Chiên Ta
thì nghe tiếng Ta.
Người
ta kể lại câu chuyện sau đây: Có ba tín hữu nọ,
một ông nhà nghèo, một ông nhà giàu và người thứ
ba là kẻ bất lương đều chết trong một
giờ và sau đó phải ra tòa Chúa phán xét. Thiên Chúa hỏi
ông nhà nghèo:
-
Vì lý do gì mà ngươi không lo
tìm hiểu và tuân giữ Lời Chúa ghi trong sách Koran.
Anh nhà
nghèo gãi tai và thưa:
-
Dạ! Lạy Chúa, vì con nghèo
quá, nên phải đầu tắt mặt tối lo kiếm
gạo nuôi thân, không còn gì cả.
Chúa trả
lời:
-
Ông Hellen đã nghèo hơn
ngươi rất nhiều thế mà có được chút
tiền là ông để dành một nửa để học
luật Chúa và khi nào không có tiền trả lệ phí thì ông
nhịn đói, đứng ngoài trường học nghe lóm
Rabbi Eliaza giảng giải Lời Chúa.
Và Thiên
Chúa quay sang hỏi ông nhà giàu:
-
Còn ngươi. Tại sao con
lại không tìm học hỏi và tuân giữ luật Chúa?
Ông nhà giàu
thưa:
-
Dạ, tại vì con phải
lo công việc quản trị của cải, tiền bạc
và các dịch vụ làm ăn. Bận bịu tíu tít, còn giờ
đâu mà học hỏi sự gì?
Thiên Chúa
phán:
-
Ngươi đâu có giàu có bằng
thầy Rabbi Eliaza, ông ấy có một trăm chiếc tàu
buôn bán đủ mọi thứ hàng hóa và rất bận rộn
với công việc kinh doanh, nhưng Rabbi Eliaza vẫn tìm ra
giờ để học hỏi luật Chúa.
Sau cùng,
Chúa hỏi tên bất lương:
-
Còn ngươi, kẻ gian ác.
Tại sao ngươi đã không học hỏi luật
Chúa?
Tên bất
lương tìm cách chữa lỗi:
-
Lạy Chúa, con bị các
đam mê lôi cuốn quá, nên không còn nghĩ đến gì khác
nữa.
Thiên Chúa bảo
hắn:
-
Ngươi đâu có bị
người ta cám dỗ và say mê như Giuse khi sống bên Ai
Cập xưa kia. Ngày đêm bị vợ
quan tổng quản Putipha níu kéo, rủ rê cám dỗ phạm
tội với bà ta mà vẫn chống trả tới cùng.
Thế là
cả ba người đều phải án phạt sống
xa rời Thiên Chúa và chôn vùi trong nơi khổ ải của
âm ty, âm phủ.
Là người Kitô hữu, ai trong chúng ta
cũng đều có bổn phận học hỏi, lắng
nghe và tuần giữ Lời Chúa. Đây là một bổn phận
thiêng liêng vô cùng quan trọng. Vì nó làm cho
phần rỗi chúng ta được bảo đảm.
Trong suốt cuộc đời rao giảng Tin Mừng, Chúa
Giêsu đã không đề nghị với con người
điều gì khác ngoài bổn phận lắng nghe Lời Chúa và
đem ra thực hành trong cuộc sống hằng ngày.
Đó là điểm thần học nổi bật
trong sứ điệp của bài Tin Mừng hôm nay.
Đây là chìa khóa thần học giúp chúng ta hiểu ý
nghĩa của trình thuật Chúa Giêsu Kitô, Người Mục
Tử nhân lành như thánh Gioan ghi lại trong bài Tin Mừng
hôm nay.
Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, từ
"hư mất" ám chỉ tội lỗi, con người
thất bại hoàn toàn trong cuộc sống ơn gọi
làm người và làm con cái Thiên Chúa của mình, phải chết
đời đời và xa rời Thiên Chúa vĩnh viễn.
