Tự Kỷ trẻ thơ là bệnh gì?
Tự Kỷ
(Autism) là một rối loạn thần kinh với các đặc điểm là kém khả
năng truyền đạt bằng lời nói, kém trí tưởng tượng, giới hạn và
lập lại cách cư xử và chống đối lại các thay đổi nhỏ nhặt trong
môi trường quen thuộc.
Bệnh thường
kéo dài suốt đời và thường xuất hiện trong ba năm đầu của đời
sống.
Trẻ em nam bị
bệnh nhiều hơn nữ
Triệu chứng
Bệnh nhân có
một số rối loạn về:
a- Diễn đạt ý
tưởng
Các em thường
bị chậm trễ hoặc không có khả năng diễn đạt bằng lời nói. Khi
muốn một điều gì, các em ra dấu tay thay cho ngôn từ.và thường
dùng các chữ không có ý nghĩa hoặc nhắc đi nhắc lại một câu nói.
Ða số các em
có bộ mặt thông minh, có trí nhớ tốt. Một số em hay cười hoặc
khóc mà không có lý do rõ rệt
b- Quan hệ xã
hội
Bệnh nhân
thường thơ thẩn một mình, không muốn kết bạn, không hòa đồng,
không nhìn mặt và ít cười nói với người khác.
Các em hay
ngồi một chỗ, làm đi làm lại một công việc như gấp tờ giấy thành
nhiều hình rồi lại mở ra, gấp lại.
Trong một số
trường hợp, có em rất hiếu động, không những không hợp tác mà
đôi khi còn chống đối, bường bỉnh.
c- Rối loạn
cảm giác
Bệnh nhân có
những phản ứng bất thường về ngũ giác nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ
mó, không đáp ứng với gợi ý, hành động như người điếc, không sợ
nguy hiểm.
Nhiều em ngửi
thấy một mùi thức ăn là nghẹn họng, đau đớn khi nghe một âm
thanh
đ- Hành vi:
Bệnh nhân có
phản ứng thái quá hoặc tiêu cực, cho ăn thì ăn, không thì thôi,
không đòi hỏi, đặt đâu ngồi đó.
Các em hay có
thái độ giận dữ mà không có lý do hoặc ám ảnh với một vật dụng,
ý nghĩ hoặc cá nhân.
Thường thường
bệnh nhân không chấp nhận thay đổi trong lề thói hàng ngày, vật
để đâu mà ai dời đi là bực mình.
Có khi các em
ngồi hàng giờ xếp thành hàng một số đồ vật hoặc quyến luyến vuốt
ve ôm một món đồ chơi, đắm mình trong một thế giới tưởng tượng.
Nhiều em
không có ý niệm chung, thiếu tinh thần tự phát nhưng cũng có thể
có hành vi thô bạo hung dữ.
Các em không
có những hoang tưởng, ảo giác hoặc mất phối hợp suy tư như bệnh
nhân tâm thần phân liệt.
Mỗi bệnh nhân
có những đặc tính riêng biệt cũng như không biết sợ những hoàn
cảnh hiểm nghèo.
Nguyên nhân
Nguyên nhân
chính đưa tới Tự Kỷ chưa được biết rõ.
Nhiều ý kiến
cho rằng bệnh gây ra do một bất thường trong cấu trúc và chức
năng của não bộ. Các rủi ro gây tổn thương não bộ có thể là gen
di truyền, nhiễm độc môi trường, rối loạn chuyển hóa, nhiễm
virus hoặc biến chứng trong thời gian mang thai, sanh đẻ.
Tự kỷ không
là hậu quả của quan hệ cha mẹ xấu như nhiều người trước đây nghĩ
và cũng không phải là tâm bệnh.
Nhiều người
cho là chủng ngừa các bệnh quai bị, sởi và ban đào (mump,measle,
rubella , MMR) có thể gây ra Tự Kỷ trẻ em. Nhưng Hội Tiểu Nhi
Hoa Kỳ cũng như Trung Tâm Phòng tránh và Kiểm soát Bệnh (CDC)
đều cho biết là không có bằng chứng nào kết nối chủng ngừa MMR
hoặc bất cứ chủng ngừa nào khác với bệnh Tự kỷ Trẻ thơ.
Chẩn bệnh
Sự định bệnh
đều căn cứ trên sự quan sát về hành vi, ngôn ngữ của cá nhân.
Cần phân biệt tự kỷ với chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành
vi, rối loạn thính giác.
Cha mẹ nên
đưa con em tới bác sĩ khám nghiệm ngay nếu:
- Tới 12
tháng tuổi mà không bập bẹ nói
- Tới 12
tháng tuổi mà ra dấu, như là bye bye
- Tới 18
tháng mà chưa nói được chữ đơn
Tới 24 tháng
mà không nói được chữ kép
Các nhà tâm
lý có một số bảng trắc nghiệm để xàng lọc bệnh.
Ðiều trị
Không có
thuốc đặc trị cho tự kỷ trẻ thơ. Một số thuốc chống trầm cảm,
kiểm soát quá năng động đã được dùng và cần được sự hướng dẫn
của bác sĩ chuyên khoa.
Việc điều trị
tập trung ở giáo dục đặc biệt để thay đổi hành vi, cách đối sử
và sự học hiểu của bệnh nhân.
Các bác sĩ
chuyên về tâm bệnh và các nhà tâm lý học là những người có thể
mang bệnh nhân trở lại đời sống bình thường.
Cha mẹ có vai
trò quan trọng để giúp con trở lại bình thường qua sự thương yêu,
chăm sóc, khích lệ bệnh nhân.
Trẻ em bị Tự
kỷ ám thị có thể có tuổi thọ bình thường. Với sớm can thiệp và
trị liệu, một số các em có thể hoạt động hữu dụng và sống đời
sống tương đối tự lập.
Tại Hoa kỳ,
sau khi xác định chẩn đoán, bệnh nhân tự kỷ được hưởng các
chương trình giáo dục công lập cho tới tuổi 22.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
www.bsnguyenyduc.com
|