THÁNG MÂN
CÔI: NHỚ LỜI ĐỨC MẸ NHẮN NHỦ
Suy niệm của ĐGM. Gioan B. Bùi Tuần.
Thế giới đang đi vào một
hoàn cảnh nghiêm trọng.
Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con
người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Tội
ác tập thể tăng. Suy thoái
đạo đức tăng. Người
ta huỷ hoại nhau và tự huỷ. Nhiều nơi
đang rơi vào nguy cơ tan rã. Quỉ ác xem
ra đã thiết lập được một trật
tự tội lỗi vững chắc trong thế giới,
kể cả những vùng cực kỳ hữu thần.
Tình hình này đang bùng nổ ra những
bất ngờ bi đát. Chúng ta khó tránh được những ảnh
hưởng đa dạng của các chuyển biến bi
thảm.
Những
thời sự gay gắt đang khiến những ai thao
thức với sự sống con người và
Nước Trời phải băn khoăn. Họ
nhớ lại những gì Đức Mẹ Maria đã
cảnh báo tại Lộ Đức, tại La Salette,
tại Fatima.
Đức
Mẹ báo trước những tai
hoạ khủng khiếp sẽ xảy ra do tội lỗi
chồng chất của thế giới gây nên. Để
làm nhẹ đi những tai hoạ này,
Đức Mẹ nhắn bảo các con cái Mẹ hai
điều: Một là hãy cầu nguyện,
Hai là hãy ăn năn
sám hối.
Dưới đây, tôi xin phép góp ý sơ
qua về sự thực hiện hai điều trên đây.
Œ Cầu nguyện.
Nhìn qua thế giới xung quanh, tôi
thấy có những người không hề cầu
nguyện, có những người không thích cầu
nguyện, có những người rất ít cầu nguyện,
có những người không biết cầu nguyện. Bốn hiện
tượng này đã khá phổ biến.
Vì
thế, khi cầu nguyện, thiết tưởng nên
khởi sự từ việc xin Chúa ban cho ta ơn cầu
nguyện. Kinh nghiệm bản thân cho tôi thấy: Cho dù
tuổi nào, bậc nào, con người ta vẫn cảm
thấy ứng nghiệm lời thánh Phaolô viết: “Có Thánh
Thần giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn,
vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho
phải. Nhưng chính Thánh Thần cầu thay
nguyện giúp chúng ta bằng những rên xiết khôn tả.
Và Thiên Chúa là Đấng thấu suốt tâm can, biết
Thánh Thần muốn nói gì, vì Thánh Thần cầu thay
nguyện giúp cho các thánh đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
Thực vậy, rất nhiều khi chúng
ta cầu nguyện không đúng ý Thiên Chúa. Rất nhiều khi chúng ta cầu xin
Chúa làm theo ý chúng ta, chứ chúng ta không
sẵn sàng vâng theo ý Chúa. Hoặc là cầu xin một cách phô
trương, kiêu hãnh kiểu Pharisêu, chứ không với cách
khiêm nhường kín đáo như người thu thuế.
Kinh
nghiệm cũng cho thấy: Biết bao lần cả trong
chính khi đọc kinh, dâng lễ, chúng ta cũng có thể sa vào những tư tưởng, lời nói,
việc làm sai trái, mà thánh Phaolô đã than: “Sự lành tôi
muốn, thì tôi không làm. Còn sự xấu tôi không muốn, thì
tôi lại làm” (Rm 7,20). Hiện
tượng cầu nguyện với sự nguội
lạnh, khô khan, với những tâm tình ghen ghét hận thù, gian
dối, tham lam, kiêu căng, tự phụ tự đắc
là hiện tượng không phải hiếm hoi gì.
Những
việc cầu nguyện như thế chắc chắn
không đáp ứng lời nhắn nhủ của
Đức Mẹ. Hãy xin ơn biết cầu nguyện
với Chúa Thánh Thần. Hãy cầu nguyện theo cách lần
chuỗi mân coi như ý Đức Mẹ. Hãy tập cầu
nguyện trong thân phận khiêm tốn của người
tội lỗi van nài lòng thương xót Chúa tha tội và
giúp chúng ta khỏi sa vào bẫy ma quỉ. Hãy
cầu nguyện để chúng ta nên giống hình ảnh
Thiên Chúa tình yêu.
Ăn năn sám hối.