Là thụ tạo được phát minh từ bàn tay nhân hiền
của Thiên Chúa, con người được đặt
định trở về với bàn tay yêu thương ấy,
nhưng con người đã phá đổ chương
trình ấy của Thiên Chúa khi phạm tội khước từ
Thiên Chúa và tự tôn mình lên địa vị của Thiên
Chúa. Vì thế, Thiên Chúa mới phải sửa chữa lại
bằng cách cho Đức Giêsu Kitô xuống thế làm
người và giao cho Chúa Giêsu chương trình cứu độ
cần phải hiện thực qua cuộc sống và lời
giảng dạy của Ngài. Chúa Giêsu đến
trần gian chính là để kiếm tìm những gì đã
hư mất. Đôi bàn tay của
Ngài cũng là đôi bàn tay của Thiên Chúa. Chương
tình cứu độ của Ngài thực hiện qua Tin Mừng
cứu độ. Nước Trời
cũng chính là chương trình của Thiên Chúa.
Hình ảnh người mục tử
nhân lành diễn tả sứ mệnh ấy của Chúa Giêsu
đối với nhân loại và không ai có thể giật mất
đoàn chiên tín hữu khỏi bàn tay của
Ngài. Trình thuật Chúa Giêsu là vị mục tử
nhân lành gồm một số động từ diễn tả
các bổn phận của chủ chăn và bổn phận
của tín hữu. Nếu viết chúng
thành hai cột song song, chúng ta thấy có tới bốn
động từ diễn tả bổn phận của chủ
chăn. Đó là nói, hiểu biết, hiến
mạng sống và gìn giữ. Trong khi đó chỉ
có hai động từ diễn tả bổn phận của
tín hữu là lắng nghe và đi theo.
Bổn phận đầu tiên của vị
chủ chăn là nói,
nghĩa là giảng dạy, huấn luyện, đào tạo,
khuyên nhủ, kêu mời, đề nghị, góp ý kiến. Đây là động từ bao gồm tất cả
mọi sinh hoạt rao giảng của Chúa và giáo huấn của
Giáo Hội. Từ việc tổ chức các khóa
tĩnh tâm, huấn luyện, đào tạo mọi thành phần
nhân lực mục vụ của cộng đoàn địa
phương cho tới việc dùng các phương tiện
và kỹ thuật truyền thông xã hội, báo chí, sách vở,
tài liệu, phim ảnh, băng hình, truyền hình... để
phổ biến, rao truyền Lời Chúa và phát triển lòng
tin của tín hữu.
"Nói" chứ không phải là nóng nảy,
bẳn gắt, la hét và mắng chửi tín hữu. Trong nghĩa này, "nói" là cả một
nghệ thuật gồm nhiều tập luyện mỗi
ngày, từ giọng điệu và kiểu cách cho tới các
cử chỉ, từ ngữ và hình ảnh làm sao để
giọng nói được ôn tồn, đầm ấm, và
truyền cảm, hình ảnh được đơn
sơ sáng sủa, rõ ràng, xúc tích và thích hợp hầu có thể
truyền đạt Tin Mừng của Chúa đến cho
tín hữu một cách hữu hiệu, xác tín và sâu xa hơn.
Làm thế nào để vị chủ chăn rao giảng
luôn làm giàu cho người nghe, thắp sáng lên trong tâm hồn
lòng họ ngọn lửa tinh thần, nung nấu đốt
cháy con tim họ và thúc đẩy họ
tiến gần Thiên Chúa.
Bổn phận thứ hai của vị
chủ chăn, tức là các Giám Mục, nam nữ Tu Sĩ
và Giáo Dân lãnh đạo cộng đoàn là hiểu biết. Trong ngôn ngữ Kinh Thánh,
hiểu biết có nghĩa là bước vào trong
tương quan hiệp thông với tha nhân. Hơn ai hết,
vị chủ chăn phải là người có các liên hệ
huynh đệ nhân bản với tín hữu, biết chú ý
đến sự khác biệt, không lẫn lộn tinh thần
hiệp nhất với sự đồng nhất máy móc một
chiều, không lẫn lộn cuộc sống với cảnh
chạy việc, không lẫn lộn trật tự với
cảnh rộn ràng vô hồn. Nhưng để có thể
hiểu biết tín hữu, vị chủ chăn cần phải
tiếp xúc và nhất là biết lắng nghe họ nói, biết
cố gắng nhìn mọi người với con tim của mình, sẵn sàng học hỏi
nơi tín hữu của mình. Các tín hữu có thể cho các vị
chủ chăn biết bao nhiêu là bài học quí giá trên mọi
bình diện cuộc sống, từ các đức tính xã hội,
nhân bản cho đến các nhân đức Kitô, lòng tin, cậy,
mến và sự thánh thiện.
