Phương Thức Cầu Nguyện:
• Ta nhận thức tình yêu của Chúa luôn dành cho ta trong khi ta cầu nguyện. Hãy chào hỏi Ngài, Điều này giúp ta ý thức rằng Chúa đang hiện diện trước mặt ta. Nếu ta đang ở trong tình trạng Đêm Đen, hãy dùng qui luật đã được học hỏi để được Chúa giải thoát.
Ghi Ơn, Tạ Ơn
• Giai đoạn đầu tiên ta hãy nhận định nguồn gốc chính mà ta cần phải chỉnh đốn trong đời sống ta. Ta hãy ngắm nhìn Chúa là một Thiên Chúa nhẫn nại không bao giờ mệt mỏi ban cho ta những điều tốt lành. Ta bày tỏ tình yêu của chúng ta. Khi ta hồi tưởng lại tất cả hồng ân Chúa ban cho ta, Ta sẽ mở rộng trái tim của ta để đón nhận sự liên hệ mật thiết hơn, đồng thời bớt đi sự nghịch lý với Ngài. Thực tập ơn cảm tạ có thể là điều chính yếu nhất. Nó giúp ta cho phép Chúa ban chính Ngài cho ta càng nhiều càng tốt. Ta sẽ xây cho ta một biển đại dương của lòng cảm tạ.
Ý Chỉ:
• Cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn khôn ngoan. Xin Chúa giúp ta nhớ lại và nhận biết Ngài muốn ta thấy điều gì ở nơi ta trong giây phút này? (chiêm niệm) Đó là mục đích chính Chúa muốn ta làm để ta cho Chúa một cơ hội dạy bảo ta. Ta phải khiêm hạ cầu khẩn xin Ngài ban ân sủng để biết Chúa muốn ta làm gì, và biết gì? Ta muốn có một nền tảng vững chắc để biết điều gì đã kềm giữ ta, để xin ơn can đảm tuôn theo mọi thánh ý của Ngài.
Ôn Lại, Nhớ Lại:
• Ta hãy nhớ lại trạng thái sống trong An Ủi Thiêng Liêng / Đêm Đen và sự quấy động tâm linh. Điều này sẽ giúp ta có thêm nghị lực chiến đấu để đạt được sự khôn ngoan tâm linh trong ngày của ta. Ta cũng cần phải ôn lại những ý tưởng đang ở trong đầu mình, và mình đã chấp nhận hay chống lại nó.
• Ta có thể tìm ra ý của ta đã không phù hợp với thánh ý Chúa. Nếu ta ý thức ra được ta sẽ cố gắng hay làm hoà với trái tim trai đá của ta để tìm lại sự bình an mà Chúa đã ban cho ta trong sự kết hợp với Ngài.
• Những điều gì mà Chúa muốn ta nhận ra trong ta và ta đã trả lời ra sao? Chúa có hiện diện ở đây không? Chúa đang ở đâu?
Tha Thứ
• Chúa đã tha thứ mọi tội lỗi ta, để cho ta tha thứ anh chị em ta. Trong sự khiêm nhường ta cầu khẩn Chúa, Thiên Chúa của tình yêu tha thứ mọi lỗi lầm của ta, Điều này là đường lối đưa ta đến sự trả lời của Chúa. Đây là nơi ta nhận được đời sống mới của niềm vui, sự giải thoát và đổi mới. Ta đi từ sự ý thức cầu khẩn Chúa, để ta nhận ra Chúa đã nhậm lời ta. Nó sẽ trở thành sự kết hợp giữa 2 trái tim. Hãy biết rằng Chúa yêu ta trong sự yếu đuối và sa ngã của ta.
• Khi ta đã để lòng biết ơn và cảm tạ Chúa trong giai đoạn cần thiết. Ta đã hiểu được hồng ân không bao giờ cạn trong lúc này. Khi ta đặt niềm tin cậy vào Chúa để xin ơn tha thứ, và ta biết rằng Chúa yêu ta vô điều kiện, không có gì có thể thay thế được tình yêu Ngài.
• Hình ảnh Chúa của tình yêu phải được tỏ hiện rõ ràng để ta khi cầu nguyện sẽ đưa ta đến sự kết hợp sâu thẳm với Ngài. Cuộc đối thoại miễn cưỡng của loài người và sự mời gọi liên tục nồng ấm của Chúa sẽ dẫn tới những giai đoạn kết hợp với Chúa. Những hoa quả của việc gặp gỡ này sẽ đưa ta đến sự chữa lành của Chúa đến trái tim ta.
