muốn nêu bật tính thống
nhất không thể tách biệt của mầu nhiệm
vượt Qua: biến cố Lên Trời
biểu lộ vinh quang của Đấng Phục sinh và quyền
bá chủ thần linh của Người. biến
cố ấy đóng dấu ấn kết thúc cuộc đời
và Tin Mừng của Đức Giêsu bằng việc tôn
phong thiên quốc của Đấng Mêsia. Mâu thuẫn rõ ràng
về thời gian - điều hoàn toàn tương hợp
với cách hành văn của thời ấy - không nhằm mục
tiêu nào khác hơn là phô bày tất cả vẻ phong phú của
biến cố cứu độ này.
Sau khi tỏ mình cho các môn đệ
nhận ra mình: “Nhìn chân tay Thầy coi,
chính Thầy đây mà” (c.39). Đức Giêsu mở tâm hồn
cho họ hiểu ý nghĩa của biến cố phục
sinh: “Tất cả những gì sách luật Môsê, sách các ngôn sứ
và các Thánh vịnh chép về Thầy đều phải
được ứng nghiệm” (c.44). Tất cả những
gì các ông vừa trải qua cùng với Người, đều
hiện rõ ý nghĩa dưới ánh sáng của Thánh Kinh, và
chính Thánh Kinh được thực hiện hoàn hảo
trong mầu nhiệm Vượt Qua: “Đấng Kitô phải
chịu khổ hình rồi ngày thứ ba từ cõi chết sống
lại rồi phải nhân danh Người mà rao giảng
cho muôn dân kêu gọi họ sám hối để được
ơn tha tội”.
Khi dẫn các môn đệ tới
tận Bêtania, giờ đây Đức Giêsu từ biệt
và chúc lành cho các ông là những người kế thừa
mình theo cách các thánh tổ phụ chúc lành cho các con vào lúc lìa
cõi thế.. Và đang khi Ngươi
được “đem lên trời” các môn đệ “phủ
phục bái lạy Người”, một cử chỉ tôn thờ
chỉ dành riêng cho Thiên Chúa mà thôi.
Mặc dầu chia ly hoặc phải
chia ly, nhưng tất cả mọi người đều
chấp nhận từ nay không còn được trông thấy,
mà chỉ sống bằng lòng tin nên các môn đệ cũng
“lòng đầy hoan hỉ”, “các ông trở lại Giêrusalem, ở
trong Đền thờ” - nơi mọi việc đã khởi
đầu khi thiên thần báo tin cho ông Dacaria – các ông “không ngớt
chúc tụng Thiên Chúa”.
Roland Meynet quảng giải: “Các
môn đệ xem thấy Đức Giêsu lần cuối, cuộc
chia ly thế là dứt khoát rồi. Tuy nhiên,
các ông không buồn sầu, ngược lại, các ông trở
lại Giêrusalem lòng đầy hoan hỉ. Chính là vì Thầy không đi vào cõi chết như họ
đã trông thấy ba ngày trước, nhưng được
đưa lên trời, đến cùng Chúa Cha. Các ông bái lạy Người và không ngớt chúc tụng
Thiên Chúa. Nếu Đền thờ là nơi và là dấu
chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa
dân Người, thì các ông biết rằng: nếu các ông luôn
ở lại trước mặt Đấng tối Cao, các
ông sẽ không phải xa cách Đấng vừa về với
Ngài. Liệu các ông có lòng đầy hoan hỉ
như thế, nếu các ông không tin chắc rằng Đức
Giêsu luôn ở với các ông, mặc dầu không trông thấy?
Xem như nghịch lý: cuộc chia ly đối với các ông
lại trở thành dấu chỉ rằng Đức Giêsu
luôn ở bên các ông. (L’Evangile selon saint Luc, Cerf cuốn 2, trg
239).
2. Đối với Hội Thánh:
Khai mở một kỷ nguyên mới.
Kế hoạch của Thiên Chúa
được ghi trong Kinh Thánh không chấm hết cùng với
cái chết, phục sinh và lên trời vinh hiển của
Đức Glêsu, mà còn tiếp tục trong Hội Thánh. Sứ điệp Tin Mừng được hoạch
định “cho muôn dân”, được rao giảng “bắt
đầu từ Giêrusalem”.
“Anh em là chứng
nhân của những điều đó”. Đức Giêsu đã tuyên bố với các môn
đệ như vậy. Và trước khi lìa bỏ
các ông để “được đưa lên trời”,
Người loan báo cho các ông biết rằng, các ông sẽ
“nhận được quyền năng từ trời cao
ban xuống”, quyền năng mà Cha đã hứa, để
hoàn thành sứ mạng vĩ đại vượt quá sức
riêng của các ông.
Một giai
đoạn lịch sử cứu độ được
hoàn tất. Một kỷ nguyên mới được
chuẩn bị, kỷ nguyên đi gieo rắc 'I'in Mừng bắt
đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái
đất. Công việc gieo trồng này sẽ bội thu, bởi vì nó bắt rễ lừ những
gì vừa hoàn thành lại Giêrusalem, đó là việc “Đức
Giêsu chịu khổ nạn, sống lại và sự sám hối
được rao giảng nhân danh Người để được
ơn tha tội”.
