MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Ðời Sống Cầu Nguyện Của Các Thánh
Thứ Ba, Ngày 30 tháng 10-2012

 
Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4

ÐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN CỦA CÁC THÁNH

Chương này trích trong cuốn “Một Năm với Các Thánh”

trang 253-276.

Hy vọng, các linh hồn sẽ được khích lệ để sống như

những Vị Thánh này.

 

CẦU NGUYỆN

Chúng ta hãy cầu nguyện luôn đừng nhàm chán (Luca 18:1).

1. Thái độ đối với sự cầu nguyện:

 Không có gì hữu ích hơn sự cầu nguyện. Vì thế, chúng ta phải nuôi dưỡng sự cầu nguyện với lòng quý trọng lớn lao và yêu mến, và dùng hết sức lực để làm điều đó tốt đẹp. - Thánh Vincent de Paul.

Tất cả các Thánh đều tỏ lòng yêu mến việc thực hành sự cầu nguyện. Thánh Cajetan thường thành công trong việc cầu nguyện tám tiếng đồng hồ. Thánh Margaret, nữ hoàng nước Tô Cách Lan, và Thánh Stephen vua nước Hung Gia Lợi cầu nguyện hầu hết cả đêm; Thánh Frances ở Rôma, cầu nguyện trong tất cả những giờ còn lại ngoài giờ làm việc hằng ngày; Thánh Rose ở Lima cầu nguyện mười hai tiếng đồng hồ một ngày. Từ những năm đầu đời, Thánh Aloysius Gonzana đã thực hành việc cầu nguyện, và Ngài không bao giờ bỏ cầu nguyện trong một, hai hay ba tiếng đồng hồ mỗi ngày. Khi ở sân chơi, Ngài trốn ở trong rừng để khỏi bị các bạn cắt ngang trong khi cầu nguyện.

 

Từ lúc chín tuổi Thánh Mary Magdalen de’ Pazzi đã tận hiến cho việc thực hành thánh thiện này một tiếng đồng hồ mỗi ngày, và cuối cùng là cả đêm; để rồi sau khi vào tu viện, Ngài cầu nguyện trong tất cả thời giờ còn lại mà người tu tập được phép tuỳ ý xử dụng.

 

Từ lúc mười một tuổi Thánh John Berchmans đã cầu nguyện trong tất cả thời gian còn lại ngoài giờ học tập. Mọi góc nhà được dùng như ngôi nhà thờ nhỏ. Vào nữa đêm gia đình thường bắt gặp Ngài quỳ gối cầu nguyện trên sàn nhà với đầu gối trần.

 

Từ thời niên thiếu, Thánh Philip Neri đã cầu nguyện thiết tha, tiến bộ rất xa trong việc cầu nguyện, và giữ thói quen đó ở mọi nơi, linh hồn Ngài luôn nâng lên cao đến những sự thánh thiện. Và như thế, khi phòng Ngài đầy người, và có nhiều việc đang được bàn cải, đôi khi Ngài không thể kìm được việc ngước mắt hay đưa tay lên trời, hay thốt lên những lời nguyện, mặc dù Ngài luôn canh chừng cẩn thận để đừng làm những việc đó trước mặt người khác. Khi ra khỏi nhà Ngài thường đãng trí khiến người ta phải nhắc nhở Ngài phải chào đáp lại người khác; đôi khi người ta rất khó khăn để đạt được sự chú ý của Ngài. Khi bị kéo áo, Ngài làm cử chỉ giống như một người bị đánh thức khi đang ngủ say.

 

2. Cầu nguyện làm các Thiên Thần hài lòng và ma quỷ ghen ghét:

Cầu nguyện tốt có thể làm cho các thiên thần rất hài lòng, và vì thế chúng ta đạt được sự trợ giúp của các Ngài nhiều; Ðiều này làm cho ma quỷ ghen ghét, và vì thế chúng ta thường bị chúng khủng bố và quấy nhiễu. -Thánh John Chrysotom.

Thánh John Chrysotom nói rằng các Thiên Thần rất quý trọng Ngài  và Người đã tự dâng mình cho Chúa cách mật thiết qua việc cầu nguyện; khi làm việc ấy, các Thiên Thần thường đứng bên cạnh Ngài thinh lặng tuyệt đối; và khi Ngài cầu nguyện xong, thì các Ngài khen ngợi và tán thưởng Ngài.

 

Thánh Macarius, có mặt trong một buổi cầu nguyện của cộng đồng, đã thị kiến một nơi đầy những đứa trẻ da đen đi giữa những cha dòng và chế nhạo các Ngài. Chúng ấn hai ngón tay trên mắt ai thì họ liền ngủ gục; chúng ấn một ngón tay lên miệng những người khác, thì những người này ngáp; với một số người thì chúng hiện ra với hình phụ nữ; đối với những người khác thì chúng hiện ra như những người đang làm việc; với những người này, là những người lái buôn đang bán hàng; với những người khác thì dường như chúng đang chơi; và chúng tạo ra trong trí óc mọi người một hình ảnh sống động tuỳ theo dáng vẻ bề ngoài mà họ mang. Nhưng khi đến gần vài người thì chúng sợ hãi, ngã xuống đất như bị đẩy lui thật mạnh. Sau đó khi vị thánh hỏi những người bạn về những gì đã xảy ra trong lúc đó, thì tất cả đều đã chịu những cám dỗ giống như Ngài đã thấy.

 

3. Những linh hồn không cầu nguyện đều:

Những linh hồn không có thói quen cầu nguyện giống như một thân xác què quặc và bại liệt, chúng có tay chân nhưng không xử dụng được. Vì thế, bỏ cầu nguyện đối với tôi giống như là mất đi con đường thẳng; vì cầu nguyện là cánh cổng qua dó mọi ơn sủng Chúa đến với chúng ta, khi nó đóng lại, thì tôi không biết làm sao chúng ta có được gì.

- Thánh Têrêsa.

Thánh Têrêsa đã chứng minh điều này bằng cảm nghiệm của chính mình; vì đôi khi Ngài bỏ cầu nguyện, thì bắt đầu rơi vào những lỗi lầm nhất định và hụt hẫng từ đó, mặc dù những khuyết điểm đó nhẹ, nhưng Ngài không thể tự giãi thoát khỏi được; hơn nữa, Ngài đi từ xấu đến tệ hại nhất. Ngài đã tự buộc mình phải nói rằng Ngài đang đi trên đường tự huỷ diệt, nơi mà Chúa nói với Ngài là Ngài đang đi đến đó, nếu như Ngài không khôi phục việc cầu nguyện.

 

4. Kiên trì cầu nguyện:

 Một linh hồn kiên trì trong việc thực hành cầu nguyện, dù nhiều tội lỗi, cám dỗ và sa ngã với ngàn cách thức ma quỷ cỏ thể chống lại anh ta, vẫn có thể giữ mình được chắc chắn, sau cùng, sớm hay muộn Chúa cũng sẽ đến để cứu họ khỏi hiểm nguy và dẫn đưa họ đến bến bờ cứu độ.

- Thánh Têrêsa.

Thánh Mary ở Ai Cập xưng thú với Tu Viện Trưởng Zosimus rằng mười bảy năm sau khi trở về với Chúa, Ngài luôn đau khổ và sợ bị cám dỗ; nhưng vì dâng mình cho việc cầu nguyện, Ngài đã không bao giờ sa ngã. Ðiều này cũng xảy ra cho Thánh Augustine, Thánh Margaret Cortona và nhiều vị Thánh khác.

 

5. Thực hành việc cầu nguyện:

 Một người cầu nguyện có khả năng làm được mọi sự; vì thế, điều quan trọng là người truyền giáo phải cho họ thực hành một cách đặc biệt nghiêm chỉnh; và nếu không làm như thế họ sẽ đạt được kết quả rất ít hoặc là không có gì cả, nhưng với sự giúp đỡ của những nhà truyền giáo, họ sẽ trở nên có nhiều khả năng để biến đổi tâm hồn và hướng linh hồn lên với Ðấng Tạo Hóa, hơn là chỉ học và giảng thuyết hùng hồn.

- Thánh Vincent de Paul.

Thánh Francis Borgia là một người cầu nguyện nhiều, trong khi cầu nguyện Ngài ở trong tư thế, như là xuất thần, đôi khi thành công trong sáu tiếng đồng hồ, mà đối với Ngài giống như chỉ một thoáng, và chỉ cần nhìn vào mắt Ngài thì người ta lo ăn năn hối cải.

 

Thánh Thomas, Thánh Bonaventure và chân phước Albertus Magnus tự thú rằng họ đạt được kết quả trong việc học là nhờ cầu nguyện hơn là bằng việc nghiên cứu. Ðặc biệt khi chúng ta đọc về Thánh Thomas, khi không thể hiểu được một đoạn Kinh Thánh, Ngài đã nhờ đến sự cầu nguyện, và trong khi cầu nguyện sốt sắng thì Thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ đã hiện ra, và giải thích chỗ khó khăn đó bằng một giọng rõ ràng và dứt khoát như được nghe từ người bạn anh em Reginald.

