SỰ
PHONG PHÚ CỦA YÊU THƯƠNG
Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta
biết bản tính phức tạp của con người,
và cả những động lực liên kết đàng sau
mỗi việc chúng ta làm. Ít nhất có năm
loại yêu thương.
Loại thứ nhất là yêu
thương vụ lợi. Chúng ta yêu thương
người khác bởi vì họ có ích cho chúng ta. Nhưng như thế giống với tình ích kỷ
hơn là tình yêu. Tôi muốn có một vật
nào đó của bạn, nhưng tôi không muốn có bạn.
Loại thứ hai là yêu thương lãng
mạn. Đó là loại tình cảm hướng chúng ta về
người khác bởi vì niềm vui thích mà người
khác đem lại cho chúng ta. Chúng ta say mê người
khác. Nhưng đó không phải là tình yêu.
Chúng ta tưởng rằng mình yêu người
khác, nhưng thật ra, chúng ta yêu chính mình. Thông thường
tình yêu này không kéo dài, đó là lý do làm cho một số các cuộc
hôn nhân thất bại.
Loại thứ ba yêu thương có tính
chất dân chủ, đặt trên nền tảng bình đẳng
theo luật pháp. Chúng ta tôn trọng những
người khác vì họ là những công dân. Chúng ta thừa
nhận tự do của họ để ngược lại,
tự do của chúng ta cũng được thừa nhận.
Lý do chúng ta góp phần vào điều tốt cho người
khác là niềm hy vọng được đáp lại bằng
điều tốt.
Loại thứ tư là yêu thương
nhân bản. Đó là tình yêu dành cho nhân loại nói chung. Nhược điểm của nó là một
tình yêu trừu tượng không có gì cụ thể: “Tôi yêu
nhân loại, nhưng tôi không thể dính dáng
gì với họ”.
Loại thứ năm là tình yêu Kitô giáo,
tóm tắt trong giới răn: “Anh em hãy yêu thương nhau,
như Thầy đã yêu thương anh em”. Ở đây chúng ta
đang nói về tình yêu thương vô vị lợi, yêu
thương cả khi chúng ta không được gì trong tình
yêu ấy. Tình yêu ấy vẫn luôn tồn
tại cho dù bị thù ghét và bách hại. Nó
không phải là một nhiệt tình đột biến,
nhưng là một quan hệ bền vững. Nó biểu lộ trong việc phục vụ, yêu mến
và hy sinh bản thân. Loại yêu
thương này chỉ có thể hoàn thành với sự giúp
đỡ của Chúa Thánh Thần.
Người ta nói rằng nếu bạn
làm một công nghiệp tốt, nhưng có một hậu ý
không nói ra thì tốt hơn không làm. Nhưng việc bác ái là
ngoại lệ duy nhất. Cho dù người ta làm việc
bác ái với một lý do không rõ ràng thì nó vẫn là một
hành động tốt và đem lại lợi ích cho người
khác, lý do của bạn không có gì quan trọng. Ngoài ra, việc tính ích kỷ và lòng quảng đại
cùng có mặt trong chúng ta làm cho điều tốt mà chúng ta
thực hiện càng được đáng khen. Nó đến từ một cuộc tranh đấu.
Người ta thường xem vấn
đề yêu thương là được yêu thương
hơn là trở thành một con người yêu
thương. Vì thế, mọi nỗ lực của người
ta là làm cho mình dễ thương, khả ái bằng việc
đạt đến sự thành công, có vẻ đẹp
mê hồn, có quyền lực hoặc giàu có… Và
như thế sau cùng họ không có tình yêu thương, bởi
lẽ họ được yêu thương không phải vì
chính họ mà vị sự vật họ có, hoặc sự
nghiệp họ đã hoàn thành. Nhưng nếu họ
trở thành một con người yêu thương, họ
có thể được yêu vì chính họ. Và
sau cùng, mọi người chúng ta muốn được
yêu vì chính mình. Những ai không được
yêu thì tìm cách cho người ta ngưỡng mộ mình.
Có ba tình trạng: (1) Không yêu
thương và không được yêu thương, điều
này xem ra giống hoả ngục trần gian. (2) Yêu
thương nhưng không được yêu thương
đáp lại –dù đây là điều đau khổ
nhưng vẫn tốt hơn tình trạng đầu tiên. (3)
Yêu thương và được yêu thương –đây là
tình trạng được chúc lành mà Đức Giêsu đã
vui hưởng: “Như Cha Thầy đã yêu mến Thầy,
cũng thế Thầy đã yêu mến anh em!”.
Yêu thương biểu lộ điều
tốt nhật trong con người đang yêu. Người ta sống trong sự tốt lành nhất
và rực rỡ nhất khi yêu. Họ giống như
một ngọn đèn toả sáng. Tình yêu là một
chọn lựa chớ không phải là một cảm nhận.
