“TA LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH” Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM
CHÚ GIẢI
1. Đức Giêsu, Đấng chăn
chiên lành.
Bản văn Chúa nhật này quá ngắn,
cần đưa trở lại văn mạch tổng thể
một chút. Vào dịp lễ Lều, sau khi chữa một
người mù bẩm sinh và anh ta bị trục xuất khỏi
hội đường, Đức Giêsu tỏ ra là một
"Đấng chăn chiên, hiến tặng đời
mình cho đàn chiên" (Ga 10,11)
Giờ đây, chúng ta trở lại lễ
Cung Hiến, lễ kỷ niệm hằng năm ngày cung hiến
đền thờ và bàn thờ thời Giuđa Macabê. Đức
Giêsu đi đi lại lại nơi hành lang Salômôn (nơi
mà sau khi Chúa về trời, các môn đệ thường tụ
họp, Cv 5, 12). Những người Do Thái - từ ngữ
chỉ chung các thù địch của Đức Giêsu, trong
Tin Mừng Gioan - tụ tập quanh Đức Giêsu (đúng
ra là "quanh Người": 10,22). Tin Mừng ghi: "Lúc
đó là mùa đông" (Ga 10,22); nói thế, để từ
thời tiết, chúng ta dễ nghĩ tới "sự
băng giá" của lòng người theo thánh Augustinô sẽ
viết sau này. "Nếu ông là Đấng cứu thế,
hãy nói huỵch toẹt cho chúng tôi biết đi".
Những người vây quanh không nắm
rõ nội dung từ Cứu thế, nên Đức Giêsu không
trực tiếp trả lời câu hỏi, Người kêu gọi
thính giả suy nghĩ về những công việc của một
vị Cứu thế, nhất là việc chữa người
mù bấm sinh mới đậy. A. Marchadour giải thích:
"Các phép lạ được coi như nhũng dấu
chỉ, nhờ đó mà nhận ra Đấng Cứu thế.
Rồi, Người tiếp tục đề tài người
chăn chiên, hình ảnh truyền thống của Đấng
cứu thế dòng dõi Đavít; ở đây, Người nhấn
mạnh đến những con chiên mà Chúa Cha trao phó cho
Người.
2. Làm một với Chúa Cha.
Và bây giờ, một đề tài mới,
cho tới lúc này, chưa đề cập tới lần
nào: sự thân mật với Chúa Cha: "Cha tôi và tôi, chúng
tôi là một". Một khẳng định xác lập cội
nguồn sứ mệnh của Đức Giêsu. Tình yêu của
Chúa Cha, một tình yêu toàn bích bao bọc các con chiên đến
nỗi không ai có thể cướp được một
con nào. "Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn
hơn tất cả và không ai cướp được
chúng khỏi tay Chúa Cha"
Đối với người Do Thái,
nói thế là quá quắt rồi. Phạm thượng? Ai lại
dám xưng mình là Cứu thế và lại còn thân mật quá
thế với Thiên Chúa. Họ lượm đá để
ném Người. Họ nói: "Ông chỉ là phàm nhân mà lại
tự cho mình là Thiên Chúa". Tác giả Tin Mừng kết
thúc: “Nhưng Người đã thoát khỏi tay họ”. Tác
giả như muốn mời chúng ta đọc đoạn
này dưới ánh sáng của cuộc tử nạn trên thập
giá và sự Phục sinh từ cõi chết. Với ánh sáng ấy,
chúng ta sẽ khám phá ra Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã
hoàn tất tới cùng sứ mệnh của mình bởi tình
yêu đối với các con chiên thế nào; trên con đường
sự sống nào, Người muốn dẫn đưa những
ai nghe tiếng Người và đi theo người; Mối
tình hiệp thông yêu thương nào với Chúa Cha mà Người
muốn dẫn đưa chúng ta tham dự vào?
BÀI ĐỌC
THÊM
1. Theo Đức Giêsu
(G.
Boucher, trong "Thiên đường tại thế").
Lạy Chúa, chúng con không muốn mình bị
đồng hóa với đàn súc vật. Con không thích là một
chú chiên chỉ biết đi theo người chăn
chiên..Con cũng không muốn kêu be be như con chiên. Con nói
điều con nghĩ, đi nơi con thích. Con không muốn
bị dắt đi.
