MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Mật Tuyển Viện 2013, Vòng Bỏ Phiếu Đầu Tiên: Chưa Có Kết Quả
Thứ Ba, Ngày 12 tháng 3-2013

Mật tuyển viện 2013, vòng bỏ phiếu đầu tiên: chưa có kết quả

WHĐ (13.03.2013) – Chiều hôm qua, 12-03-2013, các hồng y cử tri đã tiến hành vòng bỏ phiếu đầu tiên bầu chọn người kế vị thánh Phêrô, Giáo hoàng thứ 266. Qua truyền hình trực tiếp của Trung tâm truyền hình Tòa Thánh Vatican CTV, khán giả được chứng kiến nghi thức đặt tay trên sách Phúc Âm để tuyên thệ của từng vị hồng y. Sau lời công bố “Extra omnes!” [Yêu cầu mọi người không phải là hồng y cử tri ra ngoài!] của Đức ông Guido Marini, Chưởng nghi Tòa Thánh, chỉ còn lại các hồng y cử tri trong Nhà nguyện Sistine, và cửa Nhà nguyện đóng lại. …

Lúc 19g45 ngày 12-03 (giờ Roma, tức 01g45 sáng hôm nay giờ Việt Nam), mọi người chờ đợi ở bên ngoài đã chứng kiến làn khói đen bay ra từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, có nghĩa là vòng bỏ phiếu đầu tiên chưa có kết quả.

Các hồng y sẽ tiến hành vòng bỏ phiếu tiếp theo vào sáng hôm nay, thứ Tư 13-03.
 
Minh Đức
 
THỂ THỨC  MẬT NGHỊ CONCLAVE BẮT ĐẦU ÁP DỤNG TỪ BAO GIỜ TRONG GIÁO HỘI?

Nhân các Hồng Y sẽ họp Mật nghị ( Conclave ) ngày mai thứ ba 12 tháng 3  để bầu Tân Giáo Hoàng cho Giáo Hội, xin được giải thắc mắc của nhiều đọc giả về nguồn gốc  truyền thống này như  sau:

Trước hết về từ ngữ,  "Conclave"  bắt nguồn từ tiếp ngữ Latin "Con" có nghĩa là  " với=with" và Clave xuất phát từ La ngữ Clavis  có nghĩa là "chìa khóa=key".. Từ nguyên ngữ Latinh này, Conclave được dùng để chỉ việc các Hồng Y họp mật  để chọn Tân Giáo Hoàng cho Giáo Hội ( đóng cửa khóa các ngài lại trong phòng kín  cho đến khi bầu xong),  Đó là tất cả ý nghĩa của từ Mật Nghị=Conclave đã được áp dụng từ năm 1274 dưới triều  Đức Giáo Hoàng Gregory X ( 1272-1276)  cho đến nay  , nhằm để ngăn chặn những can thiệp , hay áp lực từ bên ngoài muốn khuynh đảo việc chọn Giáo Hoàng trong những thập niên trước năm 1274.

Ngoài ra, Biện pháp " khóa cửa để bầu" cũng nhằm tiến hành mau chóng việc bầu tân Giáo Hoàng vì có thời ngôi Giáo Hoàng ( papacy) đã phải bỏ trống đến gần 3 năm vì chưa có thể bầu xong ai lên ngôi kế vị Thánh Phêrô.

Đó là trường hợp đã xảy ra khi Đức Giáo Hoàng Clement IV mất năm 1268, nhưng mãi  ba năm sau,  18 Hồng Y họp tại Viterbo mới bầu được Đức Gregory X  lên kế vị  ( 1271--1276).

Được biết,  trong thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, khi chưa có các Hồng Y,  thì việc chọn Giáo Hoàng được thực hiện qua việc bầu Giám Mục Rôma của các giáo sĩ và giáo dân Rôma dưới sự chứng kiến của các Giám mục  khác trong Giáo Tỉnh ( Province). Nhưng theo thời gian, giáo hữu và giáo sĩ gia tăng  thì lại xảy ra những tranh chấp giữa các  ứng viên thuộc gia cấp cao  ( patricians)  và giai cấp thấp ( plebeians), phe nào cũng muốn tiến cử người ra tranh ngôi Giáo Hoàng. Cụ thể là đã có lúc một Giáo Hoàng được bầu lên ( Thánh Giáo Hoàng Damasus I ( 366-384. A. D) và một nguy Giáo Hoàng ( antipope) Ursinus  cũng được bầu lên năm 366 để tranh ngôi với Giáo Hoàng Damasus.Cuộc tranh dành này đã đi đến bạo động khiến Toàn Quyền  ( Prefect) Rôma phải can thiệp để giúp ổn định.

Mặt khác, lại có thời  các Hoàng Đế Rôma  muốn can thiệp vào nội bộ của Giáo Hội, đưa đến sự tranh giành giữa  các thế lực trần thế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, mà trong giới hạn của một bài viết,  không thể nói hết chi tiết được.Tuy nhiên, phải  nói một  chi tiết quan trọng  là Ngôi vị  Giáo Hoàng, -từ đầu cho đến nay-  không những là địa vị tối cao của người kế vị Thánh Phê rô trong chức năng và sứ mệnh cai trị  Giáo Hội thay mặt cho Chúa Kitô trên trần gian, mà còn là tước vị được các thế lực thế quyền ( secular powers) dòm ngó và muốn không chế. Đó là thời kỳ đen tối  của Giáo Hội khi  thế quyên  ( secular power)  muốn chi phối   thần quyên ( divine power) và ngược lại.
 