Nhưng từ chối yêu thương là bắt
đầu chết. Điều tệ hại nhất
là sự dửng dưng lạnh giá.
NHỮNG
CÂU CHUYỆN KHÁC:
1. Một
ông nọ người Hy Lạp, năm mươi tuổi
đã chết trong một nhà tế bần ở New York. Ông
đã có một đời sống tốt lành, theo lời ông nói. Ông đã muốn có lại
một đời sống tốt đẹp, muốn vui vẻ
bỏ bớt tiền bạc và sức khoẻ để
thực hiện điều ấy ở Mỹ, chỉ cần
ông có thể có lại vợ con, gia đình và có lại tình
yêu thương ngày nào. Tình yêu đã là một
điều quan trọng trong đời sống. Chính
tình yêu đã giữ cho mọi sự vật, ở bên nhau
và đem lại ý nghĩa cho đời sống. Hôm trước
ngày ông mất, ông đã nhắn lại cho những thành viên
của gia đình mà theo lời ông hay gây
gổ và xung khắc nhau. Ông nói với họ một cách
nghiêm trang rằng họ phải học yêu thương
nhau, phải cố gắng nhiều hơn để sống
yêu thương. Yêu thương là tất cả, tất cả.
Họ phải tin vào điều đó, vì đó là lời
nói của người sắp chết.
Đức Giêsu đã nói những lời
tương tự cho các bạn hữu của Người
trong đêm trước khi Người chết. Người đã cho họ một sứ
điệp đơn giản, rõ ràng: “Anh em hãy yêu
thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
2. Người
ta kể câu chuyện về một cậu bé mười
hai tuổi tên Stephen. Cậu bị què vì bệnh
viêm tuỷ xám. Cậu có một em trai Mark, mười
tuổi. Như những đứa con trai khác, chúng thường
đánh nhau, nhưng trong thâm tâm, chúng vẫn đối xử
tốt với nhau. Thỉnh thoảng Stephen
ganh tỵ với em mình có đôi chân mạnh khoẻ. Một
đêm kia, nó nằm mơ thấy mình ở
trong rừng sâu và huyền bí. Ở đó, nó đến một
hang động tối đen. Giữa hang động một
ngọn lửa cháy sáng. Kế đó, từ bóng tối một
người mặc áo choàng dài bước ra. Ông ta nói với
Stephen, ông là thần của khu rừng và để thưởng
cho người nào tìm ra hang động, người ấy
sẽ có một lời ước được thực
hiện –chỉ một lời ước thôi cho dù là ước
muốn điều gì.
Stephen
không cần nhiều thời gian để suy nghĩ. “Tôi muốn có một đôi chân khoẻ mạnh”
nó nói. Lúc đó, ông thần bỏ áo choàng ra và trước
khi Stephen hiểu được ý nghĩa, nó thấy mình nằm
lại trên giường. Em nó nằm ngủ ở
giường bên cạnh với những tiếng thở
đều đều. Ông thần giở
cái chăn ra khỏi đôi chân của Mark.
“Ông định
làm gì?” Stephen hỏi.
“Tôi sẽ
bắt đầu cuộc phẫu thuật” Ông thần nói.
“Cuộc
phẫu thuật gì?”.
“Chuyển
đổi. Khi cuộc phẫu thuật
hoàn tất, cậu sẽ có đôi chân của Mark còn nó sẽ
có đôi chân của cậu. Nhưng
đừng lo. Không ai biết được
đâu, người ta sẽ nghĩ rằng mọi việc
vẫn như cũ”.
“Tôi không
bao giờ nghĩ mọi việc vẫn như thế”
Stephen nói.
“Cậu
chắc không mong tôi lôi đôi chân khoẻ từ trong không khí
ra đó chứ?”.
Nhưng
Stephen ở trong tình trạng xúc động mạnh. Một hình ảnh loé ra trong tâm trí cậu. Cậu
thấy chính mình tự do chạy nhảy còn phía sau cậu,
em Mark của cậu kéo lê đôi chân của nó. Cậu không thể làm điều đó cho đứa
em trai của mình. “Tôi không muốn điều
đó” cậu hét to.
Khi nghe tiếng
hét, ông Thần già tức giận bỏ đi. Stephen vui mừng khi nhìn lại mình. Sáng hôm
sau, cậu thức dậy và nhìn sang em cậu. Nhớ lại
giấc mộng, cậu mỉm cười. Từ
ngày đó trở đi cậu không bao giờ cảm thấy
ganh tỵ với em cậu và yêu thương nó hơn bao giờ
hết.
Stephen muốn sống hạnh phúc
nhưng không phải bằng cái giá là gây ra đau khổ cho
em trai cậu. Hạnh phúc thật chỉ tìm thấy trong tình yêu
vô vị lợi. Yêu thương là đặt
người khác đừng trước mình.
|