Tôma đa nghi – Flor
McCarthy
(Trích
trong ‘Phụng Vụ Chúa Nhật và Lễ Trọng’)
Bài giảng 2: Học hỏi từ Tôma
Thật dễ sai lầm
khi cho rằng những ai đã nhìn thấy Đức Giêsu,
thì dễ có lòng tin hơn so với chúng ta. Tin Mừng chứng
tỏ rằng có nhiều người đã được
nhìn thấy Đức Giêsu, nhưng vẫn không có lòng tin
nơi Người. Nhìn thấy không nhất thiết là tin.
Động tác tin tưởng lôi kéo theo một quyết
định tin tưởng.
Trên thực tế,
Tin Mừng còn cho thấy rằng ngay cả các Tông đồ
mà còn có vấn đề về lòng tin. Tôma không phải là
người Tông đồ duy nhất nghi ngờ về sự
sống lại. Tất cả các Tông đồ đều
như vậy cả. Thánh Maccô kể cho chúng ta nghe rằng
khi Đức Giêsu hiện ra với họ vào buổi tối
Phục sinh, “Người khiển
trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu
tin những kẻ đã được thấy Người,
sau khi Người chỗi dậy”. (Mc 16: 14).
Chúng ta có thể thông
cảm cho các Tông đồ. Cảnh Đức Giêsu bị
đóng đinh đã làm cho họ bị tuyệt vọng. Họ
đã dành cho Đức Giêsu một tầm quan trọng lớn
lao. Họ đã bỏ hết công việc của mình, và
để lại mọi sự để đi theo Người.
Thế mà Người lại đột ngột ra đi.
Càng nghe nói thật về cái chết của Người,
thì sự mất mát của họ càng trở nên lớn lao
hơn. Giá trị và ý nghĩa của tất cả mọi
sự đều bị đe doạ: tình bạn đồng
hành, lòng tin và toàn bộ cuộc sống của họ.
Và rồi một
điều không thể tin nổi đã xảy ra – một
lần nữa, Người lại đứng giữa họ.
Việc đầu tiên mà Người làm, là chỉ cho các
ông nhìn thấy những vết thương của Người.
Tại sao Người lại làm như vậy? Trước
hết, bởi và những vết thương này giúp cho các
ông nhận ra Người chính là Đấng đã bị
đóng đinh. Thứ hai, những vết thương này
là bằng chứng tình yêu của Người đối với
họ. Tình yêu phải được chứng tỏ bằng
những hành động cụ thể. Sau đó, Người
còn mời gọi các ông “nhìn xem
và sờ tay vào”.
Trường hợp
của Tôma đặc biệt soi sáng chúng ta. Ông đã chứng
tỏ một sự chân thành thật thú vị. Ông không hề
cố gắng che đậy những nghi ngờ của
mình. Người ta thường nhìn sự hoài nghi như là
một dấu hiệu của sự yếu đuối.
Chúng ta thường hay mang mặc cảm tội lỗi, vì
đã có những hoài nghi. Nhưng hoài nghi có thể là một
điểm nói lên sự đang phát triển, là một hòn
đá bước lên để đi vào sự hiểu biết
sâu xa hơn. Đây là điều chắc chắn đối
với Tôma, bởi vì trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, ông đã
tiến tới việc diễn tả lời tuyên xưng
cao cả nhất về lòng tin nơi Đức Giêsu: “Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của
con”.
Ở nơi đây,
trên trái đất này, người ta không thể tuyệt
đối biết chắc chắn về những điều
thiêng liêng. Nếu biết chắc chắn, thì không còn cần
đến lòng tin nữa. Sự tuyệt đối chắc
chắn có thể đưa đến thói kiêu ngạo,
không khoan dung và sự ngu xuẩn. “Kẻ tin nào không bao giờ tỏ ra hoài nghi, thì không
phải là kẻ tin nữa” (Thomas Merton).
Một cộng
đoàn đều có thể rút được kinh nghiệm
từ một nhân vật như Tôma, nghĩa là một
người có can đảm đặt ra những câu hỏi
mà không một người nào khác dám hỏi. Đó là người
chân thành, người như vậy cũng giúp cho những
người khác giữ được chân thành. Họ làm
cho những kẻ tin tức giận, khi bày tỏ sự mỏng
dòn nơi lòng tin của họ; họ làm cho những kẻ
hoài nghi tức giận, khi làm cho những người này cảm
thấy sự dằn vặt của nỗi trống rỗng
trong tâm hồn.
Sau khi chế ngự
được khủng hoảng lòng tin của mình, Thánh
Tôma đã tiếp tục can đảm làm chứng cho Đức
Giêsu, và trở thành một trong những nhà truyền giáo
vĩ đại nhất của Giáo Hội tiên khởi.