Chúa đã thương yêu ta từng chi
tiết nhỏ. Như
thánh vương David nói: “Tạ ơn Chúa đã
thương con cách lạ lùng. Công trình Ngài xiết bao
kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười
mươi. Xương cốt con Ngài không lạ lẫm gì.
Khi con được thành hình trong nơi bí ẩn. Con
mới là bào thai, mắt Ngài đã
thấy. Mọi ngày đời được dành sẵn
cho con, đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,
trước khi ngày đầu đời của con
khởi sự” (Tv 139,14-16).
Chúa
thương ta và muốn ta phát triển theo
hướng tốt lành Chúa muốn. Nhưng
thực tế cho thấy nhiều khi ta phát triển sai
hướng. Tiên tri Baruc nói: “Chúng tôi đã không nghe
tiếng Đức Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, đã không tuân
giữ mọi lời các ngôn sứ Người đã sai
đến với chúng tôi. Mỗi người chúng tôi
đã cứ theo lòng dạ xấu xa ngoan cố của mình
mà phục vụ các thần khác, và làm điều dữ
trước mặt Đức Chúa là Thiên Chúa chúng tôi” (Br 1,21-22).
Các
thần tượng mà nhiều người chúng ta
thường đi tìm, chạy theo và tôn
thờ là danh vọng, tiền của, thành công, lạc thú,
biếng lười. Thần lớn nhất
là cái tôi.
Khi
Đức Mẹ khuyên nhủ chúng ta ăn
năn sám hối, Đức Mẹ muốn chúng ta khởi
sự bằng việc đốt nóng lên niềm tin. Tin là gắn bó thân mật với Chúa. Ngài là khởi đầu, là cùng đích và là
hạnh phúc của ta. Tin là chấp
nhận Lời Chúa là chân lý. Tin là sống theo thánh ý Chúa. Tin là thực thi điều
răn: Mến Chúa yêu người.
Với niềm tin như thế,
người sám hối cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn
đổi mới. Khi
được ơn Chúa Thánh Thần, họ sẽ nhìn
thấy rõ hơn những tai hại
của tội lỗi, họ sẽ hối hận vì đã
xa lìa Chúa. Quyết tâm của họ sẽ
không dừng lại ở sự gỡ bỏ khỏi
tội lỗi, mà còn ước muốn được
sống trong’ tình yêu Chúa. Hơn nữa, họ muốn
đi theo Chúa, dấn thân cứu
đời.
Dấn thân đòi phải có tinh thần
chiến đấu. Trong
chiến đấu để làm chứng cho Thiên Chúa tình
yêu, nhiều khi tôi có cảm tưởng là phải rất
can đảm. Nhưng kinh nghiệm cho tôi
thấy ơn biết sống dịu dàng, nhân hậu,
tế nhị, khiêm tốn và thương cảm còn cần
hơn.
Ăn
năn sám hối cũng còn đòi tinh
thần đền tội. Tinh thần đền tội
đi theo tinh thần đức tin và
xuất phát từ tinh thần đức tin.
Chúng
ta tin chắc rằng: “Không phải chúng ta đã yêu mến
Thiên Chúa trước, nhưng chính Người đã yêu
thương chúng ta trước, và sai Con của
Người đến làm của lễ đền tội
cho chúng ta” (1Ga 4,10).
Nếu
chính Đức Kitô đã dâng mình chịu nạn để
làm của lễ đền tội cho chúng ta, thì không
lẽ chúng ta lại được phép dửng dưng
với việc đền tội của chính chúng ta.
Hiện nay, việc đền tội
được hiểu một cách qúa sơ sài và
được thực hiện một cách quá tượng
trưng. Tôi
thiết nghĩ thói quen đó là không đúng. Chúa Giêsu
có lần đã phán: “Giống quỉ này không chịu ra,
nếu người ta không ăn chay cầu nguyện” (Mt 17,21). Lời Chúa dạy trên đây rất có
thể áp dụng vào việc đền tội, khi việc
đền tội vừa là sửa chữa lại lỗi
lầm đã qua, vừa ngăn ngừa ma quỉ trở
lại tái chiếm con người sám hối.
Với
vài gợi ý trên đây, tôi tin rằng rất nhiều con cái
Đức Mẹ khắp nơi sẽ nhìn lên Đức
Mẹ. họ sẽ sốt sắng cầu nguyện và sám
hối. Chắc chắn Đức Mẹ nhân
lành sẽ cầu bầu cho nhân loại đáng
thương này.
|