Bổn phận thứ ba của chủ
chăn là hiến mạng sống mình cho cộng đoàn tín
hữu, chết cho họ và vì họ. Nói đúng ra, trừ các
trường hợp bắt đạo bình thường thì
chủ chăn ít khi phải chết vì tín hữu. Những
điều mà Thiên Chúa và mọi tín hữu đều mong chờ
là các chủ chăn sống hoàn toàn và trọn vẹn cho cộng
đoàn, dành trọn khả năng, sức lực, thời
giờ, của cải và toàn cuộc sống của mình cho
tha nhân. Biết noi gương Chúa Giêsu kiên nhẫn,
quảng đại, sống sát với tín hữu.Chia sẻ
mọi vui buồn âu lo của họ và trở thành anh em
đại đồng của mọi người. Nghĩa là vị chủ chăn không sống cho
mình mà sống cho Chúa và cho cộng đoàn.
Bổn phận thứ tư của chủ
chăn là giữ gìn để tín hữu khỏi bị sói
dữ cắn xé để họ không xa Chúa, rời bỏ
Giáo Hội, và mất đức tin. Trong thế giới ngày nay, nhiều khi
rất khó nhận diện ra sói dữ, nhưng muốn bảo
vệ cộng đoàn, vị chủ chăn phải để
lợi ích thiêng liêng mà các linh hồn và hạnh phúc của
tín hữu lên trên hết trong mọi sinh hoạt thường
ngày chứ không phải các lợi lộc riêng tư, danh dự
của mình hay thứ gì khác.
Về phần các tín hữu bổn phận
thứ nhất là biết lắng nghe để cho
Lời Chúa thấm sâu vào lòng mình và quyết định sống
theo những gì Chúa nói, thực hành mọi
giáo huấn của Chúa trong mọi hoàn cảnh sống
thường ngày. Thái độ vâng lời ấy phải
thể hiện ra trong việc cộng tác, tham gia, đóng
góp vào các sinh hoạt của cộng đoàn tùy các tài khéo và
bằng khả năng vật chất cũng như tinh thần
của mình làm sao để cải tiến cộng đoàn,
để biến nó thành một môi trường sinh động
tươi vui, tràn đầy yêu thương, bác ái
tương trợ lẫn nhau như trong cộng đoàn
Kitô tiên khởi thời các thánh tông đồ. Cộng đoàn tham gia và đóng góp chứ không phải
đứng ngoài chỉ trích, phê bình chửi rủa hay phá
đám. Bởi vì nếu nghe Lời Chúa
mà không hoán cải và thay đổi nếp sống cá nhân,
gia đình cộng đoàn và xã hội tức là khước
từ Chúa; từ chối Lời Ngài là chối bỏ lòng
tin của mình.
Bổn phận thứ hai của tín hữu
là đi theo, bước theo Chúa Kitô Phục
Sinh để tiến về
cuộc sống vĩnh cửu, để tiến về
Đất Hứa. Do đó, hành trình của Kitô hữu phải
là hành trình tươi vui, phấn khởi. Cuộc sống
của Kitô hữu phải là cuộc sống sinh động,
nhiều sáng kiến nhiều đóng góp. Khi đóng góp rõ
ràng được mục đích của mình, Kitô hữu mới
sẵn sàng hiến thân hy sinh và kiên trì trong những lúc gặp
chướng ngại, thử thách, khó khăn và cám dỗ. Với
ý thức đó, vâng lời có nghĩa là hiểu biết
trách nhiệm cao độ mình phải có đối với
các chủ chăn và các anh em khác trong cộng đoàn, thông cảm
những khó khăn, những yếu đuối và khả
năng hạn hẹp của họ và cố gắng xây dựng
bù đắp cho nhau.
|