• Khi ta nhận ra những lỗi lầm của ta khi bình tâm xét mình với lòng tín thác, sức mạnh đổi mới trong tình yêu Chúa sẽ dẫn ta quay trở lại với đường hướng của Ngài, hướng về sự kết hợp với Thiên Chúa.
Đổi Mới
• Để nhìn tương lai, Thánh Y Nhã hồi tưởng lại quá khứ. Ta nhìn thấy trong đời sống ta đã không ngay thẳng trong quá khứ, và quyết điều chỉnh lại vì lòng yêu mến Chúa. Chúng ta muốn ý ta phù hợp với thánh ý Ngài. Giờ đây, ta đã bắt đầu thay đổi cách sống của ta với ân sủng Chúa ban. Ta đã tìm ra Chúa đang mời gọi ta tăng trưởng và lớn lên thật vững trãi.
• Từ những lỗi lầm ta đã nhận ra ngày trước, Ta bắt đầu liên tục học hỏi và lớn lên trong sự liên kết với Chúa. Kế đến ta hãy nhận ra Chúa đang hiện diện trước ta, trung thành liên lỉ cầu nguyện và xét mình.
Khi nào Xét Mình
• Khi nào xét mình, hãy trung thành với nó, lập cho ta một phương cách cụ thể.
• Ta cần phải trung thành và tìm một thời điểm và nơi chốn cố định mà ta đã định trước việc thực tập này sẽ đem cho ta một thói quen tốt.
• Cầu nguyện cho việc xét mình.
• Ít nhất trong vòng 24 tiếng - Ta cần thực hiện 5 giai đoạn: Cảm Tạ, Ý Chỉ, Duyệt Xét Mình, Tha Thứ, Đổi Mới.
• Ngoài ra trong ngày, ta thực tập nhận định sự quấy động đang xảy đến cho ta, hãy im lặng và dùng thời gian để xét lại sự việc này.
• Đừng để ngày qua đi mà ta đã không dâng lên cho Chúa để Chúa hướng dẫn ta. Những phương hướng Xét Mình khác.
Cha Gallagher (người viết cuốn sách tự xét mình) đề nghị: Đôi khi ta cũng cần thay đổi phương cách nào ta cần dựa theo sự việc đang xảy ra cho đời sống của ta trong giây phút này. Việc xét mình cũng có thể dùng trong thời điểm khác và từng phần. Ta nên uyển chuyển trong việc xét mình nào thích hợp với ta để lúc nào cũng hướng về Chúa. Ta hãy dùng việc xét mình để giúp ta, chứ không phải để giới hạn ta - Hãy thoải mái để lấy ra từng phần của việc xét mình, để giúp ta tiến đến bậc thang kế tiếp. Những đường hướng này giúp ta gạt bỏ mọi trở ngại đã cản ta đến gần Chúa.
Ôn Lại những Quấy Động.
Chúa cho phép mọi sự xảy ra để giúp ta nhận ra những ý và chiều hướng cuả ta đã không phù hợp với Ngài. Nếu ta nhận ra xáo trộn này ta sẽ tìm ra điểm nào trong trái tim ta cần được điều chỉnh. Một cách ta có thể chọn là việc xét mình để nhận diện sự quấy động. Ta hãy dùng phương cách N. H. T. (Nhận Ra/ Hiểu biết/và Thực Hành). Ngay trong lúc ta ngồi thinh lặng xét mình, ta cũng có thể nhận ra ta đang ở trong tình trạng nào. Tác động Ân Sủng hay Tiêu Cực?
Xét mình để phân biện Ân Sủng hay Tiêu Cực
Ta cần phải thân mật với Ngài là điều tối cần thiết. Ta hãy cho Chúa một cơ hội để nói chuyện với ta nếu ta cần phải bắt đầu cuộc đàm thoại với Chúa. Việc đầu tiên Chúa bắt đầu câu chuyện với ta là:
• Con có khỏe không? hay con đang ở đâu vậy? Điều này giúp ta tự tin để duyệt lại trạng thái của ta.
• Ta hồi tưởng mình đang ở đâu, mình đang ra sao, trong Bình An hay trong Tiêu Cực?
• Ta cũng cần phải xét lại sự lủng củng trong đời sống ta, đã làm cho ta quay cuồng với những xáo trộn.