 

6. Cầu nguyện trước khi nói về Chúa:

Khi phải nói cho người khác nghe về những sự việc thiêng liêng, trước tiên chúng ta phải nói với họ về Chúa trong cầu nguyện, và giãi thoát chúng ta khỏi thần khí của mình, để Thần Khí của Thiên Chúa đổ đầy trong chúng ta, vì chỉ có Thần Khí thiên Chúa mới có thể soi sáng tâm trí và thắp sáng ý chí. Ðặc biệt những người bề trên phải làm như vậy, và nổ lực để tiếp tục giữ mối liên hệ với Chúa, không phải chỉ giúp đỡ  trong những trường hợp khó khăn hay nghi nan nhưng trong mọi tình huống xảy ra, để học hỏi ngay tức khắc từ Chúa Thánh Thần những gì mình giảng dạy cho người khác như ông Môisê đã nói với dân chúng rằng Chúa đã dạy dỗ cho ông trước. Haec didit. Dominus - Chúa đã phán dạy. - Thánh Vincent de Paul.

Khi vị Thánh này cân nhắc một sự việc, giãi quyết một việc gì đó, hay khuyên nhủ ai, Ngài thường tập cho quen trước khi nói và ngay cả trước khi suy nghĩ về vấn đề đó, Ngài nâng lòng trí lên Chúa để xin ơn soi sáng và trợ giúp. Trong những lúc đó Ngài thường ngước mắt lên trời, đoạn nhìn xuống rồi khép mắt lại, như thể là Ngài đang hỏi ý kiến Chúa trong tim trước khi trả lời. Khi sự việc được xem là quan trọng, Ngài muốn dùng thời gian đó, để gửi gắm người đó cho Chúa. Ngài tin tưởng trọn vẹn vào sự khôn ngoan thánh thiện, và không tin tưởng chút nào vào Ngài, như thế Ngài đã nhận được từ trời ánh sáng và ơn sủng, qua đó Ngài thường khám phá ra những sự việc, mà không thể nào được hiểu thấu khi chỉ nhờ vào trí tuệ con người.

 

7. Cầu nguyện là nói chuyện với Chúa:

Tinh thần cầu nguyện bao gồm việc đo lường và hiểu biết những gì chúng ta đang nói, ai đang nói với ai và với ai mà chúng ta có can đảm để nói với một Thiên Chúa cao cả. Có được điều này và những tư tưởng giống như vậy một cách đúng đắn làm nên tinh thần cầu nguyện. Mặc dầu vậy, ý riêng của họ không đi theo những ai tin rằng thực chất của toàn thể ý kiến đó bao gồm sự suy nghĩ, như thế nếu họ không giữ cho tư tưởng đó vững chắc bằng sức mạnh lớn lao, lúc đó họ sẽ tự xem mình là người đầy tinh thần và là người hay cầu nguyện; nhưng nếu họ không giữ được điều này lâu, và sự chú tâm của họ đi lang thang một chút, ngay cả khi nghĩ đến những việc tốt, họ tưởng tượng rằng họ không làm được gì cả. Không, thực chất của tinh thần cầu nguyện, theo tôi, không bao gồm gì cả ngoài việc đối thoại với Chúa như một người bạn. Và như thế, để nói về việc này hay việc khác với Ngài, Ðấng chúng ta biết rằng, Ngài yêu thương chúng ta, trong tinh thần cầu nguyện.

- Thánh Têrêsa.

Khi Thánh Ignatius đi du hành với một người bạn, mỗi người mang một hành lý nặng trên vai, một người tốt lành động lòng thương, đề nghị được mang tất cả những thứ đó và ông ta đã làm như vậy. Khi đi vào nhà trọ, các cha cố tìm một nơi hẻo lánh để cầu nguyện; và người đàn ông tốt lành đó, đã tìm một góc cho riêng ông nơi đó ông ta quỳ cầu nguyện giống như họ. Khi có ai hỏi ông ta làm gì ở đó, ông ta trả lời rằng, “tôi chẳng làm gì cả. Có những vị Thánh ở đó nhưng tôi chỉ là một kẻ ngu đần. Tất cả những gì họ làm, tôi sẽ làm. Và tôi ở đây để dâng điều đó lên cho Chúa.” Có thể nói rằng trong việc này ông ta đã thành công trong việc trở nên một người có tinh thần cao cả và có được món quà của sự chiêm ngắm thật cao thượng.

 

Ðức ông Palafox đáng kính, khi cầu nguyện thường tự xem mình là người đang nói, với Ðấng mà Ngài đang nói, rằng Ngài chỉ là một kẻ vô giá trị nhất trong tất cả mọi người với Ðấng Tốt Lành Thánh Thiện, một con sâu bọ khốn nạn trước mặt Chúa, khi được tràn đầy ơn soi sáng, Ngài đã khóc. Ðiều đó làm Ngài đau buồn khiến cho Ngài có can đảm để kêu lên rằng, “Con là gì! một chút bụi trên trái đất, thứ tệ hại nhất, thứ khốn nạn nhất, thứ bị bỏ đi, con người trên trần thế, nói với Ðấng Hằng Hữu, Ðấng Vô Cùng, Ðấng Vô Giới Hạn! Rồi trong lúc sợ hãi Ngài nói: “Ôi lạy Chúa, con đang nói với Ngài sao? Con dám cả gan yêu mến ngài sao? Một Thiên Chúa vĩnh cửu, một Thiên Chúa Toàn Năng, Ðấng Tạo Hoá của mọi tạo vật!  Và con không là gì cả, còn tệ hơn là không là gì cả, và điều làm con đau buồn nhất, đồi bại nhất, và tệ hơn là sự đồi bại! đó là gì? Làm sao con lại được sinh ra”? Nhưng Ngài lại nói: “Ôi lạy Chúa, có phải vì tình yêu? Như thế con sẽ không phải yêu mến Ngài sao? Ôi lạy Chúa, là sâu bọ nên con tôn thờ Ngài, Ôi lạy Chúa, Ðấng đã đến để tìm kiếm người tội lỗi – Con là kẻ tội lỗi! Ôi lạy Chúa, Ðấng đã tự hạ để chúng con được tôn thờ Ngài, được nói chuyện với Ngài, được cầu nguyện cùng Ngài, làm sao con không tôn thờ Ngài, nói với Ngài và cầu nguyện với Ngài?”

8. Tinh thần cầu nguyện:

 Khi một người cầu nguyện, anh ta chú tâm và xem xét sự kiện anh ta đang quan hệ với Chúa với sự chú tâm cao hơn là những ngôn từ mà anh ta thốt lên, anh ta vừa cầu nguyện bằng lời nói vừa cầu nguyện bằng trí óc, điều đó có thể tiến bộ hơn ở anh ta. Nhưng nếu như anh ta không ý thức ai là Ðấng anh ta đang nói với, hay anh ta đang nói những gì, chúng ta có thể nghĩ rằng, anh ta chỉ mấp máy môi, và cầu nguyện rất ít. - Thánh Têrêsa.

Một vị giám mục nọ thấy một Thiên Thần từ trời xuống, và thu nhặt nước mắt của một người đàn bà đang cầu nguyện ở góc nhà thờ. Kinh ngạc về việc này, Ngài đã đến hỏi người đàn bà rằng bà đã làm gì lúc đó. Bà đáp rằng Bà đang đọc kinh Paster Noter, Kinh Kính Mừng và Kinh Tin Kính.

 

9. Cầu nguyện như thế nào:

Tình cảm của chúng ta biến chuyển sau khi cầu nguyện, chúng ta không cần phải tăng sự chú tâm lên gấp bội, nhưng ngưng lại một chút và chìm đắm trong những gì mới cầu nguyện xong; đoạn, từ lúc này sang lúc khác, nói với Chúa vài lời ăn năn, tình yêu mến hay sự từ bỏ, tuỳ theo chúng ta thấy mình nghiên theo chiều hướng nào. Ðây là cách cầu nguyện tốt nhất. - Thánh Jane Frances de Chantal.

