|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Trung Cộng Thua Tân Giáo Hoàng
|
|
Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 3-2013
|
TC
Thua Tân Giáo Hoàng
(03/22/2013)
Tác
giả : Vi
Anh
“Nhu thắng cương,
nhược thắng cường” là triết lý của các nhà hiền triết và chiến lược Trung Hoa,
mà Đảng Nhà Nước TC không chịu học. TC cứ suy nghĩ và hành động với đầu óc bá
quyền nước lớn, coi mình là cái rún của vũ trụ, mục hạ vô nhơn, tỏ ra giận quá
mất khôn, hành động theo cảm tính nên thất bại trước thái độ thản nhiên, trầm
tĩnh của vị tân Giáo Hoàng dùng quyền lực mềm “lấy chí nhơn mà thay cho cường
bạo” của một vị chơn tu rất nhiều kinh nghiệm sống trong chế độ độc tài, luôn
đứng về phía người dân nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột.
Có thế thấy thất
bại của TC trên đường ngoại giao và trước công luận, qua sự kiện trọng đại
toàn thế giới chú ý và theo dõi khi Giáo Hội Công Giáo La Mã tổ chức bầu cử và
cử hành lễ đăng quang của tân Giáo Hoàng Phanxicô.
Khi 1 tỷ 200 triệu
giáo dân Công Giáo La Mã và hàng trăm nước trên thế giới mừng vị tân Giáo
Hoàng của Giáo Hội Công Giáo đắc cử, TC cũng lợi dụng dịp này vừa tỏ vẻ mừng
ngoại giao vừa đặt vấn đề tiên quyết đòi tân Giáo Hoàng cắt bang giao
với Đài Loan. Thật là một kiểu bang giao bá quyền nước lớn, chưa gặp gỡ, đàm
phán là đặt vấn đề tiên quyết, coi mình như kẻ mạnh, cấp trên có quyền sai bảo
đối tác phải làm cái này, làm cái kia và coi đối tác ngoại giao là lệ thuộc.
Thái độ bá quyền đó đi ngược lại tập tục ngoại giao và trái với văn minh Nhân
Loại. Đó là cách hành xử của thiên tử đối với chư hầu của thời vua chúa Trung
Hoa coi mình là ông trời con.
Cuộc tấn công ngoại giao phủ đầu của TC
đối với tân Giáo Hoàng, Vatican coi như không có. Vatican không trả lời trả
vốn gì với TC, Vatican điềm nhiên như không hay biết gì về lời tuyên bố của
TC. Tuy nhiên Toà Thánh Vatican trên phương diện thần quyền và quốc gia
Vatican trên phương diện thế quyền dành cho Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cữu một
chỗ ngồi cao quí như hàng trăm lãnh đạo quốc gia các nước đến tham dự lễ đăng
quang. Chánh quyền nước Ý cũng thế dành qui chế quốc khách đến nước Ý cho Ô.
Mã Anh Cữu, tổng thống Đài Loan, đảo quốc mà TC tự coi và tự tuyên bố là một
tỉnh của TC.
TC nổi nóng tẩy chay luôn, không cử đại diện tham dự lễ
đăng quang. Nhưng không có mợ thì chợ cũng đông, không mợ thì chợ cũng không
không bữa nào. 130 lãnh đạo quốc gia đến dự lễ đăng quang của tân giáo chủ
Giáo Hội Công giáo Hoàn Vũ - nhưng không có đại diện của Bắc Kinh.
Lễ
đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô, Vatican,
19/03/2013 rất long trọng và đông đủ hơn mong đợi, rất tương xứng với giáo hội
có tính toàn cầu và có hơn một tỷ hai trăm triệu tín đồ, gần bằng dân số
của Trung Cộng, nhưng có mặt khắp năm châu bốn biển.
Giữa lúc TC bị
mang tiếng mang tai là một chế độ mạnh mà thiếu văn minh, thiếu trách nhiệm
với cộng đồng thế giới, chuyên sản xuất đồ gian, đồ giả, đồ độc, chuyên gián
điệp, tin tặc, ăn cắp phát minh, sáng chế của các nước khiến chánh quyền và
nhân dân trên thế giới lo sợ “Chết vì Trung Quốc” như quyển sách bán rất chạy
của hai giáo sư vạch trần về mối nguy Trung Công gây ra. Người tiêu thụ toàn
cầu cầm đồ TC lên thấy chữ “made in China” là để xuống.
Giữa lúc
TC trổi dậy về kinh tế, nhà nước giàu đứng số hai toàn cầu về tiền bạc,
đánh giá Mỹ đang lúc suy trầm, TC quậy đục nước Á châu Thái Bình Dương, lấn
chiếm biển đảo của Việt Nam, Phi luật tân, Nhựt bổn, khiến Mỹ phải chuyển trục
quân lực và 60% hải lực về đây để ngăn chận đà bành trướng quân sự của TC. Mỹ
còn bao vây kinh tế TC bằng việc thành lập hiệp ước Đối Tác Thương Mại Xuyên
Thái Bình Dương – TPP – gồm 12 nước ở bờ đông
và bờ tây Thái bình Dương, trong đó có VN theo chế độ CS nhưng cho TC ra
rìa.
