Đó Là Hồng Ân
Hoàng Thị
Đáo Tiệp
Anh sui tôi đã có hỏi tôi rằng:
- Những tình cảm, tâm tư, ý nghĩ chị viết
trên báo thì cũng được nhiều người yêu
thích mến mộ; mà sao các lời lẽ tâm tư chị
dành nói với anh thì lại làm cho anh khó chịu vậy?
Tôi
đón nhận câu hỏi nầy với niềm vui và sự
biết ơn nên hoan hỉ trả lời anh sui
mình:
-Ồ anh ơi xin cám ơn tận đáy lòng, câu anh hỏi!
Phải nói tôi tạ ơn Chúa biết sao vừa về việc
đó! Vì đó là hồng ân vô giá Chúa
thương ban cho chúng tôi. Đến hôm nay mà ông xã tôi vẫn
còn có cái phản ứng khó chịu với tôi thì mới là ảnh
hãy vẫn đang được Chúa ban cho sống. Chớ
ảnh bị mất phản ứng đó để chỉ
có nằm ngay đơ, cứng đờ
ra đấy mới là rầu.Và cũng phải nói càng tạ
ơn Chúa cho ảnh còn được sống, thì tôi cũng
càng thao thức lắm anh ạ! Thao thức việc mình phải
làm sao giúp được cho chồng mình vui sống với
mình! Nhưng thú thật tôi loay
quay mãi vẫn đâu đã tìm ra cái cách! Thì mừng quá câu anh
hỏi đến thật đúng lúc! Nó mở lập tức
cho tôi thấy ra cái cách nhờ anh kết hợp vừa việc
tôi viết văn, với việc tôi chăm sóc ông xã và
đặc biệt lại đưa hai chữ “ khó chịu” vào! Vâng, tôi nhìn nhận
mình có cái lỗi trót làm cho ông xã “khó chịu” vì đâu
phải luôn lúc nào tôi cũng nói năng được với
ảnh những lời lẽ dịu dàng, thỏ thẻ như
khi mình viết văn! Lại viết văn cho dù tôi có thỏ
thẻ dịu dàng đến đâu đi nữa, thì ý
tưởng trong các bài tôi viết cũng vẫn hay có làm
cho ít nhiều bạn đọc “khó chịu” chớ
anh: bởi tôi chia sẻ đâu có đúng ý họ muốn! Tuy nhiên chuyện
viết văn là chuyện làm dâu trăm họ nên tôi theo được tới đâu thì theo,
hơn nữa bài viết nào cho dù của đấng nầy
bậc nọ cũng đâu hẵn hài lòng được hết
mọi đối tượng người đọc, huống
chi tôi! Chớ chuyện làm vợ, tôi chỉ có mỗi một
đối tượng là ông xã thôi và đã rõ cả tánh ý ảnh
mà không theo được, để ảnh phải khó chịu
với mình là tôi đã lỗi đạo vợ hiền thì
chớ, lại còn phụ lòng lắm trước hồng
ân sự sống của chồng mình được Chúa tái
ban tặng cho! Với cũng xin đa tạ cái ý anh phán rằng
tôi “viết trên báo thì cũng được nhiều
người yêu thích mến mộ” nên nhắc bảo cho
tôi thêm biết đường biết nẽo lắm
đó nhen, để mà theo! Theo cái đối
tượng duy nhất là ông xã mình để kể từ
hôm nay: nhất định tôi phải giúp được
cho ảnh thấy dễ chịu với tôi và rồi ảnh
sẽ vui sống hơn. Vì tôi cũng nhờ ở đối
tượng bạn đọc ý hợp tâm đầu với
sự chia sẽ của mình, mà động viên được
lắm cho mình viết bài đó anh…
+ +
+ + + +
Đang
trong NĂM ĐỨC TIN lại nhân số báo tháng 2 năm
2013- tháng có ngày “Valentine / s Day” là ngày “Lễ Tình Yêu”, ngày của
lứa đôi, của hạnh phúc hôn nhân… tôi xin được
xem câu hỏi trên của anh sui mình như thể là ơn
Chúa Thánh Thần đánh động cho mình. Vì Chúa Thánh Thần
thổi từ nhiều hướng- có khi chỉ là qua cửa