Thánh Cyryl of Alexandria đã làm cho điều này sáng tỏ và đơn giản qua việc so sánh. Ngài nói: “Suy niệm, giống như đánh vào viên đá lửa bằng một thanh thép để có được tia lửa; nhưng khi tia lửa xuất hiện và đốt cháy mớ bùi nhùi, chúng ta đặt thanh thép sang một bên. Cũng vậy, bằng việc cân nhắc và dùng trí tuệ, chúng ta đánh vào tảng đá cứng trong tim chúng ta, đến khi nhen lên trong đó lòng yêu mến Chúa, và ước muốn khiêm nhường, từ bỏ mình, hay những đức tính khác; và khi những thứ này đến, chúng ta nghĩ ngơi trên chúng, và tìm cách để củng cố chúng một cách vững chắc. Ðây là một cách cầu nguyện tốt và hữu ích hơn là chúng ta xem xét với sự kiêu hãnh và những mánh khóe xa vời cùng sự tranh luận.” Bằng cách này vị Thánh đó, và tất cả những ai hưởng được lợi ích nhờ sự cầu nguyện, đều dẫn đến điều đó.

 

10. Sự an ủi trong cầu nguyện:

 Những linh hồn được củng cố từng chút một nhờ việc sốt sắng, tiến bộ tốt và hạnh phúc khi Chúa cho họ ơn an ủi trong lúc cầu nguyện. Nhưng nếu sau đó khi Ngài lấy đi những thứ đó, họ liền trở nên yếu đuối và không hài lòng, giống như những đứa trẻ cám ơn mẹ khi được cho những gì ngọt ngào và khóc khi mẹ lấy chúng đi , bởi vì chúng là trẻ con, và không biết rằng trên đường dài những việc như thế làm hại chúng ta và gây ra sâu bọ. Ðúng ra ơn an ủi ban cho linh hồn thường sản sinh ra sâu bọ của sự tự mãn và đó là tính kiêu ngạo, đó là thuốc độc của linh hồn, và tàn phá tất cả những việc làm tốt. Ðó là lý do tại sao Chúa, thường ban cho chúng ta trước để khuyến khích chúng ta, rồi sau đó Ngài lấy đi để chúng có thể làm cho chúng ta đau đớn, và nhờ đó chúng ta được ông nghiệp nhờ lấy chúng đi hơn là được ban cho.

- Thánh Francis de Sales.

Một người tôi tớ Chúa tự nói: “trong bốn mươi năm tôi tự thực hành cầu nguyện mà không được ơn an ủi nào trong nội tâm cả, nhưng tiến bộ rất nhiều. Nguồn an ủi duy nhất của tôi là được phụng sự Chúa bằng sức lực của mình.

Thánh John Berchmans thường kinh nghiệm sự an ủi lớn lao trong cầu nguyện, những theo thời gian, Ngài cũng gặp sự khô khan cực độ. Trong những lúc đó Ngài không bao giờ mất đi can đảm hay sự vui vẻ hân hoan.

 

11. Cầu nguyện khi khô khan và không sinh kết quả:

Khi một linh hồn thấy mình khô khan và không sinh hoa quả, họ phải cầu nguyện để xin ơn nhẫn nại, trung thành và từ bỏ mình cho Thánh Ý Chúa, đứng trước sự hiện diện của Chúa như người nghèo khó trước vị hoàng tử, dùng những lời bộc lộ tình yêu quy phục cho Thánh Ý Chúa. - Thánh Jane France de Chantal.

Thánh Têrêsa nói rằng: “Tôi không bao giờ muốn lời cầu nguyện nào khác hơn là lời cầu xin khiến tôi được lớn lên trong nhân đức, cho nên tôi thấy một lời nguyện tốt đẹp, là lời nguyện giúp ích cho tôi trong những lúc khô khan, lúc bị cám dỗ, và lúc cô độc, chúng khiến cho tôi được khiêm nhường hơn. Ai có thể nói rằng đừng cầu nguyện trong những lúc chịu thử thách như vậy? Trái lại, nếu anh ta dâng lên Chúa và mang chúng với tinh thần xin vâng theo Thánh Ý Ngài, như anh ta phải làm, thì lời nguyện này, thường tốt đẹp hơn những ai mà trí óc trở nên mệt mỏi chán nản bằng nhiều việc phản ánh, và tự thuyết phục rằng anh ta cầu nguyện tốt nếu cố gắng nặn ra những giọt nước mắt.”

 

Thánh Philip Neri xem nó như một liều thuốc tuyệt diệu trong trường hợp tưởng tượng chúng ta là những người ăn xin, như chúng ta chính là, trước mặt Chúa và các Thánh, và, như thế, chúng ta đi từ điểm này đến điểm khác, để xin những của bố thí về mặt tinh thần, với cảm giác và sự sốt mến mà sự thiếu thốn thường biểu lộ. Ngài cũng khuyên chúng ta rằng điều này phải làm ngay cả bằng hành động vào những lúc đi viếng nhà thờ của các Thánh, để xin ơn từ mỗi vị.

 

12. Sự an ủi thiêng liêng:

Ai ước ao được lợi do việc cầu nguyện không nên lưu tâm đến sự an ủi thiêng liêng. Tôi được biết qua kinh nghiệm rằng linh hồn nào bắt đầu con đường này phải xác định hoàn toàn không được xem thử Chúa sẽ cho hay từ chối ơn an ủi và săn sóc, và khi hành động nghiêm chỉnh để xác định điều này,họ đã đạt được một phần lớn cuộc hành trình.

- Thánh Têrêsa.

Khi được hỏi về phương thuốc để trị chứng bệnh khô khan, Thánh John Merchmans trả lời rằng, “Tôi cầu nguyện, tôi lo lắng để được bận rộn, và có được ơn kiên nhẫn.”

 

Thánh Francis de Sales không bao giờ giận dữ với chính mình vì sự cô đơn, khô khan hay bị ruồng bỏ trong nội tâm, mà Ngài phải chịu đựng. Ngài nói với Thánh Jane Frances de Chantal rằng trong khi cầu nguyện, Ngài không có thói quen phản ảnh xem Ngài có được an ủi hay bị bỏ rơi, nhưng nếu Chúa cho Ngài tình cảm tốt đẹp nào thì Ngài nhận nó trên nền tảng của lòng sùng kính và đơn sơ; và nếu chẳng được gì cả, thì Ngài sẽ không phản ánh điều đó, nhưng vẫn ở trước nhan Chúa, với lòng trung thành lớn lao, yêu thương như một đứa trẻ.

13. Sự chia trí trong cầu nguyện:

 Còn một điều khác gây đau khổ nhiều cho những ai hiến mình cho việc cầu nguyện. Ðó là sự chia  trí, chúng thường đến và mang ý tưởng  và tâm hồn của họ đi dến chỗ này chỗ kia. Ðã đến lúc chúng ta phải từ bỏ những cảm giác; đến lúc linh hồn tự phân tâm, và thường là do Thánh Ý Chúa muốn thử thách tôi tớ của Ngài. Trong trường hợp này thỉnh thoảng chúng ta phải kêu gọi tâm trí, bằng cách làm sống lại đức tin tước sự hiện  diện của Chúa, và gìn giữ lòng kính trọng và tôn kính trước nhan Ngài. Nếu không thành công trong việc tập trung ở điểm mình muốn, chúng ta phải mang những sự phiền phức và khó chịu với lòng khiêm nhường và kiên nhẫn. Thời gian đó không mất đi, như dấu hiệu đầu tiên có vẻ như vậy, nhưng những lúc đó sự cầu nguyện có khi còn có kết quả hơn những lúc khác được làm với hồi ức và sự thích thú. Vì chưng tất cả những hành động được thi hành để xua đuổi hay chịu đựng sự chia trí, như chúng được làm để làm vui lòng Chúa, và trở nên tốt hơn để phụng sự Ngài, là những hành động yêu mến Chúa nhiều.

- Thánh Têrêsa.

Thánh Jane Frances de Chantal đã cho các sơ lời khuyên mà Ngài đã thực hành một cách chắc chắn, “Khi bị chia trí trong lúc cầu nguyện, thật tốt đẹp nếu chúng ta cầu nguyện với sự kiên nhẫn, và nếu được hãy nói với tinh thần khiêm nhường và đầy yêu mến rằng, “Ôi lạy Chúa, Ngài là Ðấng duy nhất tăng sức cho linh hồn con, và là tất cả sự an ủi của con!”

 

Thánh John Chrosostom khuyên một người dễ bị chia trí tự đánh thức mình bằng sự so sánh sau đây: “Việc gì vậy! Chúng ta nói chuyện với bạn bè về tin tức, chuyện lặc vặt, và báo cáo với tất cả sự chú tâm; bây giờ khi tôi nói chuyện với Chúa để xin lỗi, và nói về con đường để cứu mình, thì tôi lại bị lịm đi; Mặc dù đầu gối tôi đang quỳ, trí óc tôi lang thang qua căn nhà và qua những con đường! Ðức tin của tôi ở đâu? Vì lý do nào?”

