HÃY ĐỌC VÌ CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE
CHUYÊN ĐỀ 1: Cẩn thận khi dùng thuốc nhuộm tóc
Thuốc nhuộm tóc có thể gây ung thư.
Theo nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỷ lệ ung thư ở những phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng thuốc này.
Anh T.N.T., 43 tuổi, sau khi nhuộm tóc khoảng nửa giờ đã phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu vì đầu bị nổi những cục sẩn ngứa ngáy, khó chịu. Bác sĩ kết luận anh bị viêm da đầu do nhuộm tóc.
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Hiện nay, tại các cửa hàng làm tóc, các thợ đều ra sức tìm cách thuyết phục "thượng đế" trẻ nhuộm tóc theo các "model" được in sẵn trong catalogue, với đủ 7 màu của dãy quang phổ.Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng thuốc nhuộm tóc, bất kể loại nào, cũngđều có thể gây hại cho cơ thể. Nhẹ thì gây dị ứng, rụng tóc…, nặng thì ung thư. Những hoá chất độc hại
Paraphenylenediamin là loại hoá chất thường được dùng trong thuốc nhuộm tóc. Thực nghiệm cho thấy, nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc, thuốc này có thể gây ung thư da, ung thư vú. Hiện nay, một số nước châu Âu đã cấm dùng hoá chất này. Tại Mỹ, các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh rằng Paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.
Theo yêu cầu của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, nhà sản xuất phải ghi rõ trên bao bì của các chai thuốc nhuộm tóc có chứaParaphenylenediamin dòng chữ: "Lưu ý : Sản phẩm này chứa một loại hoạt chất có thể thấm qua da vàđã được xác nhận là gây ung thư trên súc vật thí nghiệm".
Các chất phụ gia như Propylenglycol và Isopropyl alcohol cũng gây tác hại không nhỏ. Propylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, cònIsopropyl alcohol thì có thể gây trầm cảm, nhức đầu.
Nhuộm tóc bằng thảo mộc
Người ta có thể dùng các chất nhuộm tự nhiên có trong cây cỏ để thay thế những hoá chất độc hại:
-Hoa trà: Trộn một nắm hoa trà với nước ấm và chanh vắt, ngâm khoảng nửa tiếng rồi bôi lên tóc từ ngọn đến chân. Ủ tóc trong 30 phút, rồi xả lại bằng nước lạnh.
-Cây đại hoàng: Cho 200 g chồi đại hoàng đã phơi khô vào 0,5 l rượu rồi đun đến khi còn lại một nửa. Để nguội, lọc rồi bôi lên tóc.
-Vỏ quả hồ đào: Nghiền vỏ còn xanh của quả hồ đào thành bột, bôi lên tóc khoảng 15-20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước.
6 điều cần lưu ý khi nhuộm tóc
1. Không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ bị tổn thương hay sưng đau.
2. Phụ nữ trong thời gian hành kinh hay trong thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc.
3. Khi thuốc vào mắt, cần đến bác sĩ nhãn khoa.
4. Không nên nhuộm tóc một tuần trước và sau uốn tóc.
5. Những loại thuốc nhuộm tóc khi pha quá 30 phút mà chưa sử dụng phải đổ bỏ. Khi pha thuốc, cần tránh dùng các dụng cụ chứa làm bằng kim loại. Khi nhuộm tóc cũng không nên dùng lược chải bằng kim loại.
6. Trước khi nhuộm tóc cần phải thử phản ứng của thuốc trên da. Chấm một đầu nhỏlên da (bắp tay) rồi để khô tự nhiên sau 48 giờ. Nếu vùng da chấm thuốc bị nổiđỏ, sưng hoặc ngứa thì phải rửa ngay vết thuốc ở chỗ thử và tuyệt đối không nên dùng loại thuốc ấy nữa. Chuyên đề 2:Hôi miệng
Thường thì vào buổi sang, người ta hay bị hôi miệng. Hôi miệng không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng đôi khi làm cản trở sự giao tế hàng ngày, có thể ảnh hưởng một phần nào tới công việc làm ăn của chúng ta.
Những hóa chất làm cho hôi miệng :
Mùi hôi là do chất hơi có lưu huỳnh (Sulfur), như: hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide, và dimethyl disulfides. Đôi khi, mùi hôi do những chất hơi acids béo (fatty acids) như propionic, butyric, hay valeric acids hay những chất amines (indole, skatole, cadaverine và putrescine).