miệng ai đó dù thân dù sơ, dù tu sĩ hay giáo dân- để
nhắc bảo mình. Và bổn phận của người
giáo dân được làm trợ bút như tôi thì phải mạnh
dạn sẻ chia cùng quý bạn đọc về những
gì mình được đánh động; với mình đã
và đang thực hiện ở cuộc sống đời
thường của mình rồi thấy có kết quả…
Trước hết tôi xin
được chia sẻ hoàn cảnh xui nên để anh sui tôi hỏi tôi câu hỏi đó…
…Ấy
là anh hỏi tôi vào sáng hôm 13 tháng 9/2012( ngày 13 thì gợi nhớ
ngày Đức Mẹ hiện ra ở Fatima với 3 trẻ
chăn chiên để ban truyền thông điệp hàng
đầu cho nhân loại tội lỗi là cải thiện
đời sống….). Và hôm đó cũng là thời gian
đầu ông xã tôi được phép rời bệnh viện,
về nhà dưỡng bệnh nên hầu như ngày nào anh cũng
quan tâm gọi đến hỏi han. Mà anh gọi tôi chớ không gọi ông xã tôi, vì ông
xã tôi cạnh cái bệnh về xác thể lúc đó (xuất
huyết bao tử và túi mật có sỏi. Túi mật
đã được cắt bỏ nhưng đường
ống dẫn mật hãy còn cục sỏi thật lớn
và họ đang chừa lại đó, chờ dưỡng
sức cho khỏe mới sẽ chuyển đi bệnh viện
chuyên môn hơn để mổ), thì còn bị trầm cảm
nặng nữa nên chẳng nhận phôn ai gọi đến,
cho dù là vợ con hay anh em họ hàng ruột thịt gọi!
Thêm anh sui tôi trong suốt thời gian 14 ngày ông xã tôi nằm
viện đã thường xuyên lui tới thăm nom, cũng
như tự nguyện thay phiên “trực” với hai má
con tôi, bởi cảm thông cảnh đơn chiếc quá! Tôi
ca sáng: cứ khoảng 6 giờ sáng thì vô và đến 10 giờ
là đi vì phải ra tiệm làm. Anh ca trưa: tới lúc hơn
10 giờ sáng. Con gái đầu của chúng tôi ca chiều:
hơn 3 giờ chiều thì vào. Buổi tối
thường là có mình tôi vô. Và bộ ba chúng tôi: anh sui,
tôi, con gái tôi hầu như gọi cho nhau mỗi ngày để
cùng thông tin quanh việc chăm sóc cho ông xã tôi…Tình sui gia do vậy
nên có cái tình thân và anh sui tôi hỏi thế cũng trong tình
thân vì anh có những nỗi bức súc trước tình cảnh
của vợ chồng tôi nên mới mạnh dạn hỏi
tôi như thế, để mong tôi chủ động thay
đổi được gì chăng cho cả hai vợ chồng
cùng bớt khổ?! Bởi cảnh ông xã tôi nằm bệnh
đã thấy thương, thêm cũng thương cảnh
tôi vất vả quá đi mà vẫn bị ông xã khó chịu,
không ưa, ghét bỏ! Ai từng có người thân bị
trầm cảm thì mới thấm thía thế nào nỗi khổ
nầy! Vì người trầm cảm hầu như luôn khó
chịu, không ưa, thậm chí hất hủi, ghét bỏ những
ai cận kề chăm sóc họ dù đó là mẹ, cha, chồng,
vợ, con cháu họ từng yêu thương lắm! Ngay
đến bác sĩ, y tá chăm sóc anh, anh cũng không ưa
họ đâu vì họ bắt anh uống thuốc, bắt ăn
uống cử kiêng, bảo phải đi đứng vận
động, phải tập hít thở cho sâu bằng cái dụng
cụ họ đưa mà anh không chịu tập nên lúc nằm
viện anh bị thêm cái bệnh sưng màng phổi nữa!
Đến như anh sui tới lui tận
tình chăm sóc và đem cả cái máy nho nhỏ vào để
sẵn đấy cho anh có thể nghe nhạc, xem băng Việt
Nam giải trí… mà vẫn bị anh không buồn ngó tới!