Theo truyền thống, ngài đưa Tin Mừng tới tận
Ba Tư, Syria và Ấn Độ,
là nơi ngài chịu tử đạo. Thánh Tôma là người
Tông đồ đầu tiên chịu chết vì đức
tin.
Đức Giêsu mời
gọi chúng ta tiếp cận với Người trong lòng
tin, và nhìn vào những vết thương của Người.
Mặc dù chúng ta không được đụng chạm vào
Người về mặt thể lý, nhưng chúng ta vẫn
có thể tiến lại gần Người về mặt
thiêng liêng. Và chúng ta cũng được kêu gọi mang lời
chứng đến cho những người khác. Công việc
của Chúng ta là làm cho Đức Giêsu trở thành “nhìn thấy được”
trên thế giới. Các môn đệ đầu tiên đã
làm theo cách này. Một khi đã được nhìn thấy
Đức Kitô, họ cảm thấy bắt buộc phải
làm cho người khác nhận biết người.
Thế giới ngày
nay đầy rẫy những kẻ hoài nghi và không tin
tưởng. Cách thức duy nhất khiến cho họ
được biến đổi trong lòng tin, đó là làm
như thể họ “nhìn thấy”
Đức Giêsu và “đụng
chạm” vào Người thông qua những kẻ đi
theo Người. Nhưng kẻ đi theo Người lại
không hề có vết thương tình yêu để bày tỏ
ra cho họ, vì thế, chưa chắc có thể thuyết
phục được những kẻ không tin.
Xin cho chúng ta xứng
đáng được kể và số những người
mà Đức Giêsu chúc phúc, nghĩa là “những kẻ không thấy mà tin”
Bài giảng 3: trào lưu chính thống
“Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người,
nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, và không đặt
bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Tôma đang tìm kiếm sự tuyệt đối chắc chắn.
Chúng ta có thể gọi ông là một người theo trào
lưu chính thống. Đối với người theo trào
lưu chính thống, vấn đề chỉ là trắng hoặc
đen. Nếu có một điều gì đó chưa đích
thực theo sát nguyên văn, thì đúng là điều đó
không hề có thật.
Ngày nay, trào lưu chính thống đang trên đà gia tăng.
Vì sự thiếu chắc chắn gây ra nỗi e ngại, nên họ có rút lại vào trào lưu
chính thống. Trào lưu này có thể rất hấp dẫn.
Đối với người theo trào lưu chính thống,
đường lối phải thẳng tắp, câu trả
lời phải đơn giản. Nhưng trào lưu chính
thống là một cách thức nghèo nàn trong việc nhìn nhận
chân lý. Điều này tước đoạt mất sự
phong phú của lòng tin, hậu quả là đưa đến
một thứ tôn giáo cứng rắn, đơn giản,
thuần theo luân lý và độc đoán. Điều này làm
cho người ta biến thành một đám người chỉ
đi theo đúng một đường lối, hơn là một
nhóm người bao gồm những cá nhân, mỗi người
đều có câu chuyện riêng của mình để kể
ra, và một đường lối đặc biệt
riêng để đi theo.
Sau đây là một
câu chuyện ngụ ngôn: có hai người đi đường
tự nhận thấy mình đang giáp mặt với một
cánh rừng. Bởi vì chung quanh đó không còn một con
đường nào, nên họ không còn chọn lựa nào
khác, ngoài cách phải băng qua cánh rừng đó. Tự
nhiên họ cảm thấy khiếp sợ, họ e ngại
rằng mình có thể bị lạc lối trong rừng.
Nhưng họ thật may mắn khi gặp được
một người gác rừng, người này đã cho họ
một bản đồ vạch ra những con đường
mòn đi xuyên qua rừng.
Sau khi xem xét tấm bản
đồ, thì người thứ nhất phát hiện
được một con đường mòn dường
như có vẻ đi thẳng trực tiếp nhất, và
anh ta đã kiên quyết đi theo con đường mòn
đó. Khi làm như vậy, anh đã tìm kiếm được
nhiều thì giờ, lo lắng và nguy hiểm. Nhưng anh ta
cũng tự làm cho mình mất đi cơ hội khám phá
được vẻ phong phú cả khu rừng.
Người thứ
hai nghiên cứu từng chi tiết của tấm bản
đồ một cách cẩn thận. Anh đã ghi nhận rằng
những con đường mòn chính không chỉ xuyên suốt
được khu rừng, mà còn là những lối đi ngắn
hơn nhiều. Đối với anh, không nhất thiết
là phải tuyệt đối theo sát tấm bản đồ,
nhưng mục đích chính của tấm bản đồ
này là nhằm cung cấp cho anh những phương hướng,
đế mặc dù đang ở bất cứ chỗ nào
trong rừng, anh cũng sẽ không bị lạc lối.