Nguyên nhân hôi miệng :
. Hôi miệng tùy thuộc vào lượng nước miếng tiết ra, lúc chúng ta nhai hay nuốt.
. Chất hơi lưu huỳnh thấm vào mô mềm trong miệng. Khi nước miếng hay mô mềm trong miệng không đủ sức giữ chất hơi lưu huỳnh, xông ra, sẽ làm hôi miệng.
. Vi trùng trong miệng nảy nở tùy theo từng loại, cộng thêm vấn đề vệ sinh, thói quen ăn uống, và lượng nước miếng tiết ra.
. Những môi trường như thay đổi nhiệt độ, ẩm ướt, đồ ăn thức uống, dưỡng khí, và độ cường toan pH, đều ảnh hưởng tới hôi miệng. Bệnh hôi miệng do răng lợi :
. Phần lớn bệnh hôi miệng là do vi trùng nẩy nở trong những hang hốc trong miệng. Đồ ăn chứa chất trong những lỗ hổng trong lợi, sâu răng, kẽ răng, mặt lưỡi, đều là những chỗ lý tưởng cho vi trùng sinh sản.
. Độ hôi miệng, tăng theo tuổi tác, nhất là khi dùng răng giả, là nơi dễ bị đồ ăn mắc kẹt.
. Một phần ba bị hôi miệng là do bệnh nướu răng sinh ra. Nước miếng bệnh nướu răng dễ làm hôi thối.
. Những bệnh khác cũng làm hôi miệng như: viêm miệng, lưỡi, lợi nướu răng hay viêm thịt dư trong họng (cryptic tonsils), nghẹt hay giảm bài tiết nước miếng (xerostomia). Hôi miệng do thuốc men :
. Những thuốc men có thể gây hôi miệng như: thuốc cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh xuống tinh thần (depression), thuốc chống histamines, chữa bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu, amphetamines, v.. v..
Hôi miệng do một số bệnh tật khác trong cơ thể gây nên :
. 10% là do những bệnh khác như viêm xoang, viêm thịt dư trong cuống họng (tonsillitis), và bệnh mũi (thí dụ có vật lạ rớt vào muĩ), viêm xoang. Những loại bệnh khác nằm trong phổi như giãn khí quản (bronchiectasis), bướu mụt hay lở loét làm mủ, bọc mủ (abscess), hay ung thư bị nhiễm trùng.
. Bệnh tiểu đường có nhiều chất acetone và ketones xông ra qua đường phổi.
. Bệnh Urê-huyết (azotemia), có chất ammoniac.
. Bệnh chai gan làm cho hơi thở hôi, như có mùi tỏi hay trứng thối, do những chất dimethyl sulfides, methyl mercaptan, và ethanethiol.
. Bệnh thận hư, có mùi tanh như cá, do chất dimethylamines và trimethylamines.
. Ung thư máu (leukemia) hay những bệnh loạn tạo máu (blood dyscrasia) làm cho hơi thở có mùi như máu bị hư, tan rã (decaying blood).
. Những bệnh liên quan đến bao tử ít làm hôi miệng, vì ống thực quản luôn luôn đóng kín và xẹp lại. Còn bao tử chỉ sinh ra mùi hôi, khi bị ợ hay ói mửa. Có những bệnh khác như ợ chua, trào ngược nước chua từ ba tưử trơở ngược vào thực quản (heartburn), hẹp môn vị (pyloric stenosis), hay thoát vị khe thực quản (hiatal hernia) cũng sinh ra hôi miệng.
. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, thay đổi kích thích tố trong người, sinh ra chất hơi có lưu huỳnh bay qua đường phổi làm hôi miệng. Do đồ ăn, hút thuốc lá:
. Ăn uống đôi khi có thể giúp đỡ hôi miệng, vì nước miếng ra nhiều, làm sạch miệng. Nhưng ngược lại có nhiều đồ ăn lại làm hôi miệng như: tỏi, hành, rượu. Trong hành tỏi có nhiều chất gây mùi hôi như allicin và dallyl sulfite.
. Hút thuốc lá hay xì-gà gây hôi miệng vì làm giảm nước miếng trong miệng.
Nói tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân sinh ra hôi miệng: phần lớn là do những bệnh trong miệng, răng lợi, những bệnh tai mũi họng, hay nhiều bệnh khác nằm trong cơ thể chúng ta.
