GIỚI
RĂN MỚI: “CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU NHƯ THẦY
ĐÃ YÊU THƯƠNG CÁC CON”.
Chú giải của Fiches
Dominicales
VÀI ĐIỂM
CHÚ GIẢI:
1. Tiếng hô thắng trận.
Nằm ở giữa việc Đức
Giêsu rửa chân và diễn từ sau tiệc ly, trong đó,
nhiều ý tưởng lớn được Đức
Giêsu đề cập đến, đoạn Tin Mừng
này bắt đầu, ngay khi Giuđa vừa đi khỏi,
bằng tiếng hô thắng trận của Đức
Giêsu: "Giờ đây, Con Người được tôn
vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người".
X. Léon-dufour chú giải: "Từ lúc này trở
đi, Đức Giêsu thấy cái chết đã theo ngay
sau Người, Người cảm thấy được
Thiên Chúa tôn vinh độc giả cũng phải sống viễn
cảnh và lắng nghe Đức Kitô vinh quang lên tiếng"
Tác giả đoạn chú giải vừa
rồi viết tiếp: Từ “giờ đây" đánh dấu
một thời điểm. Nó diễn tả một xác tín
thuở đầu. Phục sinh xác nhận một giai
đoạn mới. Vượt qua cái chết, “Giờ
đây”, Đức Giêsu bước vào một khúc rẽ nhiệm
mầu, bỏ lại sau những điều kiện bình
thường của con người bị lệ thuộc
vào thời gian, nghĩa là hiện tại chỉ phát xuất
từ một quá khứ và hướng tới một
tương lai mờ mịt. Từ giờ trở đi,
hiện tại của Đức Giêsu là một hiện diện
vĩnh cửu trong vinh quang Thiên Chúa". ("Lecture de L’Evangile se
lon saint Jean, quyển III, Seuil, trg 50-51)
2. Từ “như”
chỉ một cội nguồn.
Người ta thường
trích lời Đức Giêsu: "Các con hãy thương yêu nhau",
nhưng lại hay bỏ nửa sau "như Thầy
đã yêu thương các con". Và nhiều người coi
từ "như" này như một liên từ so sánh: các
môn đệ được kêu gọi để bắt
chước sự xử thế của Thầy mình.
Nhưng, liên từ
"như" này của bản văn Tin Mừng không chỉ
biểu thị sự so sánh, mà còn biểu thị nguồn
gốc của tình yêu mà Đức Giêsu đòi hỏi
nơi các môn đệ mình. Có thể diễn dịch:
"Các con hãy yêu thương nhau, theo như Thầy đã
yêu thương các con", hoặc... "Các con hãy yêu
thương nhau... vì Thầy đã yêu thương các con
để các con yêu thương nhau như Thầy". Hoặc
“Các con hãy thương yêu nhau bằng tình yêu mà Thầy
đã yêu thương các con." X. Léon-dufour chú giải:
"Tình yêu của Chúa Con đối với các môn đệ
làm phát sinh lòng bác ái nơi các ông. Chính tình yêu của Người
lưu chuyển đến họ làm cho họ yêu
thương anh em, và họ được mến yêu. Tình
yêu của Đức Giêsu triển nở nơi các tín hữu
mang dấu ấn tình yêu Chúa Cha". (sđd, trg 82-83).
3. Tính cách mới mẻ
của giới luật yêu thương.
Yêu đồng loại.
Cựu ước đã biết đến đòi hỏi
này. Các triết gia ngoại giao trước Đức Giêsu
đã rao giảng tình yêu tha nhân, cả đến tình yêu
đối với thù địch.
Thế thì, tính cách mới
mẻ trong giới răn yêu thương huynh đệ của
Đức Giêsu là gì? điều mới mẻ này chính là
nơi bản chất của tình yêu huynh đệ mà các môn
đệ Đức Giêsu thể hiện: đó là tình yêu của
chính đức Giêsu thể hiện nơi họ. X.
Léon-dufour kết luận: "Một kỷ nguyên mới
đã khởi đầu. Qua các môn đệ của Chúa Con
mà tình yêu mạc khải từ nay hiện diện trong nhân
loại... tình yêu nhau giữa các môn đệ sẽ tỏ
bày cho mọi người, nghĩa là cho cả những
người lân cận chưa tin - họ thuộc về
Đức Kitô và nhờ Người mà nhân loại vượt
qua cái chết để tới sự sống” (Sđd, trg
84-85).
BÀI ĐỌC THÊM:
1. Hãy làm cho giới
luật yêu thương sáng lên
Từ nay, qua việc
chăm sóc người bất hạnh, người nghèo,
Giáo Hội và các cộng đoàn tỏ bày tình thương của
Thiên Chúa đối với con người và đồng thời
tỏ bày ý hướng cứu rỗi họ. Phải, Giáo
Hội đã nhận lãnh sứ mệnh đem vào hiện hữu
và lịch sử con người một luật có khả
năng làm sống động nhân loại bằng chính sự
sống của Thiên Chúa. Luật ấy là thế này: Hãy
thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương các
con. Thiên Chúa biết thời đại chúng ta đang kêu gào
lớn tiếng một luật sống khác với luật
sống của máu lửa, sắt thép đang huỷ diệt
khắp chốn. Hãy biết khiêm tốn
để làm sáng lên trong đời chúng ta, trong nhiệm vụ
của chúng ta, trong gia đình, cơ quan, nơi vui chơi
giải trí, trong lãnh vực kinh tế, chính
trị, một chút gì đó của giới luật yêu
thương.
2. Tình yêu-bác ái. lời
giảng đầu tiên của việc Phúc Âm hoá
Chỉ vương quyền
bác ái mới có thể thay đổi thế giới, mới
biến hận thù thành yêu thương, chiến tranh thành hoà bình. Chỉ "hãy yêu thương nhau
như Thầy đã thương yêu các con" mới có thể
tạo lập một mẫu người và xã hội huynh
đệ. Bác ái không thể định nghĩa được
bằng ngôn từ cảm tính hay sùng mộ. Olivier Clément viết:
Bác ái "không phải là đường mà là muối ".
Ngôn từ của bác ái "không phải là bạc nhược,
nhưng là tự chủ và dũng cảm". Thế giới
này nghĩ bác ái là điều khó và thậm chí không thể
thực hiện được. Bác ái đích thực không
tránh né bạo lực, mà là chuyển đổi nó thành sự
phấn đấu trong cuộc sống, là tạo lập
Công bình và Thẩm Mỹ.
Tình yêu, bác ái là công trình của
lòng tin, là dấu chỉ hữu hình và cần thiết để
chứng tỏ sự thuộc về Đức Kitô Phục
sinh. Nó là lời giảng đầu tiên của việc Phúc
âm hoá, là sự hiện diện trước
tiên có thể cảm nhận được của Đức
Kitô.
Nền văn minh tình yêu
là một mầm cây được trồng nơi thửa
đất gọi là Giáo Hội, là đầu cầu dẫn
vào vương quốc, với điều kiện là
trước hết, các Kitô hữu phải tập và có kinh
nghiệm yêu thương nhau, rồi mới có thể yêu
thương mọi người.
Tình yêu, bác ái là năng lực
vô song làm cho con người và xã hội có được sức
sống mới. Cuộc viếng thăm một hội
đường Do Thái ở Rôma của Đức Giáo Hoàng
đã nhắc nhở chúng ta điều này. Công cuộc giải
phóng của Kitô giáo phải hoàn toàn được hướng
dẫn bởi tính năng động của giới luật
yêu thương vĩ đại này.
|