“Thầy ban cho các con điều
răn mới, là các con hãy thương yêu nhau”.
Suy niệm của
nhóm Nha Trang
I. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay là một đoạn
được trích trong bài Từ Biệt của Chúa Giêsu,
nói về việc Chúa Giêsu ban cho các môn đệ giới luật
mới, luật yêu thương nhau.
II. SUY NIỆM:
1. “Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc”:
Có lẽ Giuđa ra khỏi phòng tiệc
sau lúc rửa chân và trước lúc thiết lập Bí tích
Thánh Thể. Chính lúc này Chúa Giêsu mới có thể nói một
cách cởi mở về số phận của Người
và đồng thời trăn trối những điều
quan trọng cho các môn đệ.
2. “Bây giờ Con Người được
vinh hiển”:
] “Bây giờ” diễn tả
ý nghĩa vào chính lúc Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết
để chuộc tội cho nhân loại. Chính hành vi
Giuđa bước ra khỏi phòng tiệc là cử chỉ
nói lên việc Giuđa quyết định phản nộp
Thầy mình, chính lúc đó Chúa Giêsu coi như
là khởi sự cuộc khổ nạn của Người.
] “Con người được vinh hiển”:
Chúa Giêsu coi việc Người chịu chết trên Thánh Giá
như một chiến thắng: chiến thắng Satan. Và
vì vậy Người cho biết Người sẽ bước
lên Thập giá trong tư thế một kẻ chinh phục
(Ga 3,14; 8,28; 12,32-34). Và
như vậy, cho đến khi ấy, đời Chúa Giêsu
chỉ là một sự chuẩn bị, “Bây giờ” mới
là lúc bắt đầu thảm kịch cứu rỗi.
] “Thiên Chúa được vinh hiển
nơi Người”:
Chúa Giêsu đã tôn vinh Chúa Cha bằng cách
“Vâng lời cho đến chết và chết trên cây Thập
giá” (Ga 4,34; 17,4).
3. “Nếu Thiên Chúa được vinh hiển
nơi Người”:
Nếu Chúa Giêsu làm vinh hiển Thiên Chúa
Cha bằng cái chết của Người trên Thập giá,
thì đáp lại, Chúa Cha sẽ ban cho Người vinh hiển
sau khi Người chịu nạn chịu chết, bằng
cách cho bản tính loài người chịu đau khổ của
Người được thông phần vinh quang rực rỡ
bản tính của Thiên Chúa.
4. “Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở
với các con …”:
Vì sắp phải lìa xa các môn đệ,
nên Chúa Giêsu đã tỏ ra cho các ông biết cuộc biệt
ly tạm thời này bằng những lời lẽ rất
thân thiết. Kiểu nói “các con yêu quý” diễn tả một tâm
tình thắm thiết đầy tình thương yêu của
Chúa Giêsu đối với các môn đệ của Người.
5. “Thầy ban cho các con điều
răn mới …”:
Đây là ý muốn của Chúa Giêsu tỏ
bày cho các môn đệ trước khi ra đi chịu chết,
Chúa Giêsu nói những lời này trong tư thế của một
sư phụ nói lời trăn trối trước khi ra
đi (Mt 24, 45-51) và trong tư thế một Người
Cha hằng lo lắng bảo đảm hạnh phúc cho con
cái mà ông sắp từ giã. Nếu các môn đệ
thực hiện thì luật yêu thương này sẽ đền
bù cho các ông sự mất mát không còn
được thấy Thầy cách khả giác nữa và làm
cho các ông xứng đáng gặp lại Người. “Điều
răn mới”: Chúa Giêsu muốn so sánh với luật
tự nhiên mà Môisen đã thừa nhận khi dạy phải
yêu thương tha nhân như chính mình (Lv 19,18).
Nhưng tình yêu tha nhân theo luật này có
tính cách tiêu cực vì chỉ nhằm tránh những gì có thể
gây ra thù oán hoặc nếu có hành động tích cực thì
lại mang tính cách vụ lợi: làm cho tha nhân những
điều mình muốn thôi. Chính Chúa Giêsu đã nhiều lần
sửa lại luật này cho hoàn hảo hơn: “Xưa …
nhưng nay Ta bảo …” (Mt 7,12; 19,9;
22,39-40).