• Hãy xếp đặt lại củng cố trong trật tự để ta lấy đi những trở ngại, chia trí ta trong công việc mà Chúa đã trao cho ta. Hãy xét lại giai đoạn của cuộc sống và bổn phận của ta.
• Ta có nhìn lại sự Quấy Động, Quan Tâm, Quyết Định và Củng Cố (trong sự chỉ dẫn của giáo hội) về bổn phận, trách nhiệm và những sự thật.
• Ta có vâng lời với những người có quyền trên ta?
• Ta có trung thành và có trách nhiệm với ơn gọi của ta không? Ta có phục vụ trong yêu thương và hoà thuận?
• Ta phải nhiệt tình với bổn phận của ta.
Nhận xét về sự thật
• Ta có đang ở trong đời sống thật của ta?
• Những gì đã và đang dẫn ta đi ngược với sự thật?
Nhận Định Thánh Giá hay Thập Giá
• Ta có đang mang trên vai một thập giá nặng nề khiến ta phải sống dằn vặt đau khổ? mà ta tưởng đây là thánh giá Chúa gởi đến ta.
• Ta có nhận ra gánh nặng ta mang trên vai đã không đem đến cho ta niềm hy vọng, bình an, không có hoa quả hay dấu chỉ của thánh ý Chúa.
• Có khi nào ta tự nhận thánh thiện khi phải vác những thập giá này vì Danh Chúa - Nhưng nó lại là một gánh nặng, một khúc gỗ đang quàng trên cổ ta, mà ta phải dâng lên cho Ngài để xin cho nó trở lên nhẹ nhàng cho ta.
Hồi tưởng Tâm Linh trong Giây Phút Hiện Tại
• Khi ta thật sự tìm Chúa trong lúc xét mình - Ta sẽ rất ngạc nhiên khi Chúa đang muốn ta để ý tới Ngài ngay trong lúc ta chiêm niệm, và ta sẽ được học hỏi cùng Chúa trong sự việc đang xảy ra cho ta.
• Xét mình để nhận ra sự gì đã đang ở với ta trước mặt Chúa trong ngày hôm nay.
• Muốn hiểu biết về tình trạng ta đang ở trong giây phút này ta hãy đọc sách The Joy of Full Surrender (tạm dịch Niềm Vui của lòng Phó Thác).
• Xét mình để ôn lại cách sống của ta trong thánh chỉ cuả Ngài? Một giờ Thánh với Chúa giúp ta ở lại trong sự hiện diện và kết hợp với Ngài và ta sẽ khám phá ra Chúa muốn có sự liên hệ mật thiết với ta.
• Để nhận thấy Chúa đang tỏ mình ra cho ta, và để ta bắt đầu đặt niềm trông cậy vào Ngài.
• Trong cách này Chúa muốn ta đáp trả lời mời gọi của Ngài cho ta để ta được biết Ngài là ai.
• Ta sẽ đặt niềm tin tưởng vào Chúa, được ơn can đảm và được cảm nhận lòng thương xót Chúa. Để ta giao phó những lỗi lầm cho ngài chữa lành ta.
• Ta có cảm nhận ra ta đang ở trong Chúa và Chúa đang ở trong ta? Trong thinh lặng suy niệm về mình, ta sẽ cảm nhận những điều mới lạ ở ta và nhận ra mình sẽ làm gì trong sự việc đó.
Hãy viết thư cho Chúa
Chiêm niệm là cách kết hợp liên hệ trực tiếp, giống như ta gọi điện thoại hoặc viết thư có thể như thế này:
• Chúa thân mến của con,
• Cảm ơn Chúa đã cho con…
• Xin Chúa soi sáng cho con phải cầu nguyện như thế nào trong lúc này….
• Xin làm ơn cho con biết con vấp phạm những lỗi lầm gì trước Mặt Thiên Chúa (nhắm mắt và chiêm niệm để nhận diện lỗi phạm).
• Xin lỗi Chúa và xin Ngài chữa lành.
• Hứa với Chúa là con sẽ sửa đổi tốt hơn.