 

Thánh Aloysius Gonzaga được ơn cầu nguyện với giá trị không kém phần tuyệt diệu hơn sự ham muốn. Chúng tôi đã đọc rằng Ngài đạt đến điểm thường hay sợ hãi đau khổ khi bị chia trí. Một hôm khi đang chia sẻ về đời sống nội tâm, cha linh hướng hỏi rằng Ngài có đau khổ vì bị chia trí trong khi cầu nguyện hay không. Ngài dừng lại để suy nghĩ giây lâu rồi trả lời rằng nếu Ngài sắp xếp ý tưởng thì phải mất hết sáu tháng, Ngài không tin rằng họ có thể mất một thời gian bằng một Kinh Kính Mừng. Thật vậy đó là một ơn sủng! Nhưng sự cố gắng Ngài đã làm để đem lại ơn Chúa đã không nhỏ. Bằng việc thực hành liên tục sự từ bỏ tất  cả những cảm giác; bằng việc không để cho trí óc bị chiếm hữu bởi bất cứ ý tưởng nào nhưng dành trọn cho Chúa trong tinh thần sốt sắng và học hỏi; bằng việc dâng mình trong thời gian cầu nguyện, trọn vẹn, với tất cả nhiệt tình, từ đó - Ngài phải đóng lại con đường chia trí mà người ta không dám, nói chuyện, và đến gần Ngài.

 

14. Thánh Ý Chúa trong cầu nguyện:

 Tất cả mục tiêu của những ai có ý muốn dâng mình trong cầu nguyện phải được nổ lực, quyết tâm và từ bỏ mình, với sự siêng năng tối đa, để quy chiếu ý riêng với Ý Chúa. Bởi vì điều này bao gồm tất cả sự hoàn hảo nhất mà chúng ta có được trên con đường thiên liêng.

- Thánh Têrêsa.

Ðối tượng ưu tiên của tất cả các lời nguyện của vị Thánh này, là quy chiếu ý riêng của Ngài với Thánh Ý Chúa. Ðây cũng là kết quả mà thánh Bernard xác định cho Ngài khi bắt đầu cầu nguyện, khi Ngài can đảm để tự làm điều đó, như Chúng tôi đã đọc về cuộc đời Ngài, với hy vọng được biết và thi hành Ý Chúa. Việc này cũng giống như Thánh Vincent de Paul, và nhiều tôi tớ khác của Chúa.

 

15. Tinh thần cần thiết khi cầu nguyện:

Cầu nguyện phải khiêm nhường, nhiệt thành, tử bỏ nhẫn nại và đi với sự sùng kính sâu sắc. Chúng ta phải xem như mình đang ở trước sự hiện diện của Chúa, và nói với một Thiên Chúa, Ðấng mà các Thiên Thần run rẩy vì kính sợ. - Thánh Mary Magdalen de’ Pazzi.

Mặc dù ở một mình, Thánh Francis de Sales vẫn đặt mình trước mặt Chúa suốt thời gian cầu nguyện, khiêm nhường, tự hạ, điềm tĩnh, bất động và với sự tôn kính phi thường như một người con.

 

Thánh John Berchmans luôn luôn giữ tư thế quỳ gối, với đôi mắt nhắm, tay chắp lại trên ngực, không dựa, không chuyển động hay đong đưa, với vẻ mặt đầy niềm vui và nhiệt tình. Nếu như có ai ở gần, họ cũng có thể được lòng sốt mến khi nhìn Ngài.

 

Thánh Rose ở Lima giữ mình chìm đắm, sự chú tâm và sùng kính cao đến nỗi bất kỳ đối tượng nào hiện diện trước mắt không làm cho Ngài chia trí giống như là Ngài không có cảm giác vậy. Khi đi nhà thờ, Ngài thường ngồi ở trong góc, với đôi mắt hướng về phía nhà tạm. Ngài có thể ở tư thế không chuyển động trong nhiều giờ đồng hồ, trong khi những cái nhìn lướt qua gần Ngài, và tiếng xôn xao và thầm thì chung của đám đông không hề làm phiền Ngài.

 

Quan sát kỷ các Thánh khi các Ngài cầu nguyện, có nhiều vị tỏ ra những dấu hiệu của lòng sốt mến ra bên ngoài. Thánh Gervarius Giám Mục thường được xem thấy với hào quang chung quanh đầu Ngài; khuông mặt của cha John Leaonardi đáng kính thay đổi và đỏ ửng khiến ta thấy như Ngài biến đổi thành một Thiên Thần; và Tu Viện Trưởng Silvanus gây cảm xúc mạnh đến nỗi tất cả mọi sự trên trái đất đối với Ngài dường như thấp hèn và đáng khinh, và Ngài che mắt bằng đôi bàn tay để không nhìn thấy chúng, và nói: “Hãy nhắm mắt lại, đừng tìm nhìn những vật thể trần gian; vì không vật gì có giá trị để nhìn chằm chằm vào nó.”

 

Một buổi sáng, Thánh Bernard thấy một Thiên Thần đi ngang qua ca đoàn với một bình đầy hương, xông hương cho các cha dòng trong khi các Ngài cầu nguyện. Mùi hương tạo nên trong những tâm hồn nhiệt thành một mùi thơm ngọt ngào, nhưng với những ai lơ đễnh hay ngủ gục, thì một mùi hôi hám và bệnh hoạn.

 

16. Tìm kiếm Chúa trong cầu nguyện:

 Cố gắng thoát ly khỏi nhiều mối lo toan, dành ít thời giờ nghĩ đến Chúa và nghĩ ngơi trong Ngài. Hãy vào trong căn phòng bí mật của trái tim bạn, xua đuổi tất cả mọi sự mà chỉ giữ lại một mình Ðấng Tạo Hóa và những gì giúp bạn tìm kiếm Chúa, đoạn đóng cửa lại và nói với Ngài bằng cả linh hồn: “Lạy Chúa, con tìm kiếm Nhan Thánh Ngài - xin dạy cho con tìm kiếm Nhan Thánh Ngài!” - Thánh Augustino.

Thánh Francis de Sales gọi trung tâm của linh hồn ngài là Cung Thánh của Chúa, nơi không ai có thể vào trừ linh hồn và Chúa. Ðây là nơi ẩn thân của Ngài và là nơi cư ngụ tầm thường; và vì thế, trong linh hồn không có gì ngoài sự trong sạch, đơn sơ, khiêm nhường và sự hiệp nhất của linh hồn và Thiên Chúa.

 

Thánh Bernard đi vào nhà thờ để cầu nguyện, Ngài nói với ý nghĩ: “Hãy ở lại bên ngoài; hỡi những ý nghĩ không cần thiết và những tình cảm không có thứ tự, và ngươi, linh hồn của tôi, hãy vào nơi có Chúa hiện diện!”

 

17. Sự tập trung trong cầu nguyện:

Những ai có thể khép mình trong thiên đàng nhỏ của linh hồn, nơi Ðấng Sáng tạo Trời Ðất ngự, có thể tin rằng họ đang bước vào con đường ưu việt, và họ sẽ không thất bại trong việc uống nước từ nguồn sống, vì trong một ít thời gian họ sẽ tiến bộ rất nhiều. - Thánh Têrêsa.

Thánh Catherine thành Siena, Người đặt nền tảng trong lối sống ẩn dật, bị cha mẹ chồng chất cho Ngài những trách nhiệm phải săn sóc và làm việc. Nhưng Ngài đã xây dựng cho chính mình một nơi ẩn náu trong trái tim, nơi Ngài luôn được nghĩ ngơi, ngay giữa lúc làm việc tích cực nhất, để chiêm ngắm Chúa và đối thoại thân mật với Ngài. Như thế Ngài đã thành công trong việc đạt được sự hiệp nhất vững vàng và liên tục với Ðấng Thánh Toàn Năng, và Ngài thường hay nói rằng Nước Thiên Chúa chính thật ở trong lòng chúng ta, nơi Chúa ấn định nơi cư ngụ của Ngài.

 

Một thiếu nữ nhiệt thành trở nên một tu sĩ hiến mình một cách khác thường bằng đời sống ẩn dật, rút lui khỏi tất cả những cộng đồng ở một vỉ lò (at the grate). Vì lý do đó những người bà con của cô giúp đỡ  bằng cách thuyết phục cô nghĩ ngơi và tỉnh dưỡng bằng cách nói vài câu chuyện vô tư; Nhưng cô trả lời rằng cô đã hứa rằng sẽ luôn luôn giữ mối liên hệ giữ cho cô luôn vui tươi và hạnh phúc, là mối liên kết với Chúa Giêsu Kitô.