Nhưng từ anh sui đến y tá, bác sĩ
đều không ai để bụng hoặc chấp nhất
chi anh, mà chỉ có mong giúp anh được chóng khỏe mạnh
lại…
Cho nên tôi trả lời
anh sui mình như thế, tức tôi không những chấp nhận
sự việc hiển nhiên đó bởi do tật bệnh
gây nên, mà còn mừng phải như vậy thì mới là ông
xã tôi vẫn còn được sống… Bởi thú thật
tôi đã tưởng không cứu được anh! Vì trước
cả tháng khi anh đổ ra cái bệnh về xác thể
như thế, thì bệnh trầm cảm của anh đã
được bác sĩ gia đình bảo là nó đang chuyển
qua tâm thần! Nên anh đã không lo không tính gì được
cho anh mà cũng không chịu để vợ con đưa anh
đến bác sĩ hay bệnh viện, dù suốt cả tuần
lễ hễ anh ăn vô là đi tháo ra với nôn mửa tất!
Anh đi tháo ra với nôn mửa riết rồi đến
giai đoạn tôi thấy sao lại ra cái dung dịch lợn
cợn màu nâu đỏ như thể mình mua huyết heo về
luộc mà huyết bị rã, bị vữa! Tôi
hoàn toàn chưa biết việc bị xuất huyết bao tử
thì phải có những biểu hiện như thế nào?
Tôi chỉ nghe nói có cái bệnh tên là bệnh xuất huyết
bao tử vậy thôi! Nhưng lúc thấy hiện tình anh
như thế, tôi kinh hoảng quá đổi mới hốt
nhiên buộc miệng thốt lên:“ Thôi
chết! Bố bị xuất huyết bao tử! Không
đi bệnh viện là không kịp!”. Lúc ấy lại đang
đêm và thật không ngờ được anh chịu
đi nên tôi mừng quýnh quáng, quên mất là phải gọi xe cấp cứu cho nhanh! Tôi cứ tự mình
lái xe và rùa bò ở các đường
trong lâu lắc vì chưa từng biết chạy trên xa lộ
bao giờ! Vào tới nơi thì anh tay đã run, đứng
hết vững, ngồi là ngã bổ qua bên!...
Và
vì tưởng không cứu được anh nhưng anh vẫn
lại được Chúa ban cho sống nên sự sống
coi được tái sinh nầy của anh mới là vô cùng
quý! Quý cho anh và cả cho tôi vì tôi ý thức được
hơn bao giờ hết: Chúa ban cho hai vợ chồng vẫn
còn được sống là để còn có dịp mà làm
thêm điều tốt và nhất là phải sửa các
điều sai: trước khi sẽ đến cái giờ
Chúa gọi ra trình diện. Mà trình diện Chúa thì nói sao cho ổn
đây khi Chúa là Đấng yêu thương con người,
ban hồng ân vô giá là sự sống cho con người nên
Chúa đã và đang quan phòng đủ mọi điều kiện
từ thiên nhiên đến nhân quần xã hội để giúp
cho cuộc sống của con người được dễ
chịu; mà chỉ có con người với nhau mới là
làm cho nhau khó chịu thôi! Thêm nữa vợ chồng là quà tặng
Chúa ban cho nhau thì lẽ ra sẽ hân hoan trao tặng nhau sự
dễ chịu, chớ sao lại gieo sự khó chịu cho
nhau?! Ông xã tôi vì còn đang đau
bệnh nên tôi tự đòi buộc lấy mình phải bằng
mọi giá giúp anh được thấy dễ chịu, thấy
ham sống và để cho anh được lành bệnh
đã, lúc đó anh mới tự nhận ra điều sai cần
sửa, điều tốt nên làm …Thì Chúa đã khiến xui
việc anh sui chúng tôi cùng nhập cuộc với má con tôi
để chăm sóc cho ông xã tôi đau yếu
, nên anh mới hỏi tôi cái câu như vậy đó! Ôi
cái câu hỏi mà hễ người ngoài cuộc thì thoạt
đọc, thoạt nghe là đã thấy vừa khó chấp
nhận với vừa thêm đoán hiểu cầm chắc sẽ
có xảy ra bất ổn nọ kia vì xét
trên bình diện sui gia! Nhưng với người trong cuộc
là tôi thì câu hỏi nầy “đại khôn đại giác”
lắm cho việc của mình…
Quả
thế, hiện nay tuy bệnh tật về thể xác của
ông xã tôi cũng vẫn còn hành anh hôm đau hôm yếu, nhưng
bệnh trầm cảm của anh thì đã đỡ được
nhiều lắm! Nét mặt anh tươi tắn
hẵn ra và nét nhìn anh đang được là nét nhìn của
người bình thường chớ không còn ngơ ngơ khờ
khờ, cũng không xa vắng hay có những lúc dễ sợ
…như cái nhìn lúc anh bị trầm cảm nặng nữa.
