Thiên Chúa không bỏ
con người - McCarthy
Suy Niệm
1. CHỊU ĐAU KHỔ VÌ CHÚA
Bài đọc từ sách Công Vụ Tông
Đồ kể lại sự đối kháng mà các tông
đồ đã gặp phải, từ phía những nhà lãnh
đạo Do Thái. Các ông vẫn
vượt qua điều này với lòng tin vĩ
đại, đặc biệt là Phêrô. Thật
khó mà tin rằng đây cũng chính là người mà chỉ
một thời gian trước đây đã từng chối
Chúa Giêsu đến ba lần. Thế mà
hiện nay, ông đã giữ vững lập trường của
mình, và can đảm làm chứng cho Đức Giêsu. Và
ông đã phải chịu đau khổ vì quan điểm của
mình: ông và các Tông đồ đồng môn của ông đều
bị đánh đòn. Nhưng họ đều
vui mừng được chịu đau khổ vì Đức
Giêsu. Từ đâu mà Phêrô có được lòng can
đảm mới mẻ đến thế? Ông có được
lòng can đảm nhờ ở Chúa Thánh Thần, và nhờ sự
nâng đỡ của các Tông đồ đồng môn của
ông.
Thật may mắn là kể từ thời
các Tông đồ, nhờ ơn Chúa, vẫn có những Kitô hữu
có khả năng vượt qua được nỗi sợ
hãi, và làm chứng cho Tin Mừng, ngay cả trong những
hoàn cảnh khó khăn nhất.
Tháng 3 năm 1983, Irina Ratushinskaya, một
thi sĩ người Nga, đã bị kết án 7 năm lao
động khổ sai, và 5 năm lưu đày biệt xứ.
Bà bị kết tội là đã viết ra loại
thơ ca mà nhà cầm quyền không tán thành. Ở trong
tù, bà đã phải chịu đựng những cảnh bị
đánh đập, ép ăn và bị giam hãm một mình trong
những điều kiện băng giá lạnh buốt. Bà
bị gia tăng chứng rối loạn tim,
gan, thận, và viêm phổi. Ngay cả trong những
tình trạng như vậy, bà vẫn tiếp tục lén viết
ra những bài thơ trên những mẩu giấy, rồi gửi
nhờ qua những người lính gác và khách đến
thăm nào có thiện cảm với bà. Tháng
10 năm 1986, bà được phóng thích.
Lòng tin Kitô giáo của bà là yếu tố
quan trọng đối với sự tồn tại của
bà. Bà nói “Khi
bạn lâm vào cảnh rắc rối, bị áp lực, thì
dường như Thiên Chúa luôn luôn gần gũi với bạn
hơn. Khi còn ở trong trại, Người
luôn đặt tay lên vai, để nâng đỡ chúng tôi”.
Một yếu tố khác giúp cho Irina tồn
tại được trong trại giam, đó là mối
tương quan thân thiết đến độ khó tin mà
bà đã có được, với 12 người phụ nữ
tù nhân lương tâm khác ở trong trại. Cảnh hiểm
nguy đã nối kết con người lại với nhau.
Với tốc độ tiến triển và những sức
ép của lối sống hiện đại, chúng ta phải
tự mình thấm nhuần tư tưởng rằng chính
qua tai nạn hoặc một cơn bệnh
nào đó, mới dạy cho chúng ta một bài học rằng
chúng ta lệ thuộc vào nhau nhiều đến thế
nào.
Irina và các bạn đồng hành với
bà thường xuyên đình công bằng cách nhịn đói,
nếu một trong những người của họ bị
ngược đãi. Bà nói “Tôi cảm thấy sung sướng vì tất
cả chúng tôi đều sống sót”. Trong
suốt thời gian tôi còn tại đó, có một phần
ba người trong trại dành cho nam giới đã bị
chết. Hiện nay, tất cả các phụ
nữ sống trong trại đều là người Công
giáo, mặc dù lúc đầu, họ chưa biết Chúa.
Một người trong số họ đã trở thành nữ
tu.
“Lòng tin của tôi cũng dạy cho tôi
cách ngăn chặn, không để cho đời sống
tâm lý bị tác hại do lòng hận thù và cay đắng.