 

18. Suy niệm cuộc thương khó:

Trong tinh thần cầu nguyện, chúng ta không bị bắt buộc phải luôn luôn dùng trí tuệ. Chúng ta có thể để cho mình bị chiếm hữu bằng sự hiện diện của Chúa qua việc Ngài đối thoại và an ủi chúng ta, mà không cần xem đến những hình thức làm mệt mỏi và chọn lựa từ ngữ. Chúng ta dâng lên Ngài những nhu cầu đơn sơ, và là nguyên nhân để Ngài tỏ lòng thương xót chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta tưởng nhớ đến vài phần của cuộc khổ nạn. Ðó là điều tốt để cân nhắc trước tiên, bằng việc chiêm niệm sự đau đớn mà Chúa đã chịu đựng. Nhưng đừng để linh hồn chúng ta mệt mỏi vì tìm kiếm quá lâu ở trong đó: tốt hơn nên ở lại với Chúa Kitô, và giữ cho tâm trí không hoạt động nếu có thể được, hãy chiếm hữu chúng, trong ý tưởng, khi chiêm ngắm Ngài; Hãy để cho tư tưởng đó đồng hành với Ngài, xin Ngài ơn huệ, khiêm nhường tự hạ và an ủi Ngài, và nhớ rằng Ngài không đáng chịu những sự đau đớn đó. Phương pháp này mang lại lợi ích nhiều hơn. - Thánh Têrêsa.

Vị Thánh này chứng tỏ Ngài đã thường xuyên thực hành cách cầu nguyện này, và giành được nhiều ơn ích từ đó.

 

Gerson kể rằng có một người tôi tớ Chúa thường nói: “Trong bốn mươi năm tôi đã thực hành tinh thần cầu nguyện siêng năng bằng hết sức lực tôi, và tôi tìm thấy rằng không có phương pháp nào tốt hơn hay dễ dàng hơn để cầu nguyện tốt hơn là việc đặt mình trước mặt Chúa như đứa con hay kẻ ăn xin, nghèo nàn, mù lòa, trần trụi và bị bỏ rơi.”

Ðó cũng là cách Thánh Phanxicô cầu nguyện, khi Ngài trải qua những đêm lập đi lập lại và ở lại những từ ngữ, “Lạy Chúa của con, Ngài là ai, và con là ai?” Bấy giờ Ngài tự kích thích lòng yêu mến đối với một Thiên Chúa vĩ đại, bấy giờ Ngài tự khinh chê sự hèn hạ và thiếu thanh nhã của một thụ tạo, Ngài chìm đắm trong sự xáo trộn và xấu hổ vì nhiều lần thất bại, xin ơn tha thứ và trợ giúp từ Chúa.

 

 

19. Làm vui lòng Chúa (yêu mến Chúa) trong cầu nguyện:

Trong cầu nguyện điều tốt đẹp là đôi khi chúng ta tự làm cho mình bận rộn bằng việc làm những hành động ngợi khen và yêu mến Chúa; trong những ước muốn và quyết tâm làm vui lòng Chúa bằng việc ngợi khen và yêu mến Chúa; trong sự vui mừng với sự tốt lành và những gì Ngài sở hữu; trong ước muốn vinh dự và vinh quang Ngài; trong việc phó thác vào lòng thương xót của Ngài; đồng thời đơn sơ đặt mình trước Nhan ngài. Chú ý đến sự cao cả và lòng thương xót của Ngài, trong lúc đó, cũng dâng lên sự thấp hèn và khốn khổ của chúng ta, để rồi Ngài sẽ ban cho chúng ta những gì làm vui lòng Ngài, dù là khi ướt át hay khi khô khan ; vì Ngài biết điều gì thích hợp với chúng ta hơn. Những hành động này có tác động nhiều để khuấy động ý chí và tình cảm. Hãy cẩn thận, khi những tình cảm này đến, đừng rời khỏi nó để kết thúc việc suy niệm thông thường. Bởi chưng, để đạt những lợi ích lớn lao về việc này, điểm chính yếu là đừng suy nghĩ nhiều, nhưng yêu mến nhiều. Bởi thế, hãy làm những gì đánh động lòng yêu mến của chúng ta.

 - Thánh Têrêsa.

Một hôm cha Segneri trẻ nói trong khi khóc vì một người bạn thân, “Anh có thể làm như tôi nói không; bởi vì từ khi tôi bắt đầu ngiêng cứu thần học, tôi luôn luôn dành một tiếng đồng hồ để suy niệm qua việc làm nhiều cuộc suy xét khác nhau để kích thích tình cảm, vì thế tôi còn ít thời gian còn lại để phó dâng cho Chúa. Nhưng cuối cùng Chúa rủ lòng thương mở mắt cho tôi. Từ đó, tôi luôn cố gắng dành tất cả thời gian để phó thác cho Ngài; và nếu như tôi làm điều gì tốt cho người khác hay cho mình, tôi nghĩ đó chính là tất cả việc thực hành thánh thiện.”

 

Khi đọc về Thánh Jane de Frances de Chantal, chúng ta thấy Ngài thường tìm kiếm niềm vui và nghĩ ngơi trong việc chiêm ngắm sự hoàn hảo lớn lao của Chúa, và trong ước muốn Tốt lành nhất là được biết và yêu mến bởi tất cả các loài thụ tạo của Ngài. Ðiều đó cũng liên quan tới chân phước Egidius, một người bạn của Thánh Frances, thường suy niệm về sự hoàn hảo, kỳ công và lòng thương xót Chúa, Ngài trở nên tràn dầy lòng yêu mến lớn lao dành cho Chúa, Ngài không thể nói về Chúa, hay nghe Chúa nói, và ngay cả không nghĩ đến Chúa, mà không rơi ngay vào cơn xuất thần.

 

20. Thực hành việc chịu lăng mạ và xỉ nhục và những khó khăn:

Thật tốt lành nếu đôi khi chúng ta tưởng tượng đến việc phải chịu đựng sự xỉ nhục và lăng mạ, hay điều bất hạnh giáng xuống trên chúng ta. Và rồi phát triển đến việc làm cho tâm hồn của chúng ta thích nghi với việc tha thứ vì những việc đó và mang chúng với tất cả sự kiên nhẫn, để bắt chước Ðấng Cứu Thế: vì qua đó chúng ta giành được rất nhiều sức mạnh về tâm linh. - Thánh Philip Neri.

Có một lần Thánh Ignatius bị giam trên giường bệnh, Ngài bắt đầu nghĩ đến những việc có thể xảy ra và làm phiền Ngài. Sau khi tưởng đến nhiều rắc rối và thử thách, Ngài thấy rằng không điều gì có thể làm Ngài đau đớn và lấy đi sự bình an của Ngài cả, ngoại trừ việc chứng kiến sự suy đồi của Xã Hội. Nhưng sau khi suy niệm về điểm đó nhiều lần, Ngài đạt được sự chiến thắng chính mình đến mức độ Ngài nghĩ rằng nếu điều đó xảy ra cho Ngài, thì chỉ cần mười lăm phút thì Ngài có thể tìm thấy sự yên tĩnh và phó thác.

 

21. Giá trị của việc tưởng niệm cuộc thương khó:

Chúng ta phải đánh giá cao việc tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Cứu Thế. Bởi vì một thoáng tưởng nhớ hay suy niệm cuộc khổ nạn thì đáng giá hơn một năm giữ kỷ luật, hay ăn chay bằng bánh mì và nước lã hàng tuần, hay đọc hết Psalter mỗi ngày

 - Thánh Albertus Magnus.

Ðây là cũng đề tài suy niệm của Thánh Francis Xavier, theo sau đó là Thánh Casmir, ngay cả khi xem lễ, Ngài đáp dụng với cường độ mãnh liệt đến nỗi Ngài thường trở nên không còn cảm giác gì nữa. Thánh Bridget cũng luôn luôn làm như vậy, và không bao giờ ngưng khóc.

Hoàng hậu Leonora, sau tưởng niệm cuộc thương khó trong một thời gian dài đã có được một tình yêu dịu dàng cho Chúa Giêsu chịu nạn. Ngài quả quyết rằng tương đương với việc được cứu thoái để được sự dễ dàng và vinh dự, Ngài sẽ chọn con đường Thánh Giá, con đường mà ở một mức độ nào đó Ngài sẽ được trở nên giống như Chúa. Từ đó, Ngài lãnh nhận từ cuộc khổ nạn cách dồi dào, khiến cho Ngài có khả năng che dấu được cơn bệnh và sự đau đớn thể xác, và kiềm lại sự than van hay khóc lóc. Và nếu như có ai, ở cùng trường hợp, có vẻ như đồng cảm với Ngài, thì tôi tớ khiêm nhường của Chúa sẽ nói: “Thánh giá này rất nhẹ và rất thân thương đối với tôi; không có nó tôi sẽ không được thỏa mãn. Tôi rất cần nó – Nếu không có nó thì tôi sẽ rất kiêu ngạo.”

