Làm sao chúng ta có thể dâng lên Chúa những gì không phải của mình?
Ông Miller đặt câu hỏi về câu niệm "dâng lên" Chúa trong Chuỗi Kinh Chúa Thương Xót có ý nghĩa gì. Làm sao chúng ta có thể dâng lên Chúa những gì không phải của mình?
"Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh hồn và Thiên Tính Chúa Giêsu Kitô, Con Yêu dấu Cha, Chúa chúng con. Để đền vì tội lỗi chúng con và cả thế gian.
Cậy vì sự thương khó đau khổ của Người. Xin thương xót chúng con và cả thế gian.
Lạy Thiên Chúa Chí Thánh, Lạy Thiên Chúa Toàn Năng Chí Thánh, Lạy Thiên Chúa Hằng Hữu Cực Thánh. Xin thương xót chúng con và cả thế gian.
"Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy Chúa. "
Đây là một câu hỏi khá hay và sâu sắc. Tôi nghĩ cách hay nhứt là nên chia câu trả lời ra thành ba phần.
1) Theo nhận thức, Người không có thuộc về chúng ta, chỉ có chúng ta mới tùy thuộc vào Người; Tân Ước cho biết rằng mối liên hệ của Chúa Giêsu với các môn đệ của Người rất ư là thắm thiết, đến độ cho chúng ta được thực sự trở nên "thân thể" màu nhiệm của Người trên thế gian, và Người đổ đầy vào chúng ta thần khí của Người (xem Thư Corintô thứ I đoạn 12).
Thế nên, khi chúng ta niệm chuỗi kinh để dâng Người lên Thiên Chúa Cha, thì chúng ta cũng đang cùng với Người và trong Người dâng lên chính mình, và Người cũng đang dâng chúng ta cùng với Người và trong Người lên Thiên Chúa Cha nữa.
Linh hồn, chúng ta vì vậy khó mà thoát khỏi lưới thương xót Ngài giăng bắt (hẳn nhiên, Ngài cứu cấp đang khi chúng ta chưa kịp ăn năn trọng tội).
2) Tân Ước cũng tường thuật cho chúng ta biết rằng mối liên hệ của chúng ta với Chúa Kitô cũng rất ư là thắm thiết tựa như tình yêu phu phụ -vợ chồng vậy: Chúa Kitô chính là Chàng Rể, và Giáo Hội chính là Nàng Dâu của Người (xem trong Êphêsô 5:25-32).
Tỉ như bất cứ mối quan hệ phu phụ nào, trong sự ý thức, người chồng hoặc vợ, đều phải lệ thuộc vào nhau. Cả hai trở thành một "huyết nhục - một thân thể". (Sách Khởi Nguyên 2:24)
3) Chúng ta có thể hiểu theo nghĩa đó, dâng Chúa Kitô lên Thiên Chúa Cha, cũng có nghĩa là dâng chính Người đang lưu ký trong phụng vụ Công Giáo chân truyền, và đang hiển hiện trong Thánh Lễ Misa tận đến ngày nay. Hãy mở coi lại Kinh Nguyện Tiền Tụng Thánh Thể phần thứ 1 trong Sách Lễ Rôma sẽ thấy:
"Chúng con xin dâng lên Cha, hy lễ hoàn hảo và thánh thiện này, là Thiên Chúa vinh hiển và uy quyền: để trở nên bánh hằng sống và chén cứu độ". (Như vậy chúng ta dâng lên Chúa Cha những của lễ đã được thánh hiến, và không còn là bánh và rượu nữa, nhưng bây giờ là "bánh hằng sống" và "Chén cứu độ." Hay nói cách khác, là chúng ta dâng chính Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô).
Hoặc trong Kinh Tiền Tụng Thánh Thể phần thứ 4: "Chúng con dâng lên Cha Mình và Máu Người, xin Cha chấp nhận hiến lễ sinh ơn cứu độ cho cả thế gian.
Lạy Cha, xin đoái nhìn đến hiến lễ này mà Cha đã ban cho Hội Thánh Cha; và quy tụ tất cả những ai thông phần cùng một bánh và chén này đều trở nên một Thân Thể, một hiến lễ chúc tụng sống động trong Chúa Kitô" (nhắc tới "chấp nhận hiến lễ" đây nhằm ám chỉ đến lời ngôn sứ Malakhi 1:11, mà các Giáo Phụ Hội Thánh đã coi như là một lời tiên báo về Hiến Lễ Thánh Thể - là một hiến lễ tinh tuyền dâng lên Thiên Chúa - để một mai cũng sẽ được dâng lên Chúa khắp nơi trần thế:
“Từ hừng đông cho tới hoàng hôn danh ta thực vĩ đại giữa muôn dân nước, và khắp mọi nơi sẽ dâng kính danh ta của lễ hy sinh và tinh tuyền, vì danh ta quả thực cao trọng giữa muôn dân nước, Thiên Chúa các đạo binh phán").
