TẬN
HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN.
Đức Giêsu nói “Sẽ không ai cướp
được đàn
chiên khỏi tay tôi được”. Bằng cách này, Người đang nhấn mạnh rằng đối với Người, đàn chiên quý giá đến
thế nào. Nếu có Người giúp đỡ, thì không bao
giờ có một điều xấu xa nào
có thể xảy ra cho
bất cứ người nào trong số họ.
Khi kẻ làm thuê trông
coi đàn chiên, thì lũ chó sói không gặp
rắc rối nào trong việc
rình bắt đàn chiên. Ngay khi kẻ
làm thuê nhìn thấy một con chó sói đang tiến
lại gần, thì hắn ta
liền bỏ rơi đàn chiên. Hắn chỉ nghĩ
đến một điều duy nhất là cứu
thoát người thân của mình mà thôi.
Người chủ tốt
lành của đàn chiên thì không như
vậy. Họ bảo vệ đàn chiên chống lại sự tấn công của lũ sói,
thậm chí họ còn sẵn
sàng liều mất mạng sống của mình nữa.
Thật không may, chúng ta đang
sống trong một thế giới mà đàn
chiên, đặc biệt là những
con cừu, thường
bị vồ chụp và vật
cho chết. Nhưng đây chính là một thế
giới mà trong đó, hơn bao giờ
hết, người
ta càng cần
đến người
chủ chiên tốt lành. Ngày nay, tất cả mọi sự đều có khuynh hướng to lớn ra và
được tập
trung hoá, làm cho việc
nhận biết và săn sóc
trở nên không dễ dàng gì, bởi
vì tất cả mọi sự đều mất đi tính chất con người. Trong hệ
thống này, con người được
thuê mướn và củng cố
vì hiệu quả công việc, chứ không vì tình
yêu và sự
quan tâm săn sóc, mà
họ có khả năng bày tỏ ra.
Ngày nay, người
chủ chiên tốt lành không chắc hẳn phải đương đầu
với một đàn chó sói. Nhưng họ có thể
phải đương
đầu với một điều gì đó còn
tệ hại hơn – một bè lũ
tội phạm. Philip Lawrence là một hiệu
trưởng tại
trường Công Giáo Thánh George ở Luân Đôn. Vào một ngày trong tháng 12 năm 1995, ông đã bị đâm nay bên ngoài trường học của ông, trong khi
đang cố gắng bảo vệ một trong số các học sinh
đang bị một tên côn
đồ tấn công, và ông
đã chết vì những vết thương quá nặng. Ông đã được
các thính giả cảu chương trình Thời Đại Ngày Nay ở đài phát thanh BBC bình bầu là Nhân Vật
Ấn Tượng nhất trong Năm. Ông nhận
được 23.130 phiếu
bầu, trên cả ông John Major, người sau này làm Thủ
tướng (18.260 phiếu).
Vợ ông đã nói
rằng chồng bà “chắc chắn sẽ cực kỳ bối rối về tất cả điều này. Ông ấy rất
khiêm tốn tới mức độ không tán thành chính
bản thân mình”. Thật là một điều
hay, khi biết rằng người ta vẫn còn
nhận ra sự vĩ
đại nơi một hành động giống như vậy. Và thật là
một điều
hay, khi biết rằng có người
nào đó có thể làm
được một
hành động như vậy, và nhìn vào
hành động này như là
một điều gì đó bình
thường và tự nhiên.
Philip Lawrence là một người chủ chiên nhân hậu đối với các học sinh
của ông. Ông đã
cố gắng tạo ra được
một môi trường an toàn trong đó
các học sinh có thể
được học
hỏi và phát triển, để có thể tự hào về bản
thân mình. Đối với ông, ông không
thể chấp nhận nổi sự việc cứ để mặc cho một
trong số các học sinh
của ông bị một tên côn đồ
đánh, mà không ra tay ngăn cản.
Philip Lawrence nhắc nhở cho tất
cả chúng ta rằng tình
yêu đích thực có nghĩa
là gì, và
tình yêu đó có thể
mang giá trị gì. Nếu chỉ yêu thương giới trẻ mà thôi
thì chưa đủ, mà chúng con phải được biết rằng chúng được yêu thương. Điều này
không chỉ áp dụng nơi
học đường
mà còn trong
gia đình nữa.
Lawrence đã lấy được sức mạnh và tinh thần
nơi đức tin
Kitô hữu của ông. Ông đang
mô phỏng theo tình
yêu của Đức Giêsu, Chúa chiên lành,
Đấng đã hiến mạng sống cho đàn chiên. Mạng sống của Người không bị lấy đi, cũng không phải theo
lệnh của Chúa Cha. Chính Người đã tự ý trao ban, và trao ban một
cách vui lòng. Người tự hiến
cho đàn chiên, để mang chúng về
đồng cỏ của sự sống đời đời.
Mỗi Kitô hữu được gọi là người
mang tình yêu thương và sự chăm
sóc. Chúa Nhật hôm nay là lễ của
những người
biết quan tâm đến kẻ khác. Lễ này khuyến khích và nâng
đỡ những ai đang cố
gắng noi guơng Chúa Chiên Lành, và
khêu gợi lương tâm của kẻ chăn thuê.
Những người bước theo
đường tình yêu thì tự
mở ra khả năng sẽ hạnh phúc hơn những
người khác, và cũng đau
khổ hơn. Nhưng, như Carlo Carretto nói: “Không có gì
là khủng khiếp trên trái đất này nếu điều
đó dạy cho chúng ta
biết yêu thương”.
|