 

Ðức ông Palalox đáng kính thường thực hành cùng bài học này. Ðôi khi Ngài miêu tả linh hồn Ngài giống như con chim đang bay, và trở nên mệt mỏi, rồi đậu xuống trên chiếc đinh đóng nơi chân Chúa trên Thập Giá; chiêm ngắm Ngài, và uống Máu an ủi cao quý chảy ra từ những vết thương của Ngài. Một lần nữa Ngài dùng hình ảnh của một con ong, bay từ cành hoa này sang cành hoa khác, từ vết thương này sang những vết thương khác của Chúa - từ đầu, tay, chân và đặc biệt là cạnh sườn, nơi nó có thể vào để tắm. Ðôi khi lúc mệt mỏi về những sự thế gian, như việc viết lách hay học hành, Ngài đến dưới chân Chúa mà nói, “Lạ Chúa Giêsu, xin cho con được nghĩ ngơi nơi đây!”

Việc sùng kính này dâng lên một chiều cao phi thường ở Thánh Philip Neri, đấng không thể suy niệm, đọc, nói hay nghe về Cuộc Khổ Nạn của Ðấng Cứu Thế, mà không trở nên xanh xao như cây tần bì và nước mắt ngài tuôn chảy xuống. Ðặc biệt là trong Tuần Thánh, và hơn thế nữa, nếu điều đó liên hệ đến tình yêu Ngài mà đã chịu đau đớn vì chúng ta. Một hôm, khi đang giảng dạy về chủ đề này, Ngài đã trải qua sự sốt sắng phi thường và bắt đầu khóc thổn thức dữ dội đến nỗi Ngài không thể cầm được hơi thở, và buộc phải rời bục giảng mà rời khỏi nhà thờ. Ðiều này xảy ra nhiều lần mà không thể tránh khỏi, trong vài năm trước khi chết Ngài buộc phải ngưng nói về chủ đề này; và Ngài không thể nói dù rằng chỉ ở một mình. Ngài trở nên quá nhạy cảm đến nỗi nhiều khi, chỉ cần nghe đến những chữ Cuộc Khổ Nạn của Chúa, thì Ngài khóc đến nỗi không thốt lên được lời nào.

 

Ðiều giống như vậy đã xảy ra cho cha Louis de Grenada, khi ở trên bục giảng về Cuộc Thương Khó. Khi vừa mới nói đến những từ “passio Domini nostril Jesus Christi,”  Ngài bật khóc với dòng nước mắt. Sau khi lấy được hơi, Ngài bắt đầu lập lại những từ đó, và rồi nước mắt tuôn ra còn nhiều hơn lần thứ nhất. Lần thứ ba Ngài lấy hết can đảm để bắt đầu những từ ngữ thánh thiện đó; nhưng lần này cơn khóc trở lại, mạnh mẽ đến nỗi kích thích toàn thể các thính giả đang rung động, khiến cho một lúc lâu trong nhà thờ không nghe thấy gì nữa ngoài tiếng khóc thổn thức. Và như thế bài giảng kết thúc mà chưa bao giờ bắt đầu.

 

22. Viếng Nhà Tạm:

Như một người bạn đến viếng thăm bạn mình, dự định sẽ chúc người bạn mình buổi sáng và buổi tối tốt đẹp, và ngó chừng anh ta trong ngày, bạn cũng viếng thăm Chúa Giêsu trong Mình Thánh Chúa như vậy, và hiến dâng Máu Châu Báu lên Thiên Chúa Cha Hằng Hữu nhiều lần trong mỗi lần viếng thăm, bạn sẽ thấy tình yêu của bạn gia tăng kỳ diệu qua những cuộc thăm viếng này.

 - Thánh Mary Magdalen de’ Pazzi.

Thánh Francis Borgia viếng Thánh Thể bảy lần trong ngày, và đạt được tình cảm giống như vậy đến nỗi khi đi vào nhà thờ Ngài có thể ngửi thấy nơi đặt Mình Thánh Chúa.

 

Một lần kia Thánh John Berchmans ra ngoài để đi dạo, Ngài cẩn thận viếng thăm vài nhà thờ, dù rằng có chầu Thánh Thể hay không. Một dịp Ngài quá chìm đắm đến nỗi không nhìn thấy một người bạn đứng lên để đi ra, như thế, người bạn đó buộc phải trở lại cửa nhà thờ và đánh thức Ngài dậy, ngay cả khi gọi tên Ngài lớn tiếng vì Ngài quá đãng trí.

 

Thánh Mary Magdalen de’s Pazzi viếng thăm Mình Thánh Chúa 33 lần mỗi ngày, bởi niềm hạnh phúc và hoàn cảnh thuận lợi cho phép; Thánh Wenceslaus, Duke ở Bohemia, thường đi chân trần để viếng nhà thờ, vào ban đêm, qua tuyết và băng giá, khiến cho vỉa hè vấy máu.

 

Thánh Vincent de Paul viếng thăm thường xuyên đến mức Ngài có thể, và trong những giờ nghĩ ngoài những công việc quan trọng, phù hợp với việc ở lại, đôi khi nhiều giờ đồng hồ, trước Mình Thánh Chúa. Ngài ở đó với nét mặt rất khiêm nhường dường như Ngài ước muốn nhận chìm đến trung tâm của trái đất, và với bề ngoài khiêm tốn và sốt sắng như đang nhìn ngắm Chúa Giêsu Kitô bằng đôi mắt thật của Ngài, như thế, Ngài truyền đi lòng sùng kính cho tất cả những ai nhìn Ngài. Khi có công việc khó khăn cần giải quyết, Ngài trông cậy vào Chúa, như ông Môisê, nơi Nhà Tạm, như vị cố vấn Ðấng Thánh của Sự Thật. Khi rời khỏi nhà , Ngài đến nhà nguyện để xin ơn lành, và khi trở về, để tạ ơn vì ơn đã nhận được và khiêm tốn tạ lỗi vì những khuyết điểm Ngài có thể phạm. Ngài làm như vậy không phải là hình thức, nhưng với cảm giác sốt sắng thật.

 

23. Ðiều kiện trước tiên là sự đầu phục và nhận biết chính mình:

Chúng ta không được cẩu thả trong việc thực hành những kiến thức, bởi vì đó là đường lối tu hành quan trọng. Nhưng điều này phải được thực hiện thể theo thời gian và giới hạn. Tôi có ý muốn nói là, sau khi linh hồn đã nhượng bộ và tự đầu phục,và  hiểu rõ rằng họ không có gì là tốt đẹp cả, và thấy rằng linh hồn đó đã đáp trả lại với rất ít so với những phần thưởng nhận được - Ðiều gì cần thiết ở đây, dưới điều kiện này, để chiếm hữu linh hồn và làm cho nó dành nhiều thời gian hơn, trong việc này? Chúng ta phải để cho linh hồn đó vượt qua những sự việc khác, mà Chúa đã đặt để trước nó, để nó có thể tự tiến tới, và bay đến việc lưu ý đến sự cao cả của Chúa. - Thánh Têrêsa.

Khi Thánh Francis Borgia bắt đầu thực hành cầu nguyện, Ngài dành ra hai tiếng đồng hồ buổi sáng để tự kiểm tra. Thời gian này Ngài đi đến với ý nghĩ khiêm nhường về chính mình rằng Ngài đã kinh ngạc là tại sao không ai khinh miệt Ngài cả.

 

Thánh Bonaventure nói với Thánh Phanxicô rằng Ngài thường cầu nguyện cả ngày lẫn đêm như sau: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, Ngài là ai, và con là ai?” và trong những dịp đó ngài cảm thấy được nhất lên khỏi sàn nhà, và bao phủ bởi một vầng hào quang.

 

Chuyện kể rằng trong Cuộc Sống của các linh mục, có một linh mục trẻ nói với một linh mục già: “Thưa cha, lòng con bảo rằng con tốt.” nhưng vị linh mục già trả lời: “Ai không thấy mình có tội luôn luôn nghĩ rằng mình tốt: nhưng khi một người thấy chúng, trái tim không thể thuyết phục anh ta điều gì giống như vậy cả. Ðó là điều cần thiết để phát triển mà hiểu biết chính mình.”

 

Chúng ta đọc về Tu Viện Trưởng Isidore. Một hôm có một môn đệ đi vào nơi ở khóc lóc tìm Ngài. Khi được hỏi nguyên nhân anh ta trả lời: “con đang khóc vì tội lỗi của con. Nhưng cha , cha không có tội.” Tu viện trưởng trả lời, “Nếu Chúa tỏ cho người ta thấy tội củ Cha, thế giới sẽ đầy dẫy sự kinh khiếp.”

