NHƯ CHA ĐÃ SAI
THẦY THẦY CŨNG SAI ANH EM
Suy niệm của Lm. Phạm Thanh Liêm
Đức Giêsu đã phục sinh. Nhưng điều này đâu có
quan hệ gì đến tôi, nếu Đức Giêsu cũng tương tự như bao người khác, cũng chỉ là một
người như bao người khác: họ được nhưng đâu có nghĩa
rằng tôi được? Đức Giêsu Phục
Sinh chỉ ảnh hưởng tuyệt đối đến tôi, nếu Ngài là Thiên Chúa.
Qua các tông đồ
Thiên Chúa của Đức Giêsu Phục Sinh hiện diện
Sau khi Đức Giêsu phục sinh, với sự trợ giúp của Thánh Thần, các tông đồ đã nhận biết Đức Giêsu là Thiên
Chúa. Và dưới tác động của Thánh Thần các tông đồ đã can đảm tuyên xưng, rao giảng Đức Giêsu bị đóng đinh đã sống lại. Và hôm nay sách tông
đồ công vụ cho thấy
những người
tin vào Đức Giêsu đã trở
thành một nhóm đặc biệt, trở thành dấu chỉ của Đức Giêsu Phục Sinh cho con người thời đó.
Thánh Phêrô trở
thành khí cụ Thiên Chúa dùng để
ban ơn cho con người. Bóng của Ngài
ngả xuống trên bệnh nhân nào thì
người đó được khoẻ lại. Có người nghĩ: không chừng các tông đồ
còn làm được
những điều
lớn lao
hơn cả Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu cũng nói: “Kẻ tin vào Ta, thì các
việc Ta làm người ấy cũng sẽ làm, và sẽ
làm được những việc lớn lao hơn
thế nữa, vì Ta về cùng Cha” (Ga.14, 12).
Ngày xưa khi Chúa về
trời, các tông đồ đã thành dấu
chỉ Thiên Chúa hiện diện; và ngày nay qua Hội Thánh nơi các tín hữu,
Thiên Chúa cũng hiện diện với con người hôm nay.
Đức Giêsu Phục
Sinh là Thiên
Chúa
Đức Giêsu khi
còn tại thế, Ngài đã nói những
lời người
Do Thái không thể chấp nhận được, như Ngài nhận
Ngài có quyền
tha tội (Mc.2,7), Ngài có trước
Abraham (Ga.8, 58), Ngài là
một với Thiên Chúa Cha (Ga.10, 30), Ngài ngang hàng
với Thiên Chúa Cha (Mc.14, 62). Người Do Thái không thể chấp nhận những lời đó, nên đã lấy
đá định ném chết Ngài. Nếu Ngài không là
Thiên Chúa, quả thật Ngài phạm tội “phạm thượng”: là người phàm mà dám nhận
mình ngang hàng với Thiên Chúa.
Ngài đã sống lại, nghĩa là, những điều Ngài nói là
thật, vì nếu Ngài nói dối, Thiên Chúa đâu
có phục sinh Ngài! Như
vậy, Ngài có quyền tha tội (mà chỉ Thiên
Chúa mới có quyền tha tội), Ngài ngang hàng
với Thiên Chúa, Ngài là
Con Thiên Chúa, Ngài là Thiên
Chúa thật.
Ngài là Thiên Chúa thật,
nghĩa là Ngài là Thiên
Chúa nhập thể. Và do đó, người ta biết Thiên Chúa yêu thương
con người vô cùng, vì nếu
không yêu con người, tại sao Thiên Chúa
nhập thể làm người? Tại sao Ngài phải
chấp nhận cái chết ô nhục trên thập giá? Tại sao Ngài mãi
mãi là người?
Chính vì tình yêu,
vì yêu con người, mà Thiên Chúa trở
thành một người như bao người. Thiên Chúa làm
tất cả cho con người.
Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con
Khi hiện ra với các
tông đồ vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu nói với
các tông đồ: “như Cha đã sai Thầy,
Thầy cũng sai các con”. Như vậy,
các tông đồ, và sau đó là
các Kitô hữu, có cùng
sứ mạng với Đức Giêsu.
Sứ mạng của Đức Giêsu, của Ngôi Lời nhập thể, là làm sao
để con người
nhận biết và tin vào tình
yêu Thiên Chúa! Để làm được điều này, Lời Thiên Chúa đã nhập
thể, đã sống như một người hoàn toàn, đã
hiến mình làm của ăn cho con người, đã chấp nhận cái chết ô nhục trên thập giá vì yêu con người,
đã yêu con người đến chết.
Sứ mạng của các tông
đồ, của Hội Thánh ngày nay, của mỗi người tín hữu, là làm chứng
cho tình yêu, làm cho
thế gian biết rằng Thiên Chúa yêu
thương họ vô cùng. Để làm
được điều
này, cũng đòi tín hữu
phải hy sinh, phải yêu thương con người ngày nay đến độ quên mình như
Đức Giêsu.
Thập
giá minh chứng tình yêu. Lửa thử vàng, gian nan
thử tình yêu. Tình yêu cải biến, chinh phục lòng người.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1. Theo bạn,
do đâu các tông đồ tin Đức Giêsu là Thiên Chúa?
2. Các tông đồ
tin Đức Giêsu là Thiên Chúa
khi nào? Tại sao bạn
biết vậy?
3. Sứ mạng của các Kitô
hữu hôm nay là gì?
|