• Xin Chúa ban ân sủng khôn ngoan và sức mạnh để kết hợp ý ta với ý Chúa là một. • Ta hãy nhìn cách cầu nguyện trên để nói chuyện với Chúa như ta viết một lá thư cho Ngài, để ta mường tượng ra đây là một cuộc đàm thoại của ta với Chúa. Chúng ta luôn luôn bắt đầu với một cuộc chào hỏi thân thiện như thể ta mới gặp một ai, và tưởng tượng ra khuôn mặt hiền từ yêu thương của Chúa đang ngắm nhìn ta, chờ đợi ta. Ta bắt đầu bằng cách nói chuyện với Ngài với những điều mình thấy, mình cảm được với lòng biết ơn sâu xa và ta sẽ ôn lại từng phần trong ngày đã qua. Bắt đầu bằng lúc ta mới đàm thoại với Chúa cho đến giờ chiêm niệm kế tiếp và cảm ơn Ngài cho mọi sự. Việc này rất ích lợi giúp ta mở lòng để đem tình yêu, ân sủng và lòng thương xót của Chúa trong trí não của ta, cốt để ta bớt xúc phạm đến Ngài và cũng để Chúa chỉ cho ta mọi việc đã xảy ra trong ngày của ta, để giúp ta biết cách ứng phó một cách khác hơn, tốt hơn, rất cần thiết để giúp trái tim ta mềm mỏng hơn, để giúp ta tiến đến sự thân mật và chuyện trò với Chúa sâu đậm hơn. Nó giúp ta đường hướng để nhìn mọi vật một cách trung thực hơn. Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy những lỗi lầm mà quên đi những sự việc tốt lành, ta sẽ làm cho hình ảnh ta biến đổi. Ta sẽ không cần thiết đi vào sự tiêu cực, nếu ta cứ ở trong sự tiêu cực này mãi nó sẽ đưa ta đến sự liên hệ với Chúa, và làm cho ta gặp khó khăn trong giây phút chiêm niệm với Ngài.
• Nếu ta đã nhìn lại những công việc khác nhau mà ta đã làm, ta sẽ nhận ra những thăng tiến và sự hoàn tất cũng như những sai trái cần được sửa đổi, như vậy ta cần phải thực hiện trong lúc này, để tìm ra đường hướng nào giúp ta được niềm vui và hạnh phúc với Chúa hôm nay. Việc xét mình giúp ta nhận ra ta đang ở trong trạng thái bình an hay bất an. Việc xét mình giúp ta học và nhận thức sự quấy động của tâm hồn để ta dùng 14 luật dạy của Thánh Y Nhã.
• Ở lại trong lòng tri ân và cảm tạ trong lúc xét mình. Khi ta nhận chìm ta trong biển ghi ơn và cảm tạ, ta sẽ tăng thêm sự gần gũi Chúa.
• Không chỉ tăng thêm khả năng và nhận ra tình yêu của Chúa dành cho ta.
• Sự biết ơn làm mềm trái tim và tỉnh thức sống động trong tình yêu ta với Chúa.
• Khi ta được tắm gội trong biển biết ơn, đó là đường hướng ta bắt đầu cầu nguyện, ta sẽ trở nên khiêm nhường trong sự vâng phục. Như vậy, ta chấp nhận sự yếu đuối của ta và lòng thương xót của Chúa dành cho ta.
• Khi ta nhìn ra và cảm nhận được ta đang ở trong Đêm Đen, ta có thể ôn lại và khám phá ra chỗ thay đổi ấy. Khi nào và lúc nào ta đi từ sự An Ủi Thiêng Liêng đến Tiêu Cực.
• Nó sẽ cho phép ta gom lại tất cả những khuấy động, nó sẽ cho phép ta nhìn ra nó một cách cụ thể hơn, để ta có một khoảng cách trong sáng trong hoàn cảnh của ta. Xét mình trọn vẹn: Xét lại những khiết điểm chính mà ta đang gặp khó khăn trong ngày.
• Đây là cách xét mình cổ truyền khi ta đang trong ân sủng và ngay cả khi ta đang ở ngoài ân sủng. Ta xét lại tội lỗi và đường hướng nào đã đem ta ra khỏi sự bình an của Chúa.
• Nhận định ta đang ở tình trạng nào trong sự hướng về Chúa, ta đã đi lệch lạc một chút nào đó? Ta đã mất đi cơ hội được lớn lên trong sự kết hợp với Chúa hôm nay?
• Ta tìm cách quay về và ta nhận định ra ta đã không đi lệch lạc hướng đi của Chúa, đường hướng mà ta đã ở trong bình an, sức mạnh và sự hiện diện của Chúa.
• Ta cần phải có lòng can đảm và ơn khiêm nhường để nhìn thấy khuyết điểm của ta và dâng lên Chúa để được giải thoát, và được lớn lên trong thánh chỉ cần thiết hầu ta vượt qua được những giới hạn của ta.
