MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Hoà Bình, Hồng Ân Của Thiên Chúa (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’)
Chủ Nhật, Ngày 5 tháng 5-2013
Hoà bình, hồng ân của Thiên Chúa

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Tháng 2 năm 1991 sau khi quân đội đồng minh đổ bộ lên Kouweit được ba ngày, thế giới đã thở phào một cái nhẹ nhõm vì mối đe dọa của một cuộc chiến tranh nguyên tử đã qua đi và nền hòa bình đã trở lại với thế giới. Hiểu như thế thì hòa bình hay bình an là không có chiến tranh. Nhưng không có chiến tranh chưa chắc là đã có hòa bình.

 

Sau thế chiến thứ hai, thế giới đã chia làm hai phe: Tư Bản và Cộng Sản. Trong khoảng từ năm 1945 đến năm 1990 không có một cuộc chiến tranh nào với tính cách quy mô giữa hai phe Tư Bản và Cộng Sản. Vậy mà thế giới vẫn nơm nớp lo sợ một cuộc chiến tranh. Lý do là vì cả hai phe đều chạy đua vũ trang. Tình trạng đó được gọi bằng một cái tên là “chiến tranh lạnh”. Năm 1989 sau khi khối Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu, người ta đã họp nhau lại tại Paris để tuyên bố cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc.

 

Như vậy trong gần một nửa thế kỷ, tuy thế giới không có một cuộc chiến tranh nào trên quy môn lớn, nhưng con người vẫn phải sống trong sự bất an. Mới đây (ngày 8/5/1995) thế giới vừa mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng phát xít Đức và kết thúc thế chiến thứ hai. Nhưng người ta lại lo sợ trước chủ nghĩa “Phát xít mới”, trước nạn khủng bố lan tràn và các cuộc xung đột chủng tộc… Người ta nói nhân loại đang sống trong một nền “hòa bình nóng”!

 

Thưa anh chị em, Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta hòa bình của Ngài từ gần hai ngàn năm nay rồi. Vậy mà tại sao loài người lại không được sống trong hòa bình?

“Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng”.

 

Chúa Giêsu đã coi sự bình an như một ân huệ Ngài để lại. Ngài ban bình an của Ngài cho các môn đệ. Ngài không cầu chúc, nhưng Ngài để lại, Ngài ban tặng bình an. Ngài không ban như người ta, vì người ta không thể ban cho ai bình an, chỉ có thể cầu chúc, ước muốn được bình an mà thôi.

 

Vậy thì bình an của Chúa Kitô là gì? Bình an của Chúa Kitô không phải là tình trạng yêu ổn không bị khuấy động vì chống đối, vì chiến tranh. Bình an ở đây là sự sống trọn đầy, là ân huệ gồm tóm mọi ân huệ của thời đại Chúa Cứu Thế. Chính vì vậy, bình an nầy gắn liền vớ Chúa Giêsu và sự hiện diện của Ngài: “Chúa Giêsu là sự bình an của chúng ta” (Ep 2.14). Sự bình an mà Chúa Giêsu trối lại hay là chia sẻ cho chúng ta là sự bình an mà Ngài thực sự có được và nghiệm thấy một cách trọn vẹn, khi Ngài đã chiến thắng được sợ hãi đứng trước tử thần. Đó là sự bình an của Đấng đã yêu thương đến cùng (Ga 13,1), nghĩa là chấp nhận hy sinh mạng sống cho những kẻ mình yêu thương (Ga 15,13). Nói khác đi, đó là bình an mà Chúa Giêsu đã có thể chia sẻ cho chúng ta, sau khi Ngài đã thực sự chia sẻ chính thân mình Ngài cho chúng ta.

 

Thánh Phaolô gọi sự bình an đó là “bình an của thập giá”: “Nhờ máu Chúa Giêsu đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trởi” (Cl 1,24). Bình an của thập giá là bình an mà Chúa Giêsu đã phải trả bằng chính máu của Ngài để giao hòa nhân loại với Ngài và nhân loại với nhau. Nói khác đi, Chúa Giêsu đã lấy cái chết của mình để xóa bỏ tội lỗi nhân loại, đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét, khiến cho nhân loại từ nay được hòa giải với Thiên Chúa và trở nên một thân thể duy nhất. Bởi vậy mà Chúa Giêsu xứng đáng được gọi là “Bình an của chúng ta” (Ep 2,14-18).

