ĐỨC
KITÔ KHÔNG CHỮA KHỎI MỌI TẬT BỆNH,
NGƯỜI CHỮA KHỎI MỘT KẺ TẬT
NGUYỀN.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa
Nhật’).
Suy niệm của Achille Degeest.
Giêricô ở phía đông Giêrusalem, không xa
sông Hòa Giang bao nhiêu và hưởng một khí hậu nóng. Mặt
khác, nhờ có những công trình thủy lợi tốt, nên
mùa xuân ở đây thật đẹp, hoa lá tốt
tươi. Chúa rời thành phố đi về Giêrusalem.
Đám đông có lẽ gồm những kẻ rỗi rãi
từ các nơi về đây tránh rét, xúm lại theo vị
Thày được mọi người nói đến. Lúc
đó một người ăn xin mù kêu lớn về phía
Chúa. Thánh chép sử Marco cho ta biết người ấy tên
là Bartimê, con ông Timê, có lẽ sau này trở thành Kitô hữu và
được cộng đồng giáo hữu quen biết.
Người mù kêu lớn, gọi Chúa
là Con Đavít. Có lẽ người ấy bộc lộ qua
tiếng gọi đó, một dư luận mà đám
đông chỉ ngấm ngầm cảm thấy mà không nói ra,
dư luận rằng: Chúa Giêsu là Đấng Cứu
Thế. Người ta không muốn cho người mù làm
rộng, họ muốn bịt miệng người
ấy, trước hết vì lẽ những tiếng kiêu
của anh làm họ khó chịu, lẽ thứ hai là có
thể danh xưng anh dùng để kêu gọi Chúa dễ gây
nhiều rắc rối. Phần anh chỉ biết ao
ước được chữa khỏi, anh chẳng
ngại gì nói lên lòng tin (hay bước đầu tin)
của mình. Chúa chữa anh khỏi, chúng ta ghi lại hai
điều:
1) Dừng lại,
Chúa Giêsu nói: gọi người ấy đến.
Người ta có thể nghĩ
rằng Chúa sai các môn đệ gọi. Ta để ý ba giai
đoạn trong quá trình đầu của sự việc
người mù gặp Chúa. Biết Chúa ở đó, anh kêu
lên để gọi Chúa. Đó là tiếng con người
kêu lên với Thiên Chúa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu sai môn đệ
chuyền đạt lời gọi của Người. Đức
Kitô nói với nhân loại qua trung gian Giáo Hội của
Người. Như vậy, giáo hội ngày nay là ai? Là chúng
ta. Hai câu hỏi: chúng ta có quan tâm đừng bao giờ làm
cái đập ngăn chận những tiếng kêu của
người nghèo, họ la lớn về một phía
Đấng họ cảm thấy không xa họ, tuy không nhìn
thấy Người? Chúng ta có lo lắng kêu gọi
người nghèo, người bệnh, người tội
lỗi và dẫn họ đến với Đấng
cứu chuộc duy nhất là Đức Giêsu Kitô không? Lời
Đức Kitô kêu gọi thế giới vang dội xuyên qua
Giáo Hội. Mối bận tâm của chúng ta phải
hướng về đâu. Phải chăng chúng ta chỉ lo
tranh luận dai dẳng về bản chất Giáo Hội và
sự điều hành “định chế”? Giả sử
số đông Kitô hữu, gồm cả cấp hữu trách
trong Giáo Hội, có mối quan tâm hàng đầu là làm môn
đệ Đức Kitô sống động và kêu gọi
người ta đến gặp Chúa. Nếu vậy,
những Kitô hữu ấy có bị tràn ngập dưới
những vấn đề không? Về điểm này,
hiến chế Ánh sáng muôn dân của Công đồng Vaticanô
II, soi sáng chúng ta.
2) ‘Ngươi
muốn Ta làm gì cho ngươi?
Câu hỏi của Chúa có thể bị
xem là một câu hỏi dị thường. Chúa biết
rất rõ người mù chờ đợi sự gì ở
Chúa, anh chờ Chúa chữa anh được sáng mắt. Kẻ
tật nguyền đó đã kêu lên xin Người
thương xót. Phía sau tiếng kêu của anh, là niềm
cậy trông vào một quyền lực siêu phàm có thể
chữa được anh. Chúa muốn anh đối
thoại với Người. Chúa muốn thử nghiệm
một lòng tin phôi phai và hướng dẫn lòng tin ấy
đi quá hy vọng một sự chữa lành tức thì,
để tiến đến mọi sự liên hệ
trực tiếp với Chúa. Kẻ mù, với tư thế
một con người, trả lời Đức Giêsu
như thể trả lời Đấng Cứu Thế. Chúa
không chữa khỏi một tật bệnh, Chúa chữa
khỏi một kẻ tật nguyền trong tâm hồn
kẻ ấy, ơn thiên phú của đức tin đã vào
sâu và được nghênh đón. Hãy đi lòng tin của
ngươi đã cứu chữa ngươi. Người
ấy có thể trở nên một trong những môn
đệ trung kiên đã gắn bó theo Chúa không? Có lẽ là
thế. Một điều đáng nhớ: Chúa Giêsu không
chữa lành tội của tôi, Chúa chữa lành tôi, một
kẻ tội lỗi, bởi vì tôi đã hiến dâng Chúa niềm
tin của tôi.
|