 

Sơ Maria Crucifixa đáng kính kể lại một thị kiến đáp ứng tốt về điểm này. Ngài viết: “Tôi đã được phép đi vào bằng cái nhìn tâm linh để nhìn thấy nơi bí mật sâu kín của con tim nhân loại. Tôi đã kinh ngạc khi nhìn thấy điều kỳ diệu của con người xấu xa và biến chất, như nơi sinh ra tội lỗi. Nó hiện ra như một con đường hầm bí một, nơi đó đầy dẫy thú vật và côn trùng lớn nhỏ ngụp lặn liên hồi, tất cả làm kinh sợ và ghê tởm. Những loại tội nhẹ và sự không hoàn hảo. Với cái nhìn tôi hiểu thấu được hố sâu của sự hiểu biết về chính mình và sự khốn cùng cực độ, như thế, tôi thấy mình nhận thức được rằng mình chỉ đáng bị đánh đòn và đáng khinh bỉ, vì tôi hiện ra như một khối đen phủ đầy nhớt, như nơi ở hôi hám và đồi bại, của những con quái vật xấu xa và nguy hiểm, mà không ai có thể chịu đựng được mà phải tránh đi.” Ngài có thị kiến này trong ngày Ngài tuyên hứa, và thị kiến này gây ấn tượng mạnh trong linh hồn Ngài trong suốt năm. Suốt thời gian này, Ngài tin rằng những người bạn nhìn Ngài như chính Ngài nhìn thấy mình, và kinh ngạc về sư tự chủ và nhân đức của họ, và không thể hiểu được tại sao họ không ghê tởm và tránh xa Ngài. Sơ viết: “Tôi muốn chôn sống mình. Nếu có thể được để trốn khỏi ánh mắt của  họ và bề ngoài không dung thứ. Bởi thế, khi tôi đón nhận sự sai lầm và đáng xỉ nhục, tôi nghĩ rằng họ đang ca ngợi và tôn vinh tôi, vì tôi cảm thấy rằng họ đối xử với tôi tốt hơn là tôi đáng được như vậy, và tôi không thể nghĩ khác hơn được. Như thế, nếu họ nói với tôi là tôi xấu xa, ngu xuẩn, bất tài hay kém trí. Thì tôi thật thắc mắc và nói rằng: “Ôi bạn biết rất ít về những sự khốn nạn của tôi! Chúa không thể chịu đựng được khi nhìn tôi bởi vì sự cơ cực của tôi, và bạn thắc mắc rằng tôi không giàu phẩm chất tốt! Người ăn mày phải xin những gì, trong khi đang bao phủ mình bởi mớ giẻ rách, anh ta có đáng để được khiển trách rằng anh ta còn thiếu sợi dây chuyền vàng và một bao hiệp sĩ? Anh ta phải làm gì khi nghe những lời khiển trách như vậy? Thay vì giận dữ, anh ta kinh ngạc, và nói rằng: Tôi không có được chiếc áo mà anh hỏi tại sao tôi không có sợi dây chuyền vàng và bao bị! Vì lòng bác ái, xin cho tôi một ít bánh mì, vì tôi không biết phải làm gì với sợi dây chuyền vàng đó và những bao hiệp sĩ.”

 

24. Cầu nguyện và tinh thần ẩn dật:

Công việc lớn lao để hoàn thiện là được sinh ra, lớn lên, và duy trì đời sống bằng ý nghĩa của hai việc thực hành nhỏ bé - Sự cầu nguyện và tinh thần ẩn dật (aspiration and spiritual retirement). Cầu Nguyện là sức bật của linh hồn hướng về Chúa, và càng đơn giãn thì càng có giá trị. Nó bao gồm việc chiêm ngắm đơn sơ những gì Ngài là và những gì Ngài đã làm và đang làm cho chúng ta; điều đó sẽ kích thích trái tim, và kết quả sẽ dẫn đến những hành động khiêm nhường, yêu thương, nhẫn nhục hay từ bỏ mình, tuỳ theo tình huống. Bây giờ, hai việc thực hành có sức mạnh không thể tưởng tượng được gìn giữ chúng ta trong những bổn phận hằng ngày, tăng cường sức mạnh trong những cơn cám dỗ, nâng chúng ta dậy tức thì sau những lần vấp ngã và kết hợp chúng ta gần gũi Chúa. Bên cạnh đó, chúng có thể làm nên bất cứ lúc nào và nơi nào, trong bất kỳ trường hợp nào; vì thế, nó phải quen thuộc như hơi thở hít vào và thở ra từ hai lá phổi của chúng ta.

 - Thánh Francis de Sales.

Mỗi khi đồng hồ điểm, Thánh Ignatius gom ý tưởng lại và nâng tâm hồn lên tới Chúa.

Giống như những người ở trong trại lính, Thánh Vincent de Paul luôn luôn che đầu khi đồng hồ điểm, và dâng vài lời nguyện thiết tha lên Thiên Ðàng. Vào những lúc khác, Ngài thường thốt lên vài lời nguyện thiết tha, thường là những lời này: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con! Ôi Ðấng Thánh Tốt Lành! Bao giờ thì Ngài cho được thuộc trọn về Ngài, và chỉ yêu mến Ngài?”

 

Thánh Bartholomew Tông Ðồ sùng kính Chúa bằng việc quỳ gối hàng trăm lần mỗi ngày và ngay cả vào ban đêm.

 

Thánh Thomas Aquinas dùng hình thức cầu nguyện này nhiều lần trong ngày – khi đi xem lễ, khi học hành, khi ở trong phòng hay trên đường trở về đó và tất cả những lúc rãnh rỗi.

 

Cassian nói rằng các cha dòng ở Hy Lạp thường thốt lên những lời đầy khiêm nhường và tin tưởng này: “Deus, in adjutorium meum intende. Domine ad adjuvandum me festina - Lạy Chúa, xin cúi xuống trên con. Ôi lạy Chúa xin mau mau cứu giúp con.”

 

Ðức ông Palafox, Giám Mục, đã thực hành việc cầu nguyện thực hành trong mọi cơ hội. Khi có điều gì đó nghi nan, Ngài cầu xin với Chúa, “Ôi lạy Chúa con phải làm gì về việc này; xin hướng dẫn con, trong hiểm nguy. Ôi lạy Chúa, xin chỉ lối cho con; xin cho con đừng tự phụ, nhưng khiêm nhường: xin đừng để con rời xa những gì làm vui lòng Ngài.” Với sự mỏng giòn của con người khi phạm sai lầm, hay nói điều gì không xứng hợp, Ngài sẽ nói, “Ôi lạy Chúa, xin nâng con dậy! Việc gì đã xảy ra, lạy Chúa? Con luôn luôn như thế này mãi sao? Xin giữ chặt con để con nắm chắc lấy Ngài!” Ngài cũng thường nói trong lòng: “Con không ước muốn gì nữa, lạy Chúa Ngài là tất cả của con! Vinh quang ư? Ðiều đó là của Ngài, con tìm kiếm cho Ngài! Vinh Dự ư? Tất cả vinh dự của con, là Chúa Giêsu, là Vinh Dự của Ngài. Sự thỏa mãn ư? Sự thỏa mãn của con là sự thỏa mãn và sự hài lòng của Ngài;” và như thế là không.

 

25. Nâng tâm hồn lên tới Chúa:

Sự khiêm nhường giúp ích rất nhiều trong việc giúp ta làm quen với việc rút ra từ mọi sự vật phản ảnh phù hợp giữa tâm hồn của chúng ta với Chúa, bằng cách tìm thấy trong chúng sự hoàn hảo của Thiên Chúa, hay khác hơn là tình yêu của  Ngài dành cho chúng ta, và bổn phận buộc chúng ta phải phụng sự Ngài một cách trung thành.  - Scupoli.

Ðó chính la việc thực hành của Thánh Francis de Sales. Khi gìn giữ vườn tược cho đẹp, Ngài nói, “chúng ta là cánh đồng được vun trồng bởi Thiên Chúa.” Nếu Ngài thấy những ngôi nhà thờ tô điểm nguy nga và lộng lẫy, “Chúng ta là đền thờ sống động của Chúa ; tại sao linh hồn chúng ta không được trang điểm bằng những nhân đức?” Nếu ngài nhìn những cánh hoa, “Bao giờ thời gian đến để những bông hoa của chúng ta trở nên trái?” Nếu Ngài thấy những bức ảnh hiếm và có giá trị, “Không gì đẹp bằng linh hồn được dựng nên giống hình ảnh Chúa.” Nếu Ngài đi dạo trong vườn, “Khi nào thì linh hồn của chúng ta sẽ điểm hoa, đầy trái, sắp đặt có trật tự, và thoát khỏi bụi bặm và rác rưởi?’ Nếu Ngài đến nơi thác nước của Ðấng Cứu Thế?” nếu là những dòng sông, “ Khi nào chúng ta đến với Chúa, như những dòng sông này đi ra biển?” Như thế Ngài dùng mọi sự thấy được chung quanh để nâng tâm hồn lên tới Chúa.