BÀI
ĐỌC THÊM:
1. Loan báo Tin Mừng bằng lời
nói và bằng hành động
(G. Bessiere: ‘Dieu si proche’ Năm C, DDB, trg 68-69).
Tận cùng lại là một khởi
đầu.
Mọi sự đều xảy ra tại
Giêrusalem.
Các môn đệ
đã cảm nghiệm được sự hiện diện
của Đức Giêsu, Người đã phục sinh. Các ông đã bắt đầu hiểu rằng sự
việc phải đi tới đích điểm đó và phải
được hoàn thành cách vinh quang. “Cần phải...”. Đây không phải là do định mệnh
an bài. Cụm từ đó
chỉ có ý nói rằng mọi biến cố tìm được
ý nghĩa trong Thiên Chúa và chúng là tiếp nối của một
quá khứ cao quý nhất. Một nụ
hoa hé nở, một việc kỳ diệu Thiên Chúa làm ở
giữa dân Người.
Đức
Giêsu được “đưa lên trời”. Những lời
trăn trối cuối cùng của Người là lệnh
“sai đi”, và là lời loan báo cho họ một sức mạnh
từ trời cao, đó là Thần Khí được ban xuống,
Thần Khí mà các Ngôn sứ đã loan báo. Từ nay, những
con người ấy sẽ mang trên tay
và trong trái tim ơn tái sinh. Các ông sẽ làm lây lan
ơn Thiên Chúa, biến đổi cả nhân loại. Đức Giêsu đi về cùng Cha Người, cốt
để các ông ra đi đến tận cùng trái đất.
Cử chỉ cuối cùng của
Đức Giêsu thâu tóm cả cuộc đời của Đức
Giêsu trên trần gian: “Đang khi giơ tay chúc lành cho các ông,
thì Người lìa các ông...”. Đức
Giêsu lên trời đang khi chúc lành, hình ảnh cuối cùng
đó sẽ còn mãi: bàn tay đang chúc phúc.
Còn các ông “lòng
đầy hoan hỉ” và “các ông không ngớt chúc tụng
Thiên Chúa trong đền thờ”. Giữa trời và đất, giữa đất với
trời, lời chúc phúc được giao lưu.
Giờ đây các môn đệ
Đức Giêsu - những môn đệ thời xưa và những
môn đệ thời nay - cần phải loan báo Tin Mừng
cho đến tận cùng thế giới và tận cùng lịch
sử, bằng lời nói và bằng hành động. Phải không ngớt chúc tụng.
2. Được sai đi truyền
giáo thế chân các tông đồ.
Đức
Giêsu đã lên trời thế nào? Ta hãy nghe thánh
Luca tường thuật thật giản dị: “Đức
Giêsu lìa khỏi các môn đệ và được
đưa lên trời”.
Có điều
lạ là các môn đệ không biến cuộc chia ly thành một
tấn bi kịch. Tác giả thuật lại
rằng các ông trở lại Giêrusalem lòng đầy hoan hỉ.
Dường như các ông đã được soi sáng cho hiểu
rằng: Đức Giêsu đã hoàn thành trọn vẹn sứ
mạng cứu thế của Người. Từ
nay đến lượt các ông có nhiệm vụ làm chứng.
Biến cố
Lên Trời cho thấy công trình cứu độ này đã
hoàn thành; mọi điều Thánh Kinh loan báo đều là lời
của Thiên Chúa. Tất cả đều
đã được thực hiện, cả đến việc
phục sinh. Từ nay, làm cho thế giới
sám hối trở lại.
Biến cố
Lên Trời chứng tỏ rằng Đức Giêsu chuyển
giao nhiệm vụ cho các chứng nhân. Giờ đây đến lượt các môn các
đệ hoạt động. Họ có
nhiệm vụ làm cho kế hoạch đã được hoàn
thành nơi Đức Giêsu được tỏ hiện
cho mọi dân mọi nước.
Đồng thời
biến cố lên Trời cũng còn la một lời hứa. Một sức
mạnh nội tâm sẽ được ban xuống cho các
chứng nhân của Đức Giêsu. Một sức mạnh
nội tâm sẽ được ban xuống cho họ từ
trời cao. Sức mạnh ấy củng cố trí tuệ
và tâm hồn các ông, sẽ biến các ông nên can đảm.
Biến cố
Lên trời là lơi chúc phúc từ trời. Một phúc
lành làm cho con người cảm nghiệm năng lực của
Thiên Chúa thấm nhập vào mình, cảm thấy mình
được tôn trọng trong tự do và có khả
năng sáng tạo để đạt kết quả.
Biến cố
Lên Trời còn được tiếp nối bằng lời
cầu nguyện vui tươi và tinh thần hoan hỉ. Các môn đệ không bị mồ côi chút nào. Các ông có Chúa Thánh Thần ở cùng. Các ông ở nhà của Người là Đền thờ.
Các ông ca tụng những thiện hảo của
Thiên Chúa. Các ông chúc tụng Người.
***
Niềm vui của
ta, hỏi rằng có ngang tầm với niềm vui của
các môn đệ đầu tiên không? Lời cầu nguyện của ta, có hòa nhập với
lời tạ ơn của các ông không? Cuộc sống
thường ngày của ta có phải là cuộc dấn thân
truyền giáo theo chân các tông đồ
không?
Bởi vì biến
cố Lên Trời của Chúa phải được sống
và được cử hành như thế đó.
|