Khi sử dụng bản đồ theo cách này, là mở ra
cho anh toàn thể khu rừng, và giúp cho anh phát hiện
được tất cả vẻ phong phú sẵn có của
nó.
Khu rừng tiêu biểu
cho thế giới của chân lý. Tấm bản đồ
tiêu biểu cho đức tin của người Kitô hữu.
Những con đường mòn tiêu biểu cho các học
thuyết về đức tin.
Người thứ
nhất tiêu biểu cho loại người theo trào lưu
chính thống. Anh ta suy nghĩ về các học thuyết
đức tin theo một cách thế hẹp hòi, theo sát từng
chữ và dường như không liên quan gì đến những
gì còn lại của cuộc sống. Người thứ
hai đã sử dụng cũng những chân lý đó để
cung cấp cho anh những phương hướng. Bằng
cách này, những chân lý đó mở ra tất cả cho anh.
Chúng giúp anh có thể tự đắm mình vào cuộc sống,
với tất cả những nét phong phú đa dạng và
tuyệt vời của nó. Chúng đem đến cho anh một
chiếc chìa khoá, để giải mã mầu nhiệm của
cuộc sống.
Đức tin của
người theo trào lưu chính thống tạo ra một
đường lối an toàn. Đức tin này bảo về
người đó khỏi phải làm một công việc
khó nhọc, đó là đi tìm kiếm ý nghĩa và những
giá trị của bản thân mình. Nó giảm bớt cho
người đó khỏi nỗi lo lắng phải
đương đầu với sự chọn lựa, với
trách nhiệm, và sự thay đổi liên tục trong ý thức
về bản thân mình. Trào lưu chính thống là một
đức tin đã được xác nhận bằng sự
thiếu tự tin.
Đối với một
người theo trào lưu chính thống, tôn giáo chỉ là một
phần của cuộc sống. Còn đối với
người không đi theo trào lưu chính thống, tôn giáo
chính là cuộc sống được nhìn và sống theo viễn
cảnh tôn giáo. Mỗi sự kiện đều được
tiếp nhận gấp đôi, nếu không muốn nói là gấp
ba lần ý nghĩa, và do đó, từng sự kiện lại
được phong phú hơn và bí nhiệm hơn. Đức
tin lấp đầy cuộc sống của chúng ta bằng
những sự kiện mà, nếu không có chúng, thì cuộc sống
của chúng ta sẽ không có ý nghĩa, và linh hồn của
chúng ta sẽ bị khô héo và chết đi.
Đức Giêsu không
cổ vũ cho trào lưu chính thống. Người không muốn
những kẻ đi theo Người cách mù quáng. Trái lại,
Người đã cố gắng mở mắt mọi
người, mà không hề đe doạ hoặc ép buộc
ai cả, Người chỉ mời gọi, mong muốn
người ta tự nguyện đi theo Người, bằng
tất cả sự sáng suốt của họ. Và Người
còn đi đến chỗ mong muốn chúng ta co
thể có được sự sống, không chỉ ở
cuộc sống mai sau, mà còn ở nơi đây, trên trái
đất này nữa, để có được một
cuộc sống dồi dào.
Tiếp Cận Khác: Khủng hoảng đức
tin
Tông đồ Tôma
đã trải qua một cơn khủng hoảng đức
tin. Nhiều người cũng đang khủng hoảng
đức tin. Tolstoy là một con người mẫu mực,
ngoại trừ cuộc sống của ông cũng đang bị
một cơn khủng hoảng về mặt ý nghĩa.
Năm 1879, ông
được 51 tuổi. Ông có lý do để mãn nguyện
với chính mình. Ông đã hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết,
Chiến tranh và Hoà bình và Anna
Karenina. Nếu ông không viết một tác phẩm nào khác
nữa, thì hai cuốn tiểu thuyết này đủ đảm
bảo cho ông có một vị trí xứng đáng trong cuốn
sử biên niên của nền văn học thế giới.
Văn phong của hai cuốn sách này đã giúp cho ông có thể
diễn tả được tính cách vĩ đại và khả
năng sáng tạo của ông. Đáng lẽ ông rất hạnh
phúc. Tuy nhiên, ông lại cảm thấy đau khổ. Ông cảm
thấy cuộc sống của mình không có ý nghĩa. Có một
câu hỏi cứ lảng vảng trong ông: “Liệu có bất cứ ý nghĩa nào trong cuộc sống
của tôi sẽ không bị cái chết huỷ hoại
đi chăng?”.
Đối với
ông, đây là một thời kỳ nguy hiểm và đau
đớn –ông đã từng dự tính tự tử. Ông tìm
kiếm một lời giải đáp cho những câu hỏi
của ông trong từng lãnh vực của kiến thức
nhân loại. Ông cứ kiên nhẫn tìm kiếm, cả ngày lẫn
đêm, giống như một người đang giãy chết
tìm cách để được cứu thoát. Nhưng ông vẫn
không hề tìm thấy gì cả.