Dăm người quen thân mừng thấy ông xã tôi
được vậy, muốn tôi mách cho cái cách? Tôi tình thật
mách ý: điều cần thiết là phải để cho
người bị bệnh trầm cảm được
thoải mái, dễ chịu. Nên người chăm sóc một
mặt là trong lời nói cũng như cử chỉ chớ
có tỏ sự khó chịu với họ và tốt nhất
là phải biết tánh ý họ để chiều theo. Như ông xã tôi: anh tự ái cao, độc
đoán, hay bắt lỗi và cố chấp nên thay vì trước
đây tôi hay cự nự, lý sự, ép anh uống thuốc…thì
nay tôi không thế nữa. Chẳng hạn như việc
anh uống thưốc là việc quan trọng hàng đầu
thì trước đây tôi cứ phải bỏ đi Lễ
sáng ngày thường để giúp anh uống thuốc. Vì
tôi nấu nướng mỗi sáng sớm bởi phải
đi làm. Nấu nướng xong, hễ tôi đi Lễ là
anh ở nhà ăn trước! Tôi về
anh bảo no rồi, đâu thể ép ăn thêm được
đồ ăn thức uống tôi có lén
hoà tan thuốc cho vào! Còn tôi mà lấy thuốc lấy nước
đưa tận tay anh và ngồi canh anh
uống xong tôi mới an lòng đi làm, thì anh hôm uống hôm
không vì bảo đâu phải con nít mà ép uống thuốc! Thì
nay tôi chỉ nhắc khẽ là anh nhớ uống thưốc
để được khoẻ mạnh mà sống với
tôi vì tôi cần anh và có anh mới có sự sống trong nhà,
chớ mấy hôm anh nằm viện, ban đêm ở nhà một
mình tôi sợ lắm! Chỉ có vậy mà anh lo
uống thuốc và hết thuốc anh tự đi mua.
Rồi hễ anh muốn nói gì tôi cứ để
anh nói cho thoả chớ không ngắt ngang, cũng không chất
vấn và không nhất thiết phải đối đáp lại
nhưng tỏ cái sự lắng nghe vì anh chịu nói năng
với tôi là tôi đủ mừng rồi. Bởi thời
gian trước đó có khi đôi ba ngày anh chẵng thèm nói năng
chi hết với tôi, hay có nói thì chỉ “phun” ra vài lời
không cộc cằn cũng hằn hộc; với anh cũng
chẳng thèm làm chi hết tới việc nhà việc cửa
dù là bỏ vô thùng rác miếng giấy anh chùi mũi vứt
ra bàn! Nên lúc nầy được anh làm giúp
là mừng và anh làm sai, tôi không cự nự chi cả. Như anh thay nước cho cái bể cá thì thau, chậu
trong nhà không lấy mà ra vườn sau lấy hai cái sô bỏ
hoang vô để múc nước từ bể cá đổ
vào sô. Lúc đó tôi đang làm bếp, bổng thấy nền
gạch nhà bếp có nước thì ngạc nhiên! Hoá ra có một
sô bị thủng cái lỗ to tướng dưới
đáy mà anh cứ múc nước bể cá đổ vào làm nước
chảy tuôn ra nền gổ chỗ bể cá, chảy lan xuống
nền gạch ở bếp và ướt đẫm đầm
đìa dưới chân anh mà anh thì vẫn say với công việc!
