Nguyễn Tiến
Cảnh, MD
Gia đình là cột
trụ của xã hội thì hôn nhân là cột trụ của
gia đình và dĩ nhiên cũng là cột trụ của xã
hội và quốc gia, vì không có hôn nhân, không thể có gia
đình. Muốn bảo vệ xã hội và quốc gia thì
phải bảo vệ hôn nhân. Chắc những vị
lớn tuổi còn nhớ những bài học giáo khoa thư
tiểu học hồi còn ở quê nhà nói về cảnh gia
đình đầm ấm. Thật là êm đềm và thân
thương biết bao cứ mỗi buổi tối, khi
cả nhà đã ăn cơm tối xong, mọi
người đều quây quần bên nhau. Cha đọc
báo, các con ê a học bài, mẹ ngồi khâu vá, đám nhỏ
không có gì làm thì xúm nhau quanh bà nội nghe kể chuyện
cổ tích….
Bây giờ đời
sống con người văn minh hơn, cuộc sống
cũng đổi thay, quang cảnh sinh hoạt gia đình
cũng khác đi. Nhưng căn bản vẫn là vợ
chồng con cái sống chung dưới một mái nhà,
thương yêu nhau, giúp đỡ nhau. Đó là truyền
thống của sinh hoạt xã hội con người.
Từ Đông qua Tây, từ Nam chí Bắc, đâu đâu con
người cũng vẫn quí trọng gia đình. Muốn
có gia đình phải qua ngả hôn nhân.
Người Hoa
Kỳ tôn trọng hôn nhân. Việt Nam chúng ta không những
tôn trọng mà còn quí mến và thương yêu hôn nhân
nữa.
Đó là mặt tình
cảm, nhưng về lý trí, chúng ta có thể nói, tôn
trọng hôn nhân, không phải vì những qui định
sẵn có của một xã hội dân sự, mà vì nó là
nền tảng vững chắc của mọi nền
văn minh nhân loại. Vì vậy trên thế giới và
ở Hoa Kỳ hầu hết các tiểu bang và cả Liên
Bang đều chấp nhận hôn nhân là sự phối
kết giữa một người Nam và một
người Nữ.
Nhưng luật
ấy hiện vẫn chưa đi đến chung
cuộc, còn phải chờ Tối Cao Pháp Viện nghe hai bên
tranh luận về luật bảo vệ hôn nhân của liên
bang và đề nghị số 8 của California[1]. Nếu
Tối Cao Pháp Viện đồng ý thì Tòa sẽ chấp
nhận những luật này và tôn trọng quyền lập
pháp của công dân, sẽ trao cho những vị dân cử
để làm ra những nguyên tắc và điều lệ
của luật hôn nhân. Đến đây, thiết nghĩ
câu chuyện có cần phải mang ra tòa xét sử hay không?
MỌI NGƯỜI
ĐỀU BÌNH ĐẲNG VÀ TỰ DO
Tất cả
mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật và các quyền dân sự như quyền tự
do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do lập hội và
tất cả các tự do dân sự truyền thống khác
cũng được bảo vệ một cách đồng
đều. Câu hỏi ở đây là có nên đặt ra
“một quyền dân sự mới” như quyền
để cho chính phủ và người dân chấp nhận sự kết
hợp của những người đồng tính
luyến ái để tái định nghĩa hôn nhân hay không.
Nhưng xác nhận
việc yêu đương của chúng ta lại không
phải là công việc của chính phủ hay nhà
nước. Trái lại, nhà nước để cho mình
được tự do sống và tự do yêu, và coi đó
là một chọn lựa của riêng mình.
Ngược
lại, một số người nói là không có chuyện
phản đối hôn nhân đồng tính, vì nó chẳng có
gì là lỗi luật cả. Nhiều nơi tại 50
tiểu bang, hai người cùng phái có thể đồng ý
sống chung với nhau, chọn một cộng
đồng tôn giáo chúc lành cho tình liên kết của họ
và chọn nơi làm việc cho phép hai người khai
lợi tức chung.
Vấn đề
là, chính phủ có công nhận sự kết hợp đó
như là hôn nhân không, và buộc mọi công dân, các cơ
sở tôn giáo và thương mại cũng phải làm
như vậy. Thế rồi, những nguyên tắc và
điều lệ của nó cũng sẽ áp đặt lên
những người khác và buộc họ phải công
nhận, đồng ý sự phối hợp đồng
phái như là một hôn nhân hay sao!