Cập Nhật: Phần lớn hôi miệng là do vi trùng phân tán bạch đản gây ra chất hơi chứa lưu huỳnh sulfur. Khoảng 80-90% là do những tảng (plaques) trong răng miệng, bệnh niếu lợi, miệng khô, đặc biệt do vi trùng gram âm tính sống trong môi trường thiếu dưỡng khí. . Vi trùng sinh sản qúa nhiều vùng trong, trên lưỡi. Hôi miệng thấy nhiều nhất ban đêm hay giữa những bữa ăn.
20% hôi miệng là do những bệnh rối loạn dinh dưỡng, như suy gan, suy thận hay tiểu đường, nước tiểu chứa chất trimethylamine, nhiễm trùng hô hấp, thuốc men hoặc do dịch bao tử. Định bệnh hôi miệng không khó nhưng tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng không dễ dàng. Vài cách điều trị hôi miệng như: súc miệng bằng thuốc có chất chlorhexidine gluconate, Peridex hay Perio-guard (cần toa bác sĩ), trong 6 tháng có thể giảm vi trùng gram âm tính trong miệng. Súc miệng có chất cetylpyridinium, benzethonium chloride, phenolic-oil, sodium bicarbonate, zinc chloride, hoặc chất kẽm có chất alpha-ionone có thể giảm đượ cnhững chất gây hôi miệng như hydrogen peroxide hay methyl mercaptan (khoảng 24%-59%). Dùng những thuốc kể trên phải hỏi ý kiến bác sĩ.
References: 1) L Feller and Bligaut, SADJ, 60: 17, 2005; 2) M Reiss, G Reiss, Wien Med Wochenschr.150: 98-100, 2000; 3)http://www.ccspublishing.com/journals4a/halitosis.htm, May 2007. Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com
Chuyên đề 3:Nấm ăn vừa bổ dưỡng vừa chữa được nhiều bệnh
Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch...
Nấmăn là những loại nấm không độc hại, được con người dùng làm thực phẩm. Ở Trung Quốc, nấm hương đã được biết đến từ thời Xuân thu Chiến quốc. Nấm được các y thư cổ đánh giá là thứ "ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá".
Trong giới sinh vật có gần 7 vạn loài nấm, nhưng chỉ có hơn 100 loài có thể ăn hoặc dùng làm thuốc, thông dụng nhất là mộc nhĩ đen, ngân nhĩ, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, nấm trư linh... Ngoài nguồn thu hái từ thiên nhiên, người ta đã trồng được hơn 60 loài theo phương pháp công nghiệp với năng suất cao. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nấm sẽ là một trong những thực phẩm rất quan trọng và thông dụng của con người trong tương lai.
Ngoài giá trị cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nấm ăn còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú như:
Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể:Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Nấm linh chi, nấm vân chi, nấm đầu khỉ và mộc nhĩ đen còn có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào. Kháng ung thư và kháng virus: Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khảnăng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm linh chi và nấm trư linh, tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng. Nhiều loại nấm ăn có công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus.
Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch: Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Các loại nấm như ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), mộc nhĩ đen, nấm đầu khỉ, nấm hương,đông trùng hạ thảo... đều có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạlượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh. Ngoài ra, nấm linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, ngân nhĩ, mộc nhĩ đen còn có tác dụng làm hạ huyết áp.
Giải độc và bảo vệ tế bào gan: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và bảo vệtế bào gan rất tốt. Ví như nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm bạch linh và trư linh có tác dụng lợi niệu, kiện tỳ, an thần, thường được dùng trong những đơn thuốc Đông dược điều trị viêm gan cấp tính.
Kiện tỳ dưỡng vị: Nấm đầu khỉcó khả năng lợi tạng phủ, trợ tiêu hóa, có tác dụng rõ rệt trong trị liệu các chứng bệnh như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng. Nấm bình có tác dụng ích khí sát trùng, phòng chống viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi mật. Nấm kim châm và nấm kim phúc chứa nhiều arginine, có công dụng phòng chống viêm gan và loét dạ dày.