Thế là tôi bỏ ngang làm bếp, lo lấy
thau lấy khăn vắt nước, chẳng cự chi
anh còn chọc cho cười. Sau đó mấy hôm chẳng
hiểu tôi bất cẩn thế nào mà quên ấn nút mở
cửa nhà xe nên de xe ra đi làm: tông nhẹ một phát vô ! Cái cửa nhà xe do thế,
tuy vẫn mở lên được nhưng không đóng xuống
được! Vậy mà ở nhà anh mằn mò thế nào sửa
được cái cửa nhà xe mới
tài…
Mừng
cho bệnh trầm cảm của ông xã mình càng ngày càng được
thuyên giảm và trí óc đang trở lại, tôi cứ nghĩ
giá như trước đây mình biết “khôn hồn”
cho anh sự dễ chịu cho dù anh dẫu có làm mình bị
khó chịu đến đâu đi nữa: thì bệnh anh
đã có cơ may khỏi từ lâu rồi. Nhưng nghĩ
đi thì nghĩ lại, tự tôi mà “khôn hồn” sao
được nếu Chúa không để cho xảy việc
anh đau yếu đến gần như chết đi sống
lại, nên tôi mới biết quý làm sao cho sự sống của
anh và cũng là cho quãng ngày xế bóng của mình luôn nữa:
để vợ chồng còn được có nhau…
Cũng
sẵn đây tôi xin được thỏ thẻ một
tí: chuyện của người…
Trước hết là chuyện của bà khách cao
niên. Bà xấp xỉ bảy mươi, có đạo
Công giáo, ăn mặc xoàng thôi, nhìn là biết
không giàu nhưng bà lại rộng rãi lắm! Thỉnh thoảng
bà đến tiệm tôi để cắt tóc với làm tay chân nước và cho tiền “tip” thật
là hậu hĩ! Mười dollars “tip” hoặc hơn cho mỗi
người thợ phục vụ bà nếu như trong lần
bà đến thì kẻ cắt tóc, người làm tay, người làm chân. Ngay như người
thợ không làm cho bà mà làm cho khách khác nhưng thấy khách
đó đã “đì” người thợ lại chẳng cho
“tip”, thì bà vẫn “tip” cho người thợ đó hậu
hĩ như “tip”
người thợ làm cho bà. Tôi khen bà, được bà tâm
sự… Chúa bảo “ cho thì có phúc” mà
đời bà lúc trẻ không biết thực hiện lời
Chúa dạy, nay già rồi thấy mình vô phúc nên kíp lo thực
hiện được tới đâu mừng tới
đó. Việc thời trẻ bà không biết
sống cho đi là với người chồng của bà
vì ông bị bệnh trầm cảm sau 6 năm cưới
nhau và bà đã có sinh đượ một gái. Mà bệnh
trầm cảm của ông chỉ biểu hiện ở cái
việc ông không có muốn làm ăn sinh sống gì hết,
trong khi bà ham làm kiếm tiền lắm và thích cuộc sống
năng động vui tươi nên bà ly dị phức ông
đi cho rảnh nợ! Rồi bà thấy ông
cứ héo mòn đi và ông chết lúc bà đã bước thêm
bước nữa. Tám năm sau bà với ông chồng
mới chia tay vì ông có cô bồ nhí trẻ
đẹp hơn bà. Bà nghĩ ắt tại bà phụ bạc
ông chồng trước nên bị ông chồng sau phụ lại!
Từ đó bà ở vậy nuôi con gái ăn
học thành tài. Con chẳng lập gia đình nên mẹ con hủ
hỉ với nhau . Con bị ung thư lìa đời đã hai năm qua, để
lại bà trơ trọi chiếc thân khiến bà chẳng
thiết chi nữa hết! Tiền hưu hằng
tháng bà chỉ tiêu vừa đủ cho mình, còn là cho tất.
Bà đang định bán luôn ngôi nhà để cho dần, chớ
giữ nữa chỉ thêm đòi đoạn nhớ bóng hình
con trong ngôi nhà đầy kỷ niệm: mà khó sống lắm…
Một câu chuyện
nữa là của cậu khách 29 tuổi mới đến cắt
tóc với tôi được mấy lần. Cậu
đẹp trai như tài tử điện ảnh vậy,
nhưng mặt lúc nào cũng như đưa đám! Đùng một cái, mới hôm tuần trước
cậu đến cắt tóc mà thấy tươi nét mặt
lắm, nên tôi hỏi ắt cậu đang có chuyện vui?
Cậu cho biết không ngờ vợ cậu ký ngay cái giấy
ly dị cậu đưa và cậu vừa gửi đi
xong, được thấy nhẹ cả người! Chớ
tiếp tục ở với người vợ nầy thì
trừ lúc đi làm còn thấy có niềm vui, mà bước
chân về đến nhà là không thấy sự sống
đâu hết, nói chi niềm vui! Vì vợ cậu sau lúc
hư thai thì đâm ra tư lự, rồi thêm nàng bị mất
việc làm nữa nên cứ nằm nhà coi phim ảnh giải
khuây, Từ gần một năm nay đến cơm
nước nàng chẳng nấu nên cậu đi làm về
là cậu nấu và còn phải làm hết mọi chuyện lớn
chuyện nhỏ trong nhà vì vợ chẳng làm động tới
móng tay! Thêm cũng chẳng nói chẳng rằng chi với cậu,
chuyện sinh lý cũng không thì có đâu sự sống niềm
vui cho nhau mà ở?! Tôi nói như thế là vợ cậu
đang bị bệnh trầm cảm và cái cách của nàng
như vậy là nàng chỉ có muốn chết thôi! Xin cậu
nghĩ lại đi, nội cái việc thời gian qua cậu
về nhà với vẻ mặt đưa đám là cũng
đủ giết vợ cậu rồi, huống chi bây giờ
cậu còn bồi thêm cái giấy ly dị nữa! Vợ chồng
một ngày cũng nghĩa, hãy giúp cho vợ mình được
sống chớ cậu! Cậu bảo chắc chắn là
không, coi như từ nay nàng có cuộc sống của nàng,
cậu có cuộc sống của cậu và ai có thân nấy
lo…
Thêm câu chuyện của cô khách 34 tuổi. Cô có
2 con gái: cháu 10 tuổi cháu 7 tuổi. Cô cưng chìu con lắm,
vào tiệm làm tay chân nước là cho hai con cùng làm, tốn
kém bao nhiêu cô chẳng tiếc và xem ra cô cũng được
thoải mái về tiền bạc nhờ có việc làm tốt
với được cha mẹ giàu có giúp thêm cho. Mới vừa rồi cô tâm sự vợ chồng
đang ly thân và đang chờ thủ tục ly dị
được hoàn tất. Hiện ngôi
nhà đã bán chia đôi, chồng cô và cô mỗi người
tự về nhà cha mẹ đẻ mà ở, hai trẻ thì
chạy qua chạy lại khi nhà ngoại khi nhà nội.
Lý do cô ly dị chồng là từ hơn 1 năm nay anh ta
đổi tánh, mà cô thì đã chịu hết nổi rồi!
Đó là cô làm cái gì chồng cô cũng cản, nên cô bực
mình lắm! Cô giao tiếp với ai là chồng cô có đủ
mọi lý lẽ để nói xấu họ!Cô
mua sắm cái chi dù là mua đồ ăn thức uống
trong nhà, mua quà biếu bố mẹ đôi bên, mua áo quần
giày dép cho con, mua son phấn cho mình…thảy đều bị
chồng cản ngăn không cho mua nên đi mua sắm mà có
chồng cùng đi là vợ chồng cứ phải cãi nhau
làm cô ê mặt với bang quan thiên hạ chung quanh vì họ
nghe thấy hết! Riết rồi cô thich đi mua sắm
không có chồng cùng đi và muốn mình không phải thấy
mặt anh hằng ngày trong cuộc đời mình! Tôi hỏi cô có biết đấy là dấu hiệu
chồng mình bị trầm cảm không, nhưng chỉ mới
bắt đầu bệnh thôi? Cô bảo biết và dù
biết cô vẫn không thể nào chịu đựng
được cái tánh khí quái đản vậy của chồng
mình dù là do bệnh tật. Và rồi đây nếu bệnh
không hết, không giảm mà cứ tăng thì bao tánh khí quái đản
khác nữa do bệnh đó gây nên cũng sẽ bộc phát thêm
ra thì cô chịu sao cho thấu đây?! Tôi lại hỏi:
nhưng nếu anh ấy chết thì sao? Cô bảo: thì tội cho hai đứa
nhỏ vì chúng yêu thương cha chúng lắm chớ cô thì
coi như dứt điểm, nên anh ta sống chết mặc
anh ta….
Tôi
chẳng trách gì cô khách nầy với cậu khách trẻ kia
nhưng chỉ muốn thỏ thẻ ra đây chuyện
mình chuyện người với ước mong ước
giá như mọi cặp vợ chồng trẻ thảy đều
biết quý trọng sự sống của nhau để luôn
tìm niềm vui, hạnh phúc cho nhau và cho con cái chớ đừng
chỉ có riêng tìm cho bản thân mình thôi ….
California ngày 3 tháng 1 năm 2013
|