Giữa lúc bị bao vây như vậy, mà TC khơi động lại cuộc chiến chống
Công Giáo, trong thời điểm nhậy cảm nhứt, khi một tân giáo hoàng bắt đầu
một giáo triều mới là một hành động thiếu suy nghĩ về ngoại giao. Ai cũng biết
bài thơ đầu là bài thơ nhớ dai nhứt. Hành động TC tẩy chay lễ đăng quang của
Giáo Hoàng Francisco là một hành động khó quên trong lịch sử giáo hội Công
Giáo La mã nói chung và trong giáo triều của Giáo Hoàng Francisco nói riêng
trong thời gian tới.
Đi sâu hơn vào tương quan giữa Vatican và Bắc Kinh
trong những thập niên gần đây, người ta thấy TC tự phá hoại cái thế của TC qua
nhiều năm mới đạt được đối với Vatican, chỉ vì một khoảnh khắc nóng giận,
quyết định tẩy chay.
TC với Mao trạch Đông khi nắm được chánh quyền là
bài trừ tôn giáo. Giáo hội và tín đồ Công giáo ở Trung Quốc là nạn nhân như
bao tôn giáo khác. Không diệt được các tôn giáo, TC dùng củi đậu nấu đậu như ở
VN. TC lập ra giáo hội quốc doanh do Đảng Nhà Nước điều khiển. Riêng Công Giáo
TC lập gọi là Công Giáo yêu nước, tách rời khỏi giáo quyền Vatican. Năm 1957
Vatican tiếp tục công nhận Đài Loan, TC cắt đứt bang giao với
Vatican.
Nhưng theo tin phân tích của Đài RFI Pháp cho biết “năm 2007,
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 đã gửi một thông điệp «lịch sử» đến giáo dân Trung
Quốc và đề nghị một giải pháp dung hòa «chung sống hòa bình»: Giám mục phải do
Vatican bổ nhiệm đổi lại Tòa Thánh tôn trọng các quyết định chính trị của
chính quyền. Tổng giám mục Hồng Kông, Đức cha Trần Nhật Quân, sau khi về hưu,
xác nhận Tòa Thánh sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Đài Loan, với điều kiện Trung
Quốc tôn trọng quyền tự do tôn giáo trong phương án thỏa hiệp
này.
“Trong 8 năm vừa qua, có lẽ để tỏ thiện chí với Bắc Kinh, Tòa
Thánh không đón tiếp một lãnh đạo Đài Loan nào, mặc dù hai bên có quan hệ
ngoại giao. Chuyến viếng thăm sau cùng diễn ra vào năm 2005, khi tổng thống
Trần Thủy Biển sang dự tang lễ cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ đệ nhị.
“Tuy
nhiên, thay vì đón nhận bàn tay của Tòa Thánh, Bắc Kinh tăng cường kiểm soát
hoạt động của Giáo hội thầm lặng và tìm cách xây dựng một giáo hội Nhà nước,
bổ nhiệm Giám mục trung thành với đảng Cộng sản. Quan hệ đôi bên, do vậy, đã
căng thẳng thêm khi Bắc Kinh không cho Vatican bổ nhiệm Giám mục.”
Bây
giờ khi tân Giáo Hoàng Francisco đắc cử, TC liền đặt điều kiện tiên quyết,
Vatican phải cắt bang giao với Đài Loan. Không đạt yêu cầu TC nộ khí xung
thiên, phản kháng Vatican cho Tổng thống Đài Loan sang thăm Vatican, và tẩy
chay Thánh lễ đăng quang của tân Giáo Hoàng Phanxicô, và phản đối luôn chính
phủ Ý đã cấp visa cho ông Mã Anh Cữu.
Trước cơn thịnh nộ của TC,
Vatican lấy nhơn nghĩa mà chống gian tà đem chí nhơn mà thay cuờng bạo, nên
phản ứng êm đềm, hoà nhã. Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Vatican,
nói Nhà Thờ «không bao giờ mời ai dự thánh lễ, không lựa chọn khách thăm
viếng, cũng như không xem ai có đặc quyền».
Nhưng LM Bernado
Cervellera, Giám đốc thông tấn Công giáo Asia News chuyên về thông tin châu Á
nhận định tân Giáo Hoàng Phanxicô có đủ «bản lãnh và kinh nghiệm để xử lý các
hồ sơ liên quan đến bang giao giữa Vatican và châu Á». Ngài là một linh mục,
một giám mục từng sống nhiều thập niên gọng kềm độc tài quân phiệt, từng tương
kế tựu kế che chở những người đối lập, cứu giúp cho dân bị trị nghèo khổ, nên
thừa kinh nghiệm đối phó trước áp lực của Đảng Nhà Nước TC, và được «người Á
châu cảm nhận là một người gần gũi với mình».
TC thêm một thất bại
ngoại giao trong sự kiện và thời sự thế giới đặc biệt chú ý là Vatican có tân
Giáo Hoàng Phanxicô./. (Vi
Anh)
--
Võ
Công Trực k9/CTKD/VNCH
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài khác
|
|