 

Anh chị em thân mến,

Bình an là khát vọng của mọi người, ở mọi nơi và mọi thời. Nhưng thực ra có lẽ chưa bao giờ nhân loại được hường một sự bình an toàn diện và phổ quát. Người ta có thể dập tắt ngọn lửa chiến tranh, có thể áp đặt một nền hòa bình, ký kết những bản hòa ước. Nhưng không ai có thể hiểu thấu lòng người để có thể đem lại được sự bình an vào tận cõi sâu thẳm bên trong; bởi vì ít có ai có được bình an thực sự trong lòng mình để có thể chia sẻ cho người khác. Con người chỉ có thể xây dựng hòa bình bên ngoài, nhưng không có khả năng chế ngự, điều khiển được những đợt sóng ngầm vẫn luôn sôi sục trong đáy lòng của mỗi cá nhân. Bởi vậy, hòa bình trên thế giới từ trước đến nay thường chỉ là những nền hòa bình giả tạo, mong manh, tạm thời. Dĩ nhiên có được hòa bình đó vẫn còn tốt hơn là không.

 

Người Kitô hữu phải là những người tác tạo và tái tạo hào bình, những người làm chứng cho hoàn bình trong thế giới bằng cuộc sống không bạo lực và bằng cách sống đồng tâm nhất trí với nhau. Điều kiện cần thiết là phải tin vào Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời được Cha sai đến loan báo Tin Mừng bình an (Cv 10,36), phải tuân giữ Lời Chúa, và như vậy chúng ta sẽ có được sự hiện diện của Chúa trong chúng ta, như Chúa Giêsu đã tỏ cho biết: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ Lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến ở trong người ấy” (Ga 14,23). Có Chúa hiện diện trong chúng ta, chúng ta sẽ không còn lý do nào để phải lo lắng, sợ hãi. Sợ hãi, lo lắng, chứng tỏ một tâm hồn xao xuyến, chưa được ổn định, chưa được bình an và là một tâm hồn không có Chúa ngự trị.

 

Muốn xây dựng hòa bình của Chúa, chúng ta phải là những con người hiếu hòa, đã được ổn định và bình an trong tâm hồn. Nếu chúng ta còn để cho dục vọng làm chủ mình; nếu chúng ta còn khư khư bám víu sự sống mình một cách ích kỷ; nếu chúng ta còn có sợ mất mát những của cải, hoặc phải bảo vệ chúng để hưởng thụ; nếu chúng ta còn muốn thống trị kẻ khác, làm sao chúng ta có thể gieo rắc bình an và xây dựng được hòa bình? Muốn xây dựng hòa bình ở bình diện lớn, thiết tưởng phải bắt đầu từ những bình diện nhỏ, vừa tầm tay, từ cá nhân, trong gia đình, đến xã hội, đất nước và lan tỏa đến toàn thế giới.

 

Cuối cùng, phải chăng Thánh lễ là một lời cổ vũ mạnh mẽ cho hòa bình và là một sự thúc đẩy người Kitô hữu dấn thân xây dựng hòa bình? Khi chúng ta chia sẻ bình an của Chúa cho anh chị em, chúng ta cam kết sống an hòa, yêu thương và dấn thân đem lại hòa bình, an vui, hạnh phúc cho mọi người. Và lời chúc cuối lễ của vị chủ tế là chúc anh chị em ra đi với sự bình an của Chúa Kitô, ra đi mang theo một cái gì đó của Nước Thiên Chúa cho mình và cho kẻ khác.


 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thánh Thần Sẽ Nhắc Nhở Các Con Mọi Điều Thầy Đã Nói Với Các Con (5/7/2013)
Thánh Linh Dạy Dỗ (5/6/2013)
Phúc Cho Ai Biết Xây Dựng Hoà Bình (trích Trong ‘cùng Nhau Suy Niệm’ – Lm Jos Tạ Duy Tuyền) (5/6/2013)
Ơn Bình An – Flor Mccarthy (trích Trong ‘phụng Vụ Chúa Nhật Và Lễ Trọng’) (5/6/2013)
Lo Âu (5/6/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Hiện Diện Của Kẻ Vắng Mặt – Thiên Phúc (trích Trong ‘như Thầy Đã Yêu’) (5/5/2013)
Dung Mạo Người Kitô – R. Veritas (trích Trong ‘mỗi Ngày Một Tin Vui’) (5/5/2013)
Tin/Bài khác
Đền Thờ Cao Quý Nhất – Lm Ignatio Trần Ngà. (trích Trong ‘cùng Đọc Tin Mừng’) (5/4/2013)
Đến Và Ở Lại (5/4/2013)
Để Người Ra Đi (5/4/2013)
Chơi Trò Hoà Bình (5/4/2013)
Chúa Ở Bên Tôi. (5/4/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768