SUY NIỆM TIN MỪNG CN 25 TN (B) (Mc 9, 30-37).(Mc 9,có 50 câu)
GIÁ TRỊ PHỤC VỤ
“Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời…” ( c31)
Vâng ! Đây là Lời loan báo của Chúa Giêsu cho các môn đệ, cũng là Lời mang tính quyết định cho mầu nhiệm tử nạn của Đức Kitô.
Nếu Con Người đến trần gian không để ban ơn cứu độ, thì không có ý nghĩa gì, vì Con Người đến trần gian nhằm để thực thi Ý định của Thiên Chúa, là hiện thực hóa ơn cứu độ.
Đây là điều cốt lõi của sứ vụ Thiên Sai của Chúa Giêsu. Để ứng nghiệm lời (Isaia 50, 6) và (Kn 2, 