Tin.
Ngày nọ,
nhà của một vị tu sĩ bốc cháy. Để
được an toàn, thầy vội leo
lên mái nhà. Các bạn hữu tụ tập bên
dưới rất lo lắng vì mạng sống thầy chỉ
còn “ngàn cân treo sợi tóc”. Họ liền căng một
tấm thảm, giữ lấy bốn góc rồi giơ cao
và hô lớn:
-
Nhảy đi, thầy nhảy
xuống đi!
Thầy
Nasruddin nói:
-
Không được, tôi không
nhảy đâu. Thế nào các anh cũng rút tấm thảm
đi, để biến tôi thành một trò hề!
-
Ôi, thầy ơi! Không phải
trò đùa đâu, thầy nhảy mau đi!
Thầy
Nasruddin vẫn ngoan cố:
-
Không! Tôi chẳng tin ai cả.
Cứ trải thảm xuống đất đi, tôi sẽ
nhảy.
Bài Tin Mừng này khiến tôi phải suy
nghĩ rất nhiều.
Điều thứ nhất khiến tôi
suy nghĩ là điều kiện mà Tôma đặt ra: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở
tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ
đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngài
thì tôi không tin”. Mặc dù xem ra Đức Giêsu
không tán thành thái độ của Tôma, nhưng trong thâm tâm
tôi, tôi vẫn tán thành, bởi vì đó là thái độ của
người chín chắn, cẩn thận, không nhẹ dạ.
Trong những giao tế xã hội, tôi vẫn
giữ thái độ cẩn thận ấy. Chẳng
hạn khi tôi đi mua hàng, tôi không thể chỉ dựa vào
những lời quảng cáo của người bán hàng
để rồi mau chóng tin theo mà bỏ
tiền ra mua ngay một món hàng mà tôi chưa thử. Huống
chi câu chuyện mà Tôma nghe các bạn thuật lại là một
chuyện: “động trời” chưa bao giờ xảy
ra: một người chết sống lại! Đòi hỏi phải kiểm nghiệm xong rồi
mới tin là một đòi hỏi hợp lý.
Nhưng khi tôi tán thành với Tôma, phải
chăng là tôi không tán thành với Đức Giêsu? Ngài đòi tôi “không thấy
mà tin”. Phải chăng Ngài đòi hỏi
một điều không hợp lý?
Suy nghĩ thêm, tôi mới hiểu rằng:
tương quan giữa những người yêu
thương nhau, không nên cái gì cũng đối xử với
nhau bằng lý, mà phải đối xử với nhau bằng
tình. Thí dụ cha mẹ nói với đứa con rằng
“Con đừng thọc tay vào ổ điện nhé, điện
giật chết đấy!” Nếu đứa con không tin,
đòi thử nghiệm xong rồi mới tin thì nó sẽ ra
sao? Nó phải tin cha mẹ chứ, vì nó biết
cha mẹ yêu thương nó. Vì Đức
Giêsu yêu tôi nên Ngài có quyền đòi hỏi cao hơn sự
hợp lý, Ngài có quyền đòi hỏi sự hợp tình.
Tôi cũng suy nghĩ về chữ “phúc” trong câu Đức Giêsu nói với Tôma:
“Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Đọc Tin Mừng
theo thánh Matthêu, tôi đã biết có tám mối
phúc. Bây giờ tôi biết thêm mối phúc thứ
chín nữa. Tại sao không thấy mà tin
thì có phúc? Tôi nghĩ rằng hạnh phúc
thường đi đôi với tình yêu. Khi yêu ai thì
người ta dễ tin vào người ấy. Tin thể hiện yêu, và chính vì yêu nên hạnh phúc.
Đến đây tôi khám phá một dây liên hệ giữa ba
điều: Yêu – Tin – và Hạnh phúc.
Và kết luận tôi rút ra được
từ bài Tin Mừng này là:
-
Trong
tương quan với những người không thân thiết
lắm, tôi có thể cẩn thận đòi hỏi sự hợp
lý.
-
Nhưng
trong tương quan với những người thân yêu, tôi
phải cư xử sao cho hợp tình.
-
Nhất
là trong tương quan với Chúa, tôi phải tin Ngài để
chứng tỏ là tôi yêu Ngài. Và nếu tôi tin yêu Ngài như thế
thì tôi là người hạnh phúc.
|