 

26. Nâng lòng trí lên tới  Chúa:

Có một cách thức cầu nguyện vừa dễ dàng và vừa rất hữu ích. Nó bao gồm việc tập cho linh hồn chúng ta quen với sự hiện diện của Chúa, bằng cách thức sinh ra trong chúng ta sự hiệp nhất với Ngài, thật là mật thiết, đơn sơ và hoàn hảo. Cách thức này thật là quý báu!

- Thánh Francis de Sales.

Trong mọi hành vi và việc tập luyện, Rusbruchio nâng tâm trí lên tới Chúa để nhờ đó, Ngài đạt được những ân huệ quan trọng, khiến cho Ngài có thể tùy ý dìm mình lặng ngắm sự Thánh Thiện ngọt ngào không chút khó khăn, khi Ngài ở trong phòng một mình hay khi ở bên cạnh bầu bạn với người khác.

 

Thánh Aloysius Gonzaga thấy rằng không có gì dễ dàng hơn là giữ tâm trí luôn luôn hiệp nhất với Chúa, vì thế Ngài gặp khó khăn khi nghĩ về một việc gì khác ngoài Chúa, trong khi đó thì người ta thường hay chăm chú vào những việc khác.

 

 

27. Sống trước nhan Thánh Chúa:

Nếu trong một năm chúng ta kiên trì bước với sự hiện diện của Chúa, thì đến cuối năm trong vô thức chúng ta sẽ đạt đến đỉnh toàn thiện. - Thánh Têrêsa.

Chuyện kể về đời sống các linh mục rằng, một Tu Viện Trưởng thánh thiện dạy cho một trong những người mới tu tập rằng anh ta phải lo liệu làm sao để đừng mất đi ánh mắt của Chúa, và nghĩ rằng Ngài luôn luôn hiện diện. Ngài nói, “Vì đây là quy luật của mọi quy luật, và là điều mà Chúa dạy cho ông Abraham, khi gài phán, ‘Ambula coram Me, et esto perfectus – hãy bước đi trước mặt Ta và nên trọn hảo.” Ðiều này ảnh hưởng mạnh lên trí óc chàng thanh niên trẻ và anh ta thực hành điều đó một cách tuyệt diệu; đến nỗi không còn nhớ mình là ai cả, anh ta trở nên một thầy tu hoàn hảo và đã chết vài năm sau đó, người ta thấy anh ta bay thẳng, với vinh quang lớn lao, lên Thiên Ðàng.

 

28. Sống trước nhan Thánh Chúa:

Phần lớn của những khuyết điểm mà những người tu hành phạm phải nội quy, và trong tất cả những việc thực thi lòng trung thành là đánh mất cái nhìn về sự hiện diện của Chúa. - Thánh Francis de Sales.

Người ta nói rằng Thánh Berchmans không bao giờ đánh mất cái nhìn về sự hiện diện của Chúa, Ngài thực hành điều đó với sự dễ dàng hiếm có và tự nhiên, và điều tuyệt diệu hơn nữa là Ngài không bị đãng trí những luôn luôn chăm chú vào những gì mình đang làm và nhanh chóng sẵn sàng giúp đỡ người khác. Ngài cũng vẫn hoàn thành việc rèn luyện thiêng liêng với lòng sùng kính mà không bao giờ thấy Ngài vượt quá giới hạn của những quy luật nhỏ nhặt, hay phạm bất kỳ lỗi lầm thuộc loại nào.

 

29. Thi hành Thánh Ý Chúa là cầu nguyện:

Có một phương pháp chắc chắn thực hiện cùng với Chúa qua đó, nếu linh hồn chọn lựa, họ có thể ở mãi trong sự cầu nguyện, và luôn luôn khêu lên và được thiêu đốt bởi lòng yêu mến Chúa. Ðiều đó bao gồm hiện thực, giữa lúc làm việc, chúng ta thi hành Thánh Ý Chúa trong mỗi việc làm đó, trong sự vui mừng và hài lòng với những điều đó. - Thánh Alphonso  Rodriguez.

Trong nhiều năm trước khi qua đời, Thánh Francis de Sales sợ hãi mỗi khi cầu nguyện, vì Ngài bị quá tải (overwhelmed) vì những công việc khác. Một hôm Thánh Jane Frances de Chantal hỏi khi nào thì Ngài suy niệm. Ngài trả lời: “Không. Nhưng tôi đang làm những việc cũng có giá  trị như vậy.” Bằng chứng là Ngài cố gắng giữ mình luôn kết hiệp với Chúa, và Ngài thường nói rằng trong thế giới này chúng ta phải cầu nguyện bằng cách làm việc và những hoạt động. Như thế, đời sống Ngài là lời cầu nguyện liên lĩ, vì Ngài không bằng lòng với việc chỉ thưởng thức sự kết hiệp ngọt ngào với Chúa trong cầu nguyện, nhưng tương đương với việc thi hành Ý Chúa.

 

30. Cầu nguyện chiêm niệm:

Lời nguyện cao nhất và hoàn hảo nhất là chiêm ngắm. Nhưng điều này phải được thực hiện dưới tác động Chúa, vốn siêu việt và vượt trên sức mạnh của chúng ta. Một linh hồn chỉ có thể chuẩn bị cho việc cầu nguyện này, và không làm được gì trong đó cả. Cách chuẩn bị cao cả nhất là sống khiêm nhường, và hiến thân cách nghiêm túc để đạt được các nhân đức, đặc biệt là lòng bác ái đối với anh em và lòng yêu mến Chúa; để có được sự quyết tâm thi hành Ý Ngài trong mọi sự; để bước đi con đường thập giá, và tiêu diệt đi tính tự ái, chính là ước muốn làm vui lòng chúng ta chứ không làm vui lòng Chúa. – Thánh Têrêsa.

Thánh Têrêsa thực thi tất cả những điều này thật hoàn hảo, và vì lý do đó Ngài được phú cho khả năng chiêm ngắm cao siêu và những ơn hiếm hoi khác.

 

Khi Thánh Anthony Tu VIện Trưởng được hỏi rằng Ngài đã làm gì để có thể cầu nguyện cả đêm, Ngài trả lời: “Tôi không bao giờ biết rằng trong sự chiêm ngắm thật kéo dài bao lâu tôi còn chú ý đến mình. Nhưng khi tôi thành công trong việc làm sạch tâm trí khỏi mọi chuyển động không có thứ tự và tách rời tâm hồn khỏi mọi tình cảm  trần thế, thì tôi bắt đầu thưởng thức hoa quả tuyệt diệu của Thánh Ý Chúa vốn thanh tẩy linh hồn những ai có thói quen chiêm niệm.”

 

Những lời sau đây đến từ một linh hồn nhận được nhiều ánh sáng: “Tôi biết qua kinh nghiệm rằng để học hỏi những lý thuyết mầu nhiệm, việc nghiên cứu thập giá hữu ích hơn sách vở; nghĩa là, thay vì bận rộn với việc đọc sách, chúng ta phải lao nhọc trong việc thực hành những nhân đức, trong việc bắt chước Chúa Giêsu, trong việc chú tâm đến việc sống trong sạch, cầu nguyện và trung thành trong công việc, chịu đau khổ khi Chúa đòi hỏi chúng ta, cũng như chết cho chính mình.”

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Điều Răn Đứng Đầu. (11/1/2012)
Chúng Ta Có Hướng Về Tâm Điểm Không? (11/1/2012)
Luật Tối Thượng – Đtgm. Ngô Quang Kiệt. (11/1/2012)
Norma Mccorvey Trong Vụ Án Roe Vs. Wade Kêu Gọi: "đừng Bỏ Phiếu Bầu Cho Obama' (10/31/2012)
Yêu Mến (cn 31 Qn.b) (10/31/2012)
Tin/Bài cùng ngày
Điều Răn Đứng Đầu (máccô 12,28-34 – Cn Xxxi Tn - B) (10/31/2012)
Ai Là Người “thuộc Về Chúa?” (10/31/2012)
Lễ Các Thánh --- Phấn Đấu Vì Một Cuộc Sống Cao Đẹp (10/31/2012)
Gợi Ý Suy Niệm Lời Chúa --- Lễ Các Thánh Nam Nữ. (10/31/2012)
Kinh Cầu Cho Người Bầu Phiếu (10/31/2012)
Tin/Bài khác
Bầu Cho Đảng Dân Chủ Là Phạm Tội Trọng --- Tác Giả: Guy Mcclung J.d., Phd. (10/29/2012)
Sự Khiêm Nhường Của Các Thánh (10/29/2012)
Tìm Sự Bình An Của Chúa (10/29/2012)
Thái Độ Của Người Theo Chúa Trước Cảnh Bất Công, Cùng Khốn Của Đồng Loại --- Suy Niệm Của Jkn. (10/29/2012)
Sự Mù Loà. (10/29/2012)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768