Bình đẳng không
có nghĩa là có quyền đòi hỏi phải “tái
định nghĩa” hôn nhân. Mỗi hôn nhân đều có
những nguyên tắc của nó, nói lên một số qui
định cho cái tình liên đới ấy. Thực ra danh
hiệu “bình đẳng hôn nhân” chỉ là một khẩu
hiệu của những nhà hoạt động đồng
tính luyến ái và chính trị gia, nhưng bình đẳng
thực sự lại không cho phép bất cứ ai
đưa ra những tiêu chuẩn bắt người khác
phải theo, buộc nhà nước phải viết ra cái
quyền hôn nhân. Để vấn đề
được sáng tỏ, chúng ta cần phải hiểu rõ
Hôn Nhân là gì? Tại sao những nguyên tắc và điều
lệ của Hôn Nhân lại là vấn đề?
Suy nghĩ kỹ
về những câu hỏi đó, ta sẽ thấy chẳng
có gì là “bình đẳng” khi tái định nghĩa hôn nhân có
mục đích là loại bỏ những đặc tính
bổ sung cuối cùng của hôn nhân là sinh con đẻ cái
và giáo dục chúng, một nền tảng cơ bản
của hôn nhân từ ngàn xưa xuyên suốt chiều dài
của lịch sử loài người.
HÔN NHÂN LÀ GÌ?
Hôn nhân hiện
diện khi có sự kết hợp với nhau giữa
một người nam và một người nữ như
là chồng và vợ, để sinh con và trở thành cha và mẹ.
Hôn nhân đặt căn bản trên một sự kiện
hiển nhiên về sinh học, nghĩa là khả năng
truyền giống, sinh con cái cần phải có người
nam và người nữ. Trên thực tế xã hội, con
cái cần phải có cha có mẹ. Và nền khoa học phong
phú hay kinh nghiệm cho thấy con trẻ sẽ hoàn hảo
và trở thành những công dân tốt khi mà chúng có cha có
mẹ và được cha mẹ dưỡng dục
dạy dỗ đàng hoàng.
Hôn nhân có mục
đích là truyền đạt mục đích riêng của
mình cho đời, cho xã hội và quốc gia. Chính
phủ/nhà nước chấp nhận hôn nhân bởi vì nhà
nước làm việc vì công ích. Hôn nhân là phương
tiện ít giới hạn nhất để bào đảm
hạnh phúc và thịnh vượng của những công dân
tương lai. Nhà nước chấp nhận hôn nhân
tức là muốn bảo vệ con trẻ bằng cách
khuyến khích người lớn cam kết với nhau và
với con cái một cách thường xuyên và quyết
liệt.
Như là vấn
đề nguyên tắc và điều lệ chung, tiếng
nói của tôn giáo về hôn nhân cần phải
được chính quyền lắng nghe và hoan nghênh
trước công chúng. Thật khôi hài khi đòi hỏi tôn
giáo phải có tiếng nói ở tòa án để chứng
minh, biện luận cho mọi người hiểu
rằng hôn nhân -một định chế tự nhiên đã
có từ ngàn đời- là sự phối hợp giữa
người nam và người nữ.
Điều này
đã quá rõ ràng, đã được chia sẻ và
đồng thuận bởi các tôn giáo truyền thống
như Do Thái giáo, Kito giáo, Hồi giáo và cả Phật giáo;
bởi những nhà tư tưởng cội rễ La Mã và
Hy Lạp cổ thời không có liên hệ gì tới
những tôn giáo này; bởi nhiều triết gia của
thời đai văn minh ngày nay. Nó đã được
công nhận bởi cả luật công và luật dân sự,
cổ luật Hy Lạp và La Mã.
Bây giờ đặt ra vấn
đề vì có sự chống đối kết hợp
đồng phái là chuyện xa vời vớ vẩn. Hôn nhân
thì ai cũng biết là đã từng xẩy ra ở
mọi không gian và thời gian, khắp mọi nơi từ
nhiều thế kỷ nay trong khi hôn nhân đồng tính thì
chẳng ai thèm để ý hoặc nhắc tới. Thực
vậy, hôn nhân đã có ở những nền văn hoá mà
người ta chẳng có một ý niệm gì về khuynh
hướng sắc dục, và có nơi, người ta
lại hoàn toàn chấp nhận đồng tính luyến ái
và coi nó như là chuyện tự nhiên, không cần thắc
mắc.