Hạ đường máu và chống phóng xạ:Khá nhiều loại nấm ăn có tác dụng làm hạ đường máu như ngân nhĩ, đông trùng hạthảo, nấm linh chi... Cơ chế làm giảm đường huyết của đông trùng hạ thảo là kích thích tuyến tụy bài tiết insulin. Ngoài công dụng điều chỉnh đường máu, các polysaccharide B và C trong nấm linh chi còn có tác dụng chống phóng xạ.
Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa: Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hóa tế bào. Nhiều loại nấm ăn như nấm linh chi, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ... có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, nhiều loại nấm ăn còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện thấy một số loại nấm ăn có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độnhất định, thông qua khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể.
Một số loại nấm ăn điển hình
Nấm hương: Còn gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tín, hương tẩm..., được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”,là “vua của các loại rau” (can thái chi vương). Trong 100 g nấm hương khô có 12-14 g protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác). Nấm hương có tác dụngđiều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa... Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
Nấm rơm: Còn gọi là bình cô, lan hoa cô, ma cô..., là một trong những loại nấm ăn được sử dụng rất rộng rãi, có giá trị dinh dưỡng khá cao. Nấm rơm là thức ăn rất tốt cho những người bịcao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.
Nấm mỡ: Còn gọi là nhục tẩm, bạch ma cô, dương ma cô..., cũng là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm mỡ có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan. Bởi vậy, đây là loại thực phẩm rất thích hợp cho những người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.
Ngân nhĩ: Còn gọi là mộc nhĩtrắng, bạch mộc nhĩ, nấm bạc, bạch nhĩ tử..., cũng là một loại nấm khá giàu chất dinh dưỡng. Ngân nhĩ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể,nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, cải thiện chức năng của gan và thận, thúcđẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ. Bởi vậy, ngân nhĩ là thực phẩm rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, bị các bệnh lý đường hô hấp, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não...
Mộc nhĩ đen: Còn gọi là vân nhĩ, thụ kê, mộc nhu, mộc khuẩn... Mộc nhĩ đen chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin. Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơtrong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thưvà phóng xạ. Bởi vậy, mộc nhĩ đen là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư. Chuyên đề 4:BÉO PHÌ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT GS. ĐẶNG PHƯƠNG KIỆT
Một cuộc điều tra trên 1.500 phụ nữ trưởng thành tại 13 xã thuộc hai huyện Kiến Xương (Thái Bình) và Tiền Giang cho thấy một tỷ lệ béo phì (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới) là 0,52% (Kiến Xương) và 6,75% (Cai Lậy).
Trong 6 tháng đầu năm 1999, Trung tâm khám chữa bệnh và tư vấn sức khỏe Ngọc Khánh đã phát hiện hàng trăm trường hợp béo phì và những bệnh liên quan như đái tháođường, tăng huyết áp (ở nữ nhiều hơn nam), trẻ em béo phì cũng không hiếm.
Tác giả bài này muốn chia xẻ cùng bạn đọc những hiểu biết mới nhất về chứng béo phì, là một vấn đề đáng được quan tâm trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
? Thừa cân nặng chưa hẳn là béo phì
Thử dẫn chứng một số ví dụ (4 vị thành niên này đều là nữ):
1. L.T.N.Y 9 tuổi (Bái Thượng, Thọ Xuân, Thanh Hóa); nặng 42,5kg; cao 1,38m.
2. N.M.H 12 tuổi (Bãi Cháy, Hạ Long); nặng 67kg; cao 1,43m.
3. T.Đ.D.A 13 tuổi (216 phố Bạch Mai, Hà Nội); nặng 68kg; cao 1,47m.
4. A.T 16 tuổi (Tân Mai, Hòa Bình); nặng 61kg; cao 1,53m.
Theo công bốmới đây của Viện Nhi khoa thì cân nặng trung bình của các trẻ em gái 9 tuổi là 23,9kg, 12 tuổi là 34kg, 13 tuổi là 37kg và 16 tuổi là 44kg. Nếu dựa vào những trị số này, ở cả 4 trường hợp nói trên, các trị số cân nặng đều thừa (vượt quá trị số trung bình) từ 70% đến 100% (gần gấp đôi bình thường) và nhìn vào ngoại hình đều có thể được xem là béo phì.
Thế nhưng, theo các nhà dinh dưỡng học thừa cân nặng (overweight)không luôn luôn đồng nghĩa với béo phì (obesity). Muốn kết luận là béo phì phải dựa chỉsố khối thân thể (BMI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Body Mass Index).