Thế rồi ông
quay trở lại với niềm tin của các Kitô hữu.
Ông đã từng được nuôi dưỡng trong lòng
tin, nhưng ông đã từ bỏ đức tin đó từ
lâu rồi. Ông cảm thấy khó chịu đối với
niềm tin này, và coi đó như là thứ vô nghĩa lý trên
môi miệng của những kẻ có cuộc sống trái
ngược hẳn với cuộc sống của ông.
Nhưng khi nhìn vào những con người sống bằng
niềm tin, thì cũng chính niềm tin này lại lôi cuốn
ông và dường như gây cho ông sự xúc động.
Từ đó, ông
được lôi kéo quay trở lại với niềm tin
này và ông đã nhận ra được ý nghĩa của niềm
tin. Ông nói:
“Tôi đã từng suy nghĩ rằng trong cuộc
sống, không hề có chân lý chắc chắn. Nhưng rồi
tội đã tìm thấy một nguồn ánh sáng đó từ
trong Tin Mừng, và nét rạng ngời của ánh sáng đó
đã làm ngây ngất cõi lòng tôi. Trong những lời giảng
dạy của Đức Giêsu, tôi nhận ra rằng đó
là một học thuyết tinh tuyền nhất và đầy
đủ nhất trong cuộc đời. Từ 2000
năm nay, lời rao giảng cao cả và quý giá của
Đức Giêsu đã tạo ra một ảnh hưởng
trên con người, theo cách thức mà không có bất cứ
người nào khác có thể tạo ra được. Một
ánh sáng đã chiếu toả trên con người tôi và chung
quanh tôi, và kể từ đó, ánh sáng này không bỏ rơi
tôi nữa”.
Một số người
đã được đưa ra vào lòng tin tôn giáo ngay từ
lúc mới sinh, và theo năm tháng, họ nhận thấy lòng
tin này càng ngày càng mạnh mẽ và vẫn được
duy trì. Khi có được lòng tin như vậy, thì đó
là một ơn phúc lớn lao. Nhưng đối với những
người khác, lòng tin là một cuộc đấu tranh
liên lỉ. Thật vậy, có thể một số người
đã phải trải qua một cơn khủng hoảng, rồi
mới đến được một lòng tin sâu xa và mang
tính cách cá nhân.
Chỉ có lòng tin mới
có thể trả lời cho những câu hỏi sâu xa nhất
và quan trọng nhất trong cuộc đời. Nhưng
chúng ta không được mong đợi lòng tin soi sáng tất
cả mọi sự, bởi vì chúng ta có lòng tin, điều
đó không có nghĩa là chúng ta biết được tất
cả mọi câu trả lời. Nhưng chúng ta không nhất
thiết biết tất cả những câu trả lời.
Lòng tin là sự tin tưởng, chứ không phải là biết
chắc chắn.
Câu chuyện của
Tôma đa nghi giúp chúng ta hiểu rằng ân sủng lòng tin
được chứa đựng trong bình chứa là con
người nhân loại thật mỏng dòn biết bao. Và
điều này cũng chỉ ra cho chúng ta rằng lòng tin
Kitô giáo nhất thiết phải là lòng tin đối với
một Đấng đã yêu thương chúng ta –và Người
đã có những vết thương để chứng tỏ
tình yêu này. Tất cả cốt lõi của lòng tin trong Kinh
Thánh không chỉ là lòng tin mà chúng ta có được nơi
Thiên Chúa, nhưng còn là lòng tin mà Thiên Chúa có nơi chúng ta.
CÂU CHUYỆN KHÁC
Walter Ciszek, một linh mục dòng Tên người
Ba Lan, đã trải qua 15 năm sống trong các trại
cưỡng bức lao động tại Siberia. Trong suốt
những năm tháng đó, ông thuộc về những lữ
đoàn thấp kém nhất, đã ép buộc ông phải làm
những công việc bẩn thỉu nhất – đào nền
bằng tay, khiêng vác những vật liệu xây dựng nặng
nề, bò qua những khu hầm mỏ tối tăm, ẩm
thấp, tại đó, chỉ cần sơ ý một chút là
đủ đưa đến cái chết.
Điều gì đã giúp cho ông tồn tại
được? Ông nói “Nhiều người đã chết,
đặc biệt khi mất đi niềm hy vọng.
Nhưng tôi tin tưởng nơi Thiên Chúa, và nhờ đó,
không bao giờ tôi cảm thấy mất niềm hy vọng.
Không phải là tôi duy trì được lòng tin, nhưng chính
lòng tin đã giúp tôi tồn tại”.
Hạnh phúc cho những
ai có được một lòng tin như thế.
|