Trong những năm
gần đây, hôn nhân bị coi thường và trở thành
thứ yếu do quan niệm của những người
chủ trương xét lại. Họ đặt nặng
vấn đề ước muốn của người lớn
hơn là những nhu cầu của con trẻ. Ở các
nước Tây Phương và Hoa Kỳ, người ta có
khuynh hướng cho rằng hôn nhân đơn giản
chỉ là một loại tổ hợp do sự
đồng ý của những người lớn -có
thể là hai người, ba người hay 10 người
hoặc tùy thích- xum họp lại để thỏa mãn nhu
cầu sắc dục hay vui chơi, hoàn toàn sắc dục
hay tự do, nhất thời hay thường xuyên.
Một khi hôn nhân
đã mất hết ý nghĩa thực của nó như vậy,
để được nhà nước và dân chúng công
nhận, người ta phải cố gắng tái
định nghĩa hôn nhân. Nhưng việc đó có cần
thiết không?
TÁI ĐỊNH NGHĨA HÔN NHÂN
CÓ CẦN KHÔNG?
Tái định
nghĩa hôn nhân để loại bỏ lý tưởng
căn bản của sự kết hợp giữa một
người nam và một người nữ tức là làm
cho “ước muốn khoái cảm nhục dục” trở
thành yếu tố duy nhất của hôn nhân, loại bỏ
ra ngoài những liên hệ khác của hôn nhân. Tái định
nghĩa hôn nhân tức sẽ đưa một nguyên tắc
mới vào luật, luật của loại hôn nhân là bất
cứ một ràng buộc tình cảm nào được
chính phủ đồng ý và chấp nhận và nói nó như
vậy thì nó phải vậy!
Chẳng có lý lẽ
hoặc nguyên tắc nào có thể chứng minh tại sao
một kết hợp tình cảm lại phải là
thường xuyên, giới hạn chỉ giữa hai người,
hay có thể mở rộng cho nhiều người. Hai
người có thể sống chung với nhau trong những
điều kiện bình thường do tính tình hoặc
sợ thích hợp nhau, nhưng chẳng có nguyên tắc, lý do
nào lại có quyền buộc họ phải làm như
thế cả.
Hôn nhân không thể
đơn thuần làm công việc mà xã hội muốn nó làm
cho những thế hệ tương lai nếu chúng ta làm
cho những điều kiện bình thường ấy
trở thành thứ yếu. Tất cả mọi
người chúng ta nếu muốn cho một xã hội dân
sự tốt đẹp hơn với những cơ
chế khả dĩ có thể giới hạn quyền
lực hoặc ngăn chặn được sự
lộng hành của nhà nước thì phải để ý
đến chuyện đó.
Yểm trợ hôn
nhân giữa một người nam và một người
nữ là bắt buộc đối với những ai có tâm
hồn chống lại sự hấp dẫn đồng
tính, hay những người không biết đến
những nhu cầu của những người chưa bao
giờ lập gia đình, hay vì bất cứ một lý do
nào khác. Họ không phải là những người kém giá
trị hơn những người biết quan tâm và tôn
trọng hôn nhân.
Chúng ta có thể làm
ra những nguyên tắc và điều lệ sinh phúc lợi
cho tất cả mọi công dân mà không cần phải tái
định nghĩa Hôn Nhân. Việc đó quá dễ dàng
như uống nước đường vậy.
Quan tâm đến
công ích đòi hỏi phải bảo vệ và làm cho văn
hóa hôn nhân thêm vững mạnh bằng cách quảng bá sự
thật về hôn nhân. Nó đòi hỏi một hôn nhân đúng
cách và chính nghĩa.
Trong khi tôn trọng
tự do của mọi người, chính quyền cần
phải nhận thức hôn nhân một cách chính đáng, nâng
đỡ, khuyến khích và bảo vệ hôn nhân giữa
một người nam và một người nữ như
là một định chế lý tưởng vì tình yêu có
khả năng sinh sản, sinh con đẻ cái nối dõi
tông đường, làm phong phú và hưng phấn cộng
đồng, xã hội, quốc gia.
Chấp nhận con
người sinh ra đã bình đẳng thì không cần
phải đòi hỏi con người hiểu biết
về một thực trạng lịch sử đã có
từ ngàn đời ấy.
Bạn có thể
sống chung với một người đồng phái
như là vợ chồng, không ai có quyền ngăn cấm
bạn, vì đó là tự do của bạn. Nhưng bạn
bắt buộc người khác, một tổ chức hay
tôn giáo phải công nhận cuộc sống ấy của
bạn là không được, vì bạn đã xâm phạm
đến tự do của người khác rồi.
Do đó, không cần phải tái
định nghĩa hôn nhân.
Fleming Island, Florida
March 29, 2013
|