BMI được tính theo công thức
Áp dụng công thức này cho 4 trường hợp nói trên thì các trị số BMI lần lượt sẽ là: (1) 22kg/m2; (2) 32kg/m2; (3) 31kg/m2 và (4) 27kg/m2.
Cũng theo các nhà dinh dưỡng, chỉ số BMI có ý nghĩa nói lên những nguy cơ cho sức khỏe của những người thừa cân nặng, đúng hơn: của người béo phì, cụ thể là:
BMI = 20-25kg/m2 được xem là có một cân nặng ưu việt với đa số, ở đây là trường hợp (1). (22 kg/m2)
BMI = 27kg/m2 trở đi gọi là thừa cân nặng ở đây rơi vào trường hợp (4). (27kg/m2)
BMI = 30kg/m2 trở đi được xếp là béo phì thực sự ở đây là trường hợp (2) (32kg/m2) và trường hợp (3). (31kg/m2) ? Béo phì có những biến chứng gì?
Tỷ lệ tử vong cao có liên quan đến béo phì trước hết do gia tăng các nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường và có thể một vài typ ung thư nữa.
- Hệ tim mạch: Ngoài việc làm tăng gánh nặng cho tim, béo phì có thể còn có trách nhiệm trong các trường hợp chết bất ngờ (đột tử) vì loạn nhịp tim, và tăng nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch liên quan đến tăng nồng độchất béo trong máu là chất liùpoprotein cholesterol tỷ trọng thấp.
- Đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc insulin) trên nguyên tắc không bao giờ hiện diện ở những người có chỉ số BMI dưới 22kg/m2. Người ta nhận thấy nguy cơ gia tăng bệnh đái tháo đường ở người béo phì phụ thuộc nhiều vào yếu tố gia đình. Một công trình nghiên cứu cho thấy nếu một hoặc cả hai bố mẹ mắc bệnh đái tháo đường thì gần 100% số con cái sẽ mắc bệnh này nếu có chứng béo phì; còn nếu cả hai bốmẹ đều không mắc thì nguy cơ nói trên chỉ có 20% mà thôi.
- Ung thư: Tỷ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh, tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và tỷ lệung thư ruột kết - ruột thẳng ở cả nam lẫn nữ thấy có liên quan đến mức độ béo phì. Người ta cho rằng sở dĩ phụ nữ béo phì dễ mắc ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú là vì lý do tăng sản xuất chất nội tiết estrogen trong các mô tế bào mỡ.
- Bệnh sỏi mật: Bệnh sỏi mật gia tăngở người béo phì (và gia tăng theo tuổi) có lẽ liên quan đến mức gia tăng bài xuất chất cholesterol của mật. Lượng cholesterol được cơ thể tổng hợp mỗi ngày gia tăng chừng 20mg với mỗi kg mô tế bào mỡ, thành thử một khối gia tăng 10kg tế bào mô mỡ sẽ làm tăng sản xuất và bài tiết một lượng cholesterol tương đương một lòng đỏ trứng gà và đó là lý do sẽ tạo thành các sỏi mật chứa cholesterol ở người béo phì.
- Rối loạn chức năng phổi: Béo phì mức độ vừa và không có bệnh phổi thì ít có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Thế nhưng, cơn ngừng thở lúc ngủ lại có thể xảy ra với những người béo phì nặng và đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được đặt ra. Người ta cho rằng ngừng thở tắc nghẽn lúc ngủ là do lượng mỡ tích tụ quá nhiều tại vùng khí phếquản. Những đợt ngừng thở do tắc nghẽn này xảy ra liên tiếp trong giấc ngủ sẽdẫn tới biến cố giảm oxy máu và tăng thán khí (CO2) trong máu, có thể gây tử vong.
- Rối loạn nội tiết: Đáng kể là nồng độtestosterone trong máu giảm ở đàn ông béo phì và có ảnh hưởng thực sự đến sinh hoạt tình dục. Còn ở nữ giới béo phì thì thường có kinh sớm, kinh không đều, có những chu kỳ kinh không phóng noãn (không có khả năng thụthai) và mãn kinh sớm. Những phụ nữ béo phì mà các khối mỡ tập trung trong các nội tạng thì sản xuất ra nhiều nội tiết tố nam (testosterol), còn mỡ tập trung nhiều ở mông và đùi thì sản xuất ra nhiều chất nội tiết tố nữ (estrogen).
|