Nhưng với ơn soi sáng, dẫn dắt của Chúa Thánh Thần , Giáo Hội đã thoát ra khỏi thời kỳ đen tối đó để càng ngày  càng trở  nên xứng đáng là Thân Thể Nhiệm Mầu của Chúa Kitô trên trần gian với sứ mệnh được trao phó là  tiếp tục Sứ Vụ rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng cứu độ của Chúa Cứu Thế Giêsu trên khắp trần gian  cho đến ngày  cánh chung tức tận cùng của thời gian.

Liên quan đến việc bầu Giáo Hoàng,  cũng cần nói thêm là trước năm 1917, thường dân ( lay people) cũng có thể được chọn làm Hồng Y để có thể được bầu làm Giáo Hoàng. Nhưng Giáo luật năm 1917  đã ngăn cấm việc này và từ đó đến nay tước Hông Y chỉ được chọn trong hàng ngũ Giám mục và linh mục xuất sắc mà thôi.Vì linh mục có thể được chọn làm Hông Y,  nên Giáo Luật mới ban hành năm 1983 qui định là " nếu Tân Giáo Hoàng chưa có chức Giám mục thì phải được truyền chức Giám mục trước khi nhậm chức Giáo Hoàng. ( x Giáo luất số 351& 1, 355 & 1)

Như đã nói ở trên, năm 1272 Đức Thánh Cha Gregory X đã đê trình Công Đồng Lyons thứ hai những  thay đổi trong luật bầu cử  nhằm tiến hành nhanh chóng việc bầu cử  với phương thức Mật Nghị ( Conclave) để đảm bảo sự vô tư và bí mật của việc chọn lưa Tân Giáo Hoàng.. Những thay đổi này được áp dụng cho đến ngày 1 tháng 10 năm 1975 khi Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành Hiến Chế Romano Pontifici Eligendo với  một số thay đổi về luật  bầu cử  Giáo Hoàng , theo đó chỉ có các Hồng Y dưới 80 tuổi  mới được quyền bỏ phiếu bầu  ( elector)  mà thôi,  và giới hạn số Hồng Y được bầu là 120 vị.

Nhưng Luật  bầu cử  trước sau đều  đòi buộc các Hồng Y  tham dự Mật Nghị phải tuyệt đối giữ bí mật và không được chịu bất cứ ảnh hưởng nào từ bên ngoài trong khi thi hành nhiệm vụ chọn Tân Giáo Hoàng cho Giáo Hội. Theo truyền thống đã có từ lâu, thì  Nhà Nguyện Sistine được dành làm nơi diễn ra những cuộc bỏ phiếu kín của các Hồng Y. Hiện nay, ngoài khu vực Nhà Nguyện Sistine, toàn thể khu vực nơi các Hông Y ăn nghỉ trong thời gian có Mật Nghị cũng đều được ngăn cách hoàn toàn với bên ngoài , kể cả việc cắt đứt mọi phương tiện liên lạc như điện thoại và internet.

Tóm lại, truyền thống họp mật nghị ( Conclave) mới có từ thời Đức Giáo Hoàng Gegory X áp dụng từ năm 1274 cho đến nay nhằm bảo đảm sự tuyệt đối giữ kín tiến trình bầu cử khi các Hồng Y cử tri ( electors) và cũng là các ứng viên có thể được bầu ( potential candidates) nhưng không ra tranh cử khi vào Mật Nghị. Nghĩa là  bất cứ Hồng Y đủ điều kiện  nào khi vào Mật Nghị, cũng có thể được bầu lên ngôi Giáo Hoàng, nhưng không ai ra tranh cử và được bỏ phiếu cho chính mình.

Chúng ta sốt sắng cầu xin Chúa Thánh Thần để các Hồng Y bắt đầu Mật Nghi ngày thứ ba 12-3  sớm chọn được Tân Giáo Hoàng cho Giáo Hội đúng với ý muốn và chương trình của Thiên Chúa, chứ không phải là mong ước của bất cứ ai bên ngoài Giáo Hội.

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Giáo Hội Công Giáo Đã Có Tân Giáo Hoàng. (3/13/2013)
Anh Em Là Bức Thư Của Đức Kitô Được Giao Cho Chúng Tôi Chăm Sóc (3/13/2013)
Họp Báo Của Cha Lombardi Về Mật Nghị Hồng Y: 13-3-2013 (3/13/2013)
Đức Tin Và Khoa Học Vấn Đề 3: Chỉ Những Người Ngu Dốt Mới Tin Có Thiên Chúa, Còn Những Ai Có Kiến Thức Đều Vô Thần. (3/13/2013)
Trả Lời Thắc Mắc Về Kinh Phụng Vụ (3/13/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Các Hồng Y Bắt Đầu Bầu Giáo Hoàng (3/12/2013)
Thánh Lễ Khai Mạc Mật Nghị Bầu Giáo Hoàng (3/12/2013)
Tin/Bài khác
Mấy Giờ Có Kết Quả Bầu Giáo Hoàng? (3/11/2013)
Bảy Điều Cần Biết Về Cuộc Bầu Chọn Đức Tân Giáo Hoàng, Lm Nguyễn Hữu Thy (3/11/2013)
Phiên Họp Thứ 10 Của Hồng Y Đoàn: 11-3-2013 (3/11/2013)
Lịch Sử Mật Nghị (3/11/2013)
Cơ Hội Có Một Giáo Hoàng Người Ý Và Trường Hợp Đhy Angelo Scola Cuả Milan (3/10/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768