Lời cầu
nguyện chắc chắn hiệu
nghiệm ?
Trong
lãnh vực sùng kính đạo, không
hiếm khi chúng ta gặp phải
những cách
hành đạo làm cho chúng ta phải
cau mày. Hiện nay tôi đang
nghĩ đến những chuỗi
kinh gửi đi với lời bắt buộc
phải đọc kinh ấy bao nhiều
lần, phải phổ biến hoặc
phải gửi kinh ấy đến cho bao
nhiêu người, trong thời hạn
bao lâu, v.v.
Chắc
hẳn trong chúng ta, ai cũng đã
một lần nhận
được một bài kinh từ người này
hay người kia mà họ nói chắc
chắn là hiệu
nghiệm, hoặc rất là hay, và
yêu cầu chúng ta phổ biến. Tôi
là biên tập viên đã
được hơn 20 năm và tôi chưa
bao giờ chấp nhận phổ biến một
loại kinh như thế.
Tại sao ? Lý do thứ nhất là,
theo như tôi được biết, Giáo
Hội chưa bao giờ
hưởng ứng những chuỗi kinh như
thế. Thứ hai, chúng ta có thể
bình tâm mà nói là
chắc chắn Chúa nghe thấy lời
cầu xin của chúng ta. Và thứ
ba là về thời điểm mà
lời cầu xin của chúng ta được
chấp thuận.
Trong những chuỗi
kinh, người ta đưa ra những
điều
kiện làm cho lời cầu xin trở
nên hiệu nghiệm. Nhưng chúng ta có
thẩm quyền gì để có thể đưa ra
một số
điều kiện nào đó làm cho lời
cầu xin của chúng ta nhất
thiết phải hiệu
nghiệm ? Chúng ta có thể tìm
đâu ra sự bảo đảm đó ? Tôi thì
chịu, không
biết tìm đâu ra. Mặt khác,
chúng ta biết rằng Chúa luôn
luôn chấp thuận mọi lời
cầu xin chính đáng của chúng
ta. Điều mà chúng ta không
biết, đó là thời điểm
mà chúng ta được Chúa nhậm lời
và cách thức Chúa đáp lời cầu
xin của chúng ta.
Khi chúng ta áp đặt những
điều kiện để cho lời cầu xin
chắc chắn được hiệu
nghiệm, là chúng ta đã
nghiễm nhiên bước vào lãnh
vực ma thuật rồi. Vì nếu
thật
sự là như thế, thì không phải
là Chúa nhậm lời chúng ta nữa,
mà là do chúng ta
đã đáp ứng được những điều
kiện được người nào đó muốn
như vậy và áp đặt lên
cho chúng ta.
Chúa
hoàn toàn tự do trong lãnh vực
cầu nguyện, và không
phải là những điều kiện do con
người đặt ra sẽ làm cho những
lời cầu xin được
hiệu nghiệm hơn, nhưng chính
là do lòng thương xót của Chúa
đối với chúng ta.
Chúng ta không đồng ý để người
ta áp đặt điều kiện lên lời
cầu xin, vì chỉ mình
Chúa có thẩm quyền chấp thuận
những lời cầu xin đẹp lòng
Ngài. Số lần đọc một
bài kinh nào đó không hề có
tác động gì trên đó, cả việc
phải lập đi lập lại
một số đoạn của bài kinh cũng
vậy. Nếu nói như vậy thì như
thể là những điều
kiện áp đặt có thể thay thế
được hành động của Chúa. Có
thể bài kinh nhận được
rất là hay, nhưng một người
công giáo chân chính không thể
nào tuân theo những
đòi buộc kèm theo đó được. Như
thế chỉ là mê tín dị đoan chứ
không phải là cái
gì khác.
Chúa
cũng đã nói với chúng ta qua
Kinh Thánh : «
Cha muốn ban ơn cho ai thì
ban ». Khi cầu nguyện biến
thành một thỏa
thuận, đó không phải là cách
thức cầu nguyện được hiểu
trong Giáo Hội, mà đó là
thương lượng. Khi Chúa Giêsu
nói với chúng ta trong Phúc Âm
là sẽ nhậm lời cầu
xin của hai hoặc ba người họp
lại cầu nguyện nhân danh Ngài,
Ngài không đặt ra
một điều kiện nào khác hơn là
đức tin. Như vậy là đủ rồi.
Tôi
không biết những lý lẽ này của
tôi có đủ sức thuyết
phục các bạn chưa. Tôi chỉ
muốn nói lên những gì tôi nghĩ
về điều này, vì hiện
tượng này thường hay xảy ra
nên chúng ta không thể im lặng
mãi về vấn đề này
được.
Marcel
Provost
(LTD
chuyển ngữ)
|