Ngày nay, chúng con nhấn mạnh đến
sự thức tỉnh của lương tâm: mỗi
người sẽ chọn lấy hướng đì mà mình
muốn. Mong sao có trong tay phương tiện thực hiện
sự lựa chọn của mình. Ngày nay, chúng con thích chịu
trách nhiệm về số phận mình. Chúng con không muốn
trao tấm bảng trắng đời mình cho các nhà lãnh
đạo hoặc những người chúng con bầu ra
để họ muốn làm gì thì làm. Ngược lại, họ
phải trả lời cho chúng con về những việc họ
đã làm.
Nhưng, Chúa lại nói với con rằng:
giữa con và Chúa là sự hiệp thông. Mong sao Chúa nói lời
soi sáng và hướng dẫn đời con. Chúa thuộc một
bình diện hoàn toàn khác.
Nghe Chúa và đi theo con đường
Chúa đã vạch ra, con sẽ sống cuộc sống tốt
đẹp và trọn vẹn, cho tới nỗi cuộc sống
ấy sẽ không ngừng lại khi sự hiện hữu
trần thế chấm dứt. Cuộc mạo hiểm mà
Chúa dắt con đi sẽ dìm con vào sự sống vĩnh hằng.
Với Chúa, mọi sự sẽ đổi
khác. Chúng con không còn nguy cơ sẽ bị huỷ diệt nữa.
Không ai tiêu diệt được chúng con. Không gì có thể
xâm phạm đến chúng con.
Nghe lời Chúa và đi theo con đường
Chúa thiết lập là chúng con lên đường với
Chúa. Con muốn nói: với Thiên Chúa. Với Thiên Chúa của
sự sống và của sự vĩnh cửu. Với Thiên
Chúa mà Chúa đã gọi là Cha.
2. Ngày thế giới cầu nguyện
cho ơn gọi
(Sứ
điệp của Đức Gioan-Phaolô II).
Ngày nay, vẫn còn nhiều nguyên do cản
ngăn thanh thiếu niên và các bạn trẻ sống sự
thực của tuổi đời mình trong sự gắn bó
quảng đại với Đức Kitô. Biết bao bạn
trẻ đang đánh mất năng lực phát triển
đích thực.
Vậy nên mong đợi gì? Trong thâm tâm
mỗi thế hệ luôn ẩn tàng một ước muốn
tạo lập một ý nghĩa cho đời mình. Trên
hành trình cuộc sống, các bạn trẻ
luôn tìm một người biết thảo luận với
họ, những vấn đề làm họ bức xúc và
đồng thời đề ra được những giải
pháp, những giá trị, những viễn cảnh đầu
tư được sự dũng cảm đương
đầu với tương lai.
Điều người ta đòi hỏi
hôm nay là: một Giáo Hội biết trả lời cho sự
kỳ vọng của tuổi trẻ. Đức Giêsu mong
muốn thảo luận với họ qua thân thể người
là Giáo Hội. Người muốn đề nghị với
họ viễn cảnh của một chọn lựa có tính
quyết định cuộc đời Như Người
đã đồng hành với hai môn đệ trên đường
Emmaus, Giáo Hội ngày nay cũng phải lên đường
đồng hành với các bạn trẻ đầy ưu
tư, bất mãn và mâu thuẫn, để loan báo cho họ
Tin Mừng kỳ diệu của Đức Kitô phục
sinh.
Điều người ta đang cần
là một Giáo Hội cho các bạn trẻ, một Giáo Hội
nói chuyện được với lâm hồn họ, hâm
nóng con tim họ bằng niềm vui của Tin Mừng, bằng
sức mạnh của
Thánh Thể, một Giáo Hội biết
đón tiếp và mời gọi những ai đang đi tìm
mục đích cuốn hút toàn bộ cuộc sống của
họ; một Giáo Hội không sợ đòi hỏi nhiều
sau khi đã cho đi không ít; một Giáo Hội không sợ
đòi hỏi nơi bạn trẻ sự nhọc mệt của
một cuộc mạo hiểm cao thượng và chân chính,
cuộc mạo hiểm bước “theo" Tin Mừng.
|