• Ta sẽ tìm thấy mình được kêu gọi ra khỏi ý mình, chống lại ý riêng. Những cố gắng của cuộc chiến trong trường hợp chẳng có gì để tỏ ra, làm ra những điều to lớn của chính ý mình. Ta luôn phải chiến đấu và không bao giờ bỏ cuộc. Ta luôn dìm ta trong cuộc chiến lớn hơn giống như một người hiểu biết.
• Ta sẽ không thể xét mình ta trong lúc ta bối rối. Thực hành việc xét những tội trọng bằng cách dùng bốn thánh chỉ quan trọng (luân lý đạo đức).
• 4 thánh chỉ quan trọng: ta có thể nhìn lại khoảng thời gian thời gian trước và tìm ra bất cứ điều gì ta đã không sống như Chúa đã chỉ dạy. Thời gian mà ta đã phạm điều gì mà ta không nên làm hoặc ta đã làm điều không phải việc của ta.
Những điều quan trọng
1. Sự khôn ngoan (hiểu biết sự việc trong lúc nào và bằng cách nào).
2. Ngay thẳng đối xử công bằng với mọi người.
3. Tự chế.
4. Nghị lực, lúc nào cũng làm việc công chính.
• Xét một trong những lỗi lầm sau đây: Ta hãy bắt đầu với một yếu điểm của ta mà đã làm cho ta trở nên mù quáng hết ngày này qua ngày khác. Ta có thể nhận ra sự việc đó đã lấy đi bình an của Chúa đã cho ta? Ta hãy xét mình một cách chi tiết, tỉ mỷ tập trung vào dữ kiện đã xảy ra ngay ngày hôm nay. Trong cách này ta lấy ra một trong sự yếu đuối của ta để thực tập. Nó sẽ giúp ta từ bỏ những khuyết điểm đó hoặc sẽ giúp ta trưởng thành trong sự cố gắng. Giúp ta đạt được mục đích thánh thiện này. Trong lúc xét mình ta có thể nhận ra những điểm nào ta yếu đuối nhất và từ đó tìm ra phương cách chiến đấu với chính nó.
• Ta bắt đầu điểm lại sự việc xảy ra trong vòng 12/24 tiếng dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Từ đó, ta nhận ra sự việc nào mà ta đã phạm hoặc quên xót không làm, xin Chúa thứ tha, hàn gắn và xin ơn đổi mới cho ta.
• Thí dụ: Ta tìm ra yếu điểm nào mà ta đã nghiệm ra nó đang ở trong đời sống ta. Mỗi người chúng ta đều có những lỗi lầm riêng, trong 2 người không thể có chung một khuyết điểm giống nhau, một tội giống nhau, một cám dỗ giống nhau. Sự khôn ngoan đầu tiên là tìm ra yếu điểm của chính mình để có thể nhổ cỏ tận gốc tội lỗi ta. Nếu không ta sẽ quên đi trọng tâm của chính phần tâm linh mình để chú tâm vào những sự không cần thiết cho linh hồn ta trong việc phục vụ Chúa. Thêm vào đó nó sẽ trở nên một lỗi lầm vì ta đã rơi vào tình trạng nghiêm trọng là ta đã quên đi mục đích theo đuổi việc nên thánh của ta.
• Trong sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Chúa cho phép ta rơi vào tình trạng lầm lỗi để từ đó ta được lớn lên trong thánh chỉ này.
• Ta có thể vấp phạm trong sự thực hành những điều này trong sự cho phép, thiếu xót, hoặc sự nguội lạnh mà ta đã không thể thực hiện được như ta đã và đang nhận được từ ân sủng Chúa ban.
Đức Tin
Ta có cố gắng để tăng trưởng trong Đức Tin, trong cách chiêm niệm về mầu nhiệm của Đức Tin đã tỏ cho ta thấy trong đời sống của đức KiTô?
o Ta có đọc kinh tin kính mỗi ngày không? o Ta có cầu nguyện mỗi ngày để tăng trưởng Đức Tin không? o Ta có không đặt tin tưởng vào Chúa để tự giải quyết vấn nạn của đời sống ta không? o Ta có cần thiết phải nghe những người đi ngược lại với sự thật của đức Tin công giáo. o Ta đã làm gì ngày hôm nay để tuyên xưng đức Tin. o Có khi nào vì nể vì người mà ta đã không tuyên xưng Đức Tin của ta. o Ta có cố gắng giải quyết những khó khăn trong đức tin đến với ta không. o Ta có bao giờ bảo vệ đức tin của ta một cách khôn ngoan, khéo léo trong tình bác ái với những người nói ngược hoặc khích bác điều mà ta đang tin tưởng. o Ta có giúp người đang gặp khủng hoảng đức tin không?