6. “Như Thầy đã yêu thương
các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau”:
Với luật mới này, Chúa Giêsu còn
thêm nhiều điều trong những đòi hỏi của
tình bác ái huynh đệ: yêu tha nhân như chính mình chưa
đủ, người môn đệ cần phải yêu
thương tha nhân như chính Đức Kitô đã
thương yêu họ, mà tình yêu Chúa Giêsu đối với
chúng ta là ân cần, tận tâm, vô vị lợi (Ga 13,13-16; 15,16-19; Rm 15,13). Người đã hiến
thân mình cho nhân loại đến cùng, nghĩa là cho đến
chết (Ga 13,1; 15,12-14). Thánh Gioan đã
ghi rõ ràng: “Chính điều này mà Ta nhận ra được
lòng yêu mến: Là Đấng ấy (Đức Kitô) đã
thí mạng mình vì chúng ta, nên ta cũng phải thí mạng
mình vì anh em (1 Ga 3,16).
7. “Căn cứ vào điều này mà mọi
người nhận biết các con là môn đệ của
Thầy”:
Bác ái của người môn đệ
Chúa Giêsu theo luật mới này phải có tính cách cụ thể,
rõ ràng đến nỗi tự nó cho thấy họ là môn
đệ của Chúa Giêsu ngay cả đối với những
người chưa biết gì về Ki-tô Giáo (Ga 14,31; 17,21; 1Ga 2,7-11; 20,21). Luật yêu tha nhân theo kiểu Chúa Giêsu đã yêu nhân loại là luật
riêng của Chúa, nên cứ dấu đó mà người ta nhận
ra môn đệ chân chính của Người. Và như vậy,
tình yêu tha nhân được truyền dạy chỉ có thể
được thực hiện giữa những người
tin vào Chúa Giêsu Ki-tô. Đó là tính cách mới mẻ
của luật mới này.
III. ÁP DỤNG:
A. Ap dụng theo Tin Mừng:
Giáo Hội muốn dùng bài Tin Mừng hôm
nay để nhắc nhở chúng ta về luật yêu
thương nhau và đồng thời và đồng thời
cũng gây cho chúng ta ý thức về bổn phận phải
yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu thương
chúng ta, để nhờ đó chúng ta xứng đáng với
danh nghĩa người Ki-tô hữu, môn đệ của
Chúa Kitô.
B. Áp dụng thực hành:
Nghe lời Chúa phán:
1. Bây giờ con Người
được vinh hiển: Chúa Giêsu được vinh hiển
nhờ chiến thắng Satan bằng Thập Giá qua những
hy sinh, hãm mình và chết đi cho tội lỗi trong đời
sống hằng ngày.
2. Thiên Chúa được vinh hiển
nơi Người: Chúa Giêsu làm vinh danh Thiên Chúa Cha bằng sự
vâng lời cho đến chết và chết trên Thập giá.
Chúa muốn mời gọi chúng ta noi theo
người làm vinh danh Thiên Chúa bằng cách vâng theo ý Chúa
trong mọi việc mình làm, tức là làm mọi việc và
chịu đựng mọi sự vì lòng mến Chúa.
3. Nếu Thiên Chúa được
vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho
Người được vinh hiển nơi chính mình. Càng
làm vinh danh Chúa, càng được công phúc trước mặt
Chúa và càng được hy vọng vinh hiển với Chúa
trong Nước-Trời.
4. “thầy
ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu
thương nhau”. Mỗi lần chúng ta đọc lời
này là mỗi lần Chúa nhắc chúng ta nhớ lại luật
yêu thương nhau, nhưng sự yêu thương của
chúng ta vẫn còn tính cách ích kỷ vì chỉ yêu theo sở thích và được mối lợi
cho riêng mình. vì thế Chúa bảo ta phải
yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta,
một tình yêu hướng tha và vô vị lợi.
Cần chiêm ngắm và suy niệm cuộc
đời Chúa Cứu Thế để khám phá ra cách thể
Chúa yêu thương chúng ta và nhờ đó chúng ta biết yêu
thương nhau cũng theo cách thể
như vậy.
5. Căn cứ vào điều
này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ
của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau. Muốn
nhập đoàn quân nào phải đeo phù hiệu binh chủng
đó. gia nhập đoàn quân của Chúa
Kitô thì phải đeo phù hiệu của Chúa. phù
hiệu của Chúa Kitô là yêu thương nhau.
Đồng phục của người
Ki-tô hữu là bác ái.
|