Đây quả thực là màu nhiệm thâm siêu và cao quý: khi chúng ta dâng Chúa Kitô lên trong Thánh Thể, và Người liền dâng chúng ta lên, và chúng ta được hiệp nhất trong Người cùng dâng chính mình lên, và Người dâng chúng ta lên trong sự hiệp nhất cùng với Người dâng lên Thiên Chúa Cha.
Nhưng tôi nghĩ đó là kiểu nói ẩn ý liên quan đến Thánh Kinh, và phô bày rõ phụng vụ chân truyền của Hội Thánh, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta không thể nào thấu hiểu đủ màu nhiệm thánh như vậy, nhưng chúng ta có thể cảm thấy được theo một nghĩa thích hợp nào đấy, và chúng ta tin có Thánh Thần minh chứng, cho những ai được ơn linh hứng viết Thánh Kinh, và các lễ nghi phụng vụ truyền thống của màu nhiệm Thân Thể Chúa Kitô là Giáo Hội qua mọi thời đại.
[người dịch xin ghi chú thêm: sau khi Cha chủ tế truyền phép cho bánh trở nên Mình Người và rượu trở nên Máu Người. Tuy chúng ta nhìn thấy dưới sắc hình vẫn là bánh và rượu, khi chúng ta nếm và ăn vẫn là mùi của bánh và rượu. Nhưng thực chất bánh và rượu đã được biến đổi thành Mình và Máu cực Thánh Chúa Giêsu Kitô đang thực sự ẩn dật bên trong đó, mà mắt trần tục của chúng ta không thể nào trông thấy Người. Cho dù dưới mỗi hình bánh và rượu có bị bẻ nhỏ và bị phân chia cho nhiều người cùng rước ăn và uống đi nữa, thì Chúa Giêsu vẫn hiện diện toàn thân nguyên hình, Người không hề bị bẻ nát hay bị phân chia. (xin đọc thêm trong bài "ca tiếp liên" vào ngày lễ Kính Mình và Máu Cực Thánh Chúa Giêsu Kitô).
Và Chúng ta được hiệp nhất với Người và trong Người mỗi khi rước lễ. (tiến sĩ Robert Stackpole trong bài này đã ví như thú vui tình yêu phu phụ, để chúng ta dễ bề tưởng tượng mà suy tưởng đến sự hiệp nhất thần thiêng cao cả với Chúa Kitô, mà không ai có thể tưởng tượng hoặc mô tả được.
Giáo Hội thì ví như Nàng Dâu đón Chàng Rể. Thụ tạo phàm tục chúng ta không thể hiếu thấu và giải thích chi nổi sự hiệp nhất cao siêu này. Ngay cả Giáo Hội khi giải thích những sự cao siêu Thiên Chúa mặc khải, giáo dân cũng không thể nào hiểu thấu hết, nên gọi đó là "Màu Nhiệm". Giáo Hội cũng gọi là "Màu Nhiệm" khi không thể giải thích nổi những sự cao siêu thần thiêng vượt ngoài khả năng của mình. Chẳng hạn: "Màu Nhiệm Đức Tin", ai tin đạo, cảm nhận Thiên Chúa thì vào và tuân giữ đạo mình tin, nhờ Thiên Chúa ban ơn và linh hứng cho, chẳng hạn qua các biến cố cuộc sống, hoặc qua các ngả học hỏi về Hội Thánh...ai không tin thì thôi, chứ không thể giải thích...v.v, mà có giải thích thì bao nhiêu cũng chẳng vừa đối với người cứng tin, chai đá và kiêu hãnh và những tâm hồn đại loại như vậy.
"Của Thánh đừng quăng cho loài khuyển..." đối với những ai không chịu phục thiện. Philatô hỏi, "Chân lý là gì". Chúa Giêsu chỉ đáp, "ai nghe tiếng chân lý thì...theo ta". Chúa Giêsu không có giải nghĩa cho câu hỏi của Philatô. Giáo Hội cũng thế, thân thể luôn hiệp nhất với Đầu là Chúa Kitô, và thi hành chức năng Đầu sai khiến.]
Tiến sĩ. Robert Stackpole, STD
Sóng Biển dịch thuật
|