Tin Cậy
• Ta có cầu nguyện trong lúc ta đang ở tình trạng thất vọng? • Ta có đọc kinh cậy trông không? • Ta có sống trong sự lo lắng thay vì tìm cách lấy nó ra khỏi tâm trí ta? • Ta có đánh mất niềm cậy trông trong những biến cố hằng ngày xảy đến cho ta? • Ta có nhìn thấy sự khôn ngoan của Chúa trong mọi vấn nạn đã xảy ra cho đời sống ta? • Ta có nhìn mọi việc là trọng tâm của sự vĩnh cửu ? • Ta có tin rằng ta sẽ được cứu độ bởi ân sủng Chúa ban cho ta ? • Ta có cho phép ta lo lắng nhìn lại dĩ vãng, và vì thế làm giảm đi lòng tín thác vào tình thương xót của Chúa ? • Ta có cố gắng trong mọi nỗ lực để được giải thoát trong việc cầu nguyện xin sự trợ giúp của Chúa không? • Ngày hôm nay ta có phàn nàn điều gì không, và cả trong quá khứ ?
Bác Ái
• Tôi có nói với Chúa rằng tôi yêu Ngài trong ngày hôm nay không? • Tôi có nói với Chúa Giêsu là tôi yêu Chúa với tất cả linh hồn và thân xác, trái tim tôi không? • Có khi nào tôi nói với Chúa Giêsu rằng con yêu Ngài trong nghịch cảnh của con không? • Tôi có nhận ra mọi khó khăn tôi phải trải qua, ngay cả sự lầm lẫn đã xảy ra cho tôi ngày hôm nay, là một thử thách Chúa ban để nói với Ngài con yêu Chúa trong hoàn cảnh này của con? • Tôi có nhìn ra tình yêu Chúa dành cho tôi trong những Thánh Giá Ngài gởi đến cho tôi hôm nay, và tôi cảm tạ Ngài để chứng tỏ rằng tôi đang yêu Chúa? • Tôi có chia sẽ ân sủng Chúa ban cho tôi cho những ai tôi gặp gỡ ngày hôm nay để chứng tỏ tình yêu tôi đối với Chúa? • Tôi có phạm lỗi bác ái vì đã nói lời không tốt đẹp với người khác? • Tôi có để tâm trí vào những sự xấu mà người khác đã phạm đến tôi không? • Tôi có tránh né người mà tôi đang dị ứng không? • Tôi có cố gắng để làm lành bằng cách truyện trò với một người mà tôi luôn gặp khó khăn khi tiếp xúc với họ? • Tôi có khư khư giữ ý mình, đặt ý tôi trên hết. • Ngày hôm nay tôi có thực hiện một việc bác ái cho ai không? • Tôi có cho phép tính tình bất thường của tôi làm trở ngại những ý nghĩ tốt đẹp cho người khác không? • Tôi có được sống trong những yếu đuối và lỗi lầm của người khác không? • Tôi có vui vẻ cởi mở với ai mà tôi phải liên hệ trong ngày hôm nay? • Tôi có tự kiềm chế được ý nghĩ tiêu cực, không bác ái trong tâm trí của tôi trong lúc nó vừa chợt đến với tôi không? • Tôi có cầu nguyện ngày hôm nay? • Tôi có (viết Thư) cho Ngài ngày hôm nay không? • Tôi có tự chế cảm xúc của tôi khi bị chọc tức không? • Tôi có thực hành việc hy sinh để cầu nguyện cho người khác không?
Thánh Têrêsa Avila nói rằng việc cầu nguyện phải đem lại hoa quả cho đời sống ta. Nếu ta đã và đang thay đổi trong bác ái đức tin và hy vọng thì việc cầu nguyện của ta không có thực chất. Thế nên điều ta cần xét lại và quan tâm đến ta đã không thực sự kết hợp với Ngài trong đời sống hằng ngày của ta qua những thánh chỉ mà Chúa đã gọi ta thực hành. Cuộc sống thăng trầm của ta là một bài toán ta dùng chiêm niệm và cầu nguyện, điều gì đã cản trở ta, giới hạn ta đạt được sức mạnh và tình yêu của ta cho Ngài.
|