Kinh nghiệm đã dạy cho tôi rất nhiều về khả
năng vĩ đại của tinh thần con người,
để vẫn có thể sống hạnh phúc, bất chấp
bất cứ hoàn cảnh nào”.
Những người giống như
Irina và các bạn của bà là một nguồn cảm hứng
cho chúng ta. Họ lan truyền những khả năng yêu
thương và can đảm của con người. Thật
dễ dàng tin tưởng nơi Thiên Chúa, khi bạn đang
quỳ gối với đôi mắt nhắm, cũng như
thật dễ dàng là một người Kitô hữu, khi bạn
sống cách xa sự phản đối và những thử
thách của thế giới con người. Nhưng
quả thật là một tôn giáo nghèo nàn, khi tin tưởng
rằng chỉ có thể tìm thấy Thiên Chúa tại những
nơi ở cách xa thế giới. Không thể nào giam
hãm Thiên Chúa theo cách đó được.
Chúng ta là những môn đệ của
Đức Giêsu. Người tuỳ thuộc vào chúng ta, trong việc
mang lời chứng cho Người đến với thế
giới ngày nay. Chỉ có vài người
trong chúng ta sẽ được kêu gọi chịu đựng
những điều mà các Tông đồ, hoặc những
người giống như Irina và các bạn của bà
đã phải chịu đựng. Nhưng
có thể chúng ta phải đương đầu với
một điều gì đó cũng khá tồi tệ –thói vô
cùng lãnh đạm của những người đồng
hành với chúng ta.
Chúng ta không thể nói trước
được là ơn gọi Kitô hữu sẽ dẫn
đưa chúng ta đi đâu, hoặc sẽ đòi hỏi
gì từ nơi chúng ta. Nếu
chúng ta nhìn thấy những nơi đó, có lẽ tâm hồn
chúng ta sẽ bị khiếp sợ và sẽ mất đi sự
can đảm. Về phương diện này,
chúng ta giống như Phêrô. Khi lần
đầu tiên đáp lại tiếng gọi của Đức
Giêsu, ông không hề có ý tưởng rằng tiếng gọi
đó sẽ dẫn đưa ông đến với cái chết
vì đạo. Nhưng mặc dù ơn gọi Kitô hữu
đòi hỏi bất cứ điều gì nơi chúng ta, thì
chúng ta sẽ được đáp trả lại gấp
trăm lần.
Suy Niệm
2. TIẾNG GỌI THỨ HAI.
Ngày xưa, có một người đốt
lửa. Vào
một đêm mùa đông, anh đang trở về nhà thì tuyết
rơi. Trong khi đang đi trên một con đường
tắt băng qua một vùng đất rộng, anh nhìn thấy
có ánh lửa. Nhưng hầu như không hề có ngọn lửa,
mà chỉ có một bó củi cháy âm ỉ. Một nhóm người
đang tụ họp chung quanh mình, không
giúp họ chống lại được sự giá lạnh
cắt da. Anh dừng lại, nhưng chỉ
trong một giây lát hết sức ngắn ngủi. Anh cảm thấy không dễ chịu khi đến
với những người này. Sau khi
đã nói vài câu về giá trị của ngọn lửa, anh
lỉnh đi mất. Tuy nhiên, chẳng
bao lâu sau khi rời bỏ họ, anh cảm thấy bất
ổn. Anh nghĩ rằng nếu chỉ
cần sẵn lòng dành ra thì giờ và chấp nhận khó chịu,
thì anh có thể nhóm lửa lên rồi. Nhưng
sau đó, nếu trong quá trình làm công việc này, anh bị
nhiễm bệnh viêm phổi thì sao? Và rồi chắc chắn là họ sẽ đánh
giá được những nỗ lực của anh.
Đi xa thêm một chút, dưới một
mái nhà, anh gặp một nhóm người khác đang ngồi
chung quanh một ngọn lửa cháy sáng rực.
Khi nhận ra vẻ đói mệt của anh,
họ kêu lên “Mời anh vào! Mời anh vào!”. Anh không để cho họ mời
lần thứ hai. Anh đã ở lại
lâu hơn anh dự định. Cuối
cùng, khi anh ra đi, cả bọn họ đồng thanh nói
“Cám ơn anh đã ghé qua”.
Khi đã về đến nhà, anh tiến
thẳng đến giường. Đêm hôm đó, anh có một
giấc mơ, qua đó Chúa hiện ra với anh và nói “Ta chỉ
định cho con làm người đốt lửa,
nhưng con đã không đáp ứng được nhu cầu
của Ta”. Đó là tất cả những
lời mà Chúa nói. Ngay tức khắc,
người đốt lửa tiếp nhận được
thông điệp này. Anh thức dậy và
không thể ngủ lại được nữa. Anh nhớ lại những ngày đầu tiên của
mình, trong tư cách là một người đốt lửa.
Sau đó, anh trở về nhà với tâm trạng
phấn khởi làm sao. Công việc của
anh quả thật là một công việc tốt đẹp
– mang hơi ấm đến cho cuộc sống của những
người bị lạnh lẽo.
Nhưng rồi anh chẳng còn ý tưởng
nào về những hy sinh khó nhọc, mà lời mời gọi
trong công việc của nah sẽ đòi hỏi nơi anh. Anh cũng chẳng suy
nghĩ nhiều về việc đốt lửa có thể
bừa bãi như thế nào, và người ta có thể không
đáp ứng và không biết đánh giá ra sao. Nhưng theo năm tháng, anh đã hiểu rõ tất cả
những điều này. Hậu quả là ngọn
lửa tình yêu của anh bị phai mờ. Càng ngày, anh càng lạnh nhạt với ơn gọi
của mình.
Nhưng vào cái đêm khốn khổ này,
cái đêm mà anh dò xét được chiều sâu nơi sự
yếu đuối của mình, cái đêm mà thói ích kỷ của
anh đã bị phơi bày ra một cách rất ư phũ
phàng, cái đêm mà nhu cầu riêng đối với hơi ấm
đã biểu lộ ra cho anh một cách đau đớn,
thì một lần nữa, ánh lửa nơi ơn gọi của
anh đã được nhen nhúm lên trong tâm hồn anh. Anh quyết tâm là ngay hôm sau, anh sẽ lại trở
thành một người đốt lửa cho tất cả
mọi người. Và anh đã thực
hiện điều đó.
Có hai tiếng gọi của Phêrô đã
được thuật lại trong các sách Tin Mừng. Tiếng
gọi đầu tiên xảy ra vào lúc bắt đầu sứ
vụ của Đức Giêsu (Mc 1,16-18). Tiếng gọi thứ hai xảy ra sau khi Người
sống lại, và được tường thuật
trong bài Tin Mừng hôm nay. Hai tiếng gọi
đó cách nhau ba năm. Trong suốt thời
gian này, rất nhiều sự kiện đã xảy ra đối
với Phêrô. Ông đã phát hiện được nhiều
điều về con người đã kêu gọi ông, về
công việc mà ông được kêu gọi, và vượt
lên trên tất cả, đó là ông phát hiện được
chính bản thân mình. Khi tiếng gọi thứ
hai xảy đến, Phêrô là một con người khôn
ngoan hơn và khiêm tốn hơn. Do đó, so với tiếng
gọi thứ nhất, thì lời thưa “Xin vâng” của
ông đối với tiếng gọi thứ hai trưởng
thành và sáng tỏ hơn rất nhiều.
Câu chuyện của Phêrô là một câu
chuyện về lời mời gọi, sự sa ngã và lại được mời gọi.
Điều này chứng tỏ rằng tiếng gọi của
Thiên Chúa không hề loại bỏ sự sa
ngã. Ơn gọi không phải là điều gì
đó mà người ta chỉ cần lắng nghe và đáp
lại nhiều lần. Mỗi ngày, một phần của
con đường mà chúng ta đã chọn lựa lại
được mở ra trước mặt chúng ta, đây
là một phần con đường mà trước đây,
chúng ta chưa hề đặt chân lên. Và khi người ta
đi trên phần con đường đó, thì tiếng gọi
lại trở nên càng sâu xa hơn, và việc đáp trả
càng trở nên nội tâm hơn và cá nhân hơn.
Tất cả những ơn gọi
đều là ơn gọi đối với tình yêu –yêu mến
Chúa và yêu mến chiên mẹ và chiên con trong đàn chiên của
Người (nghĩa là những anh chị em của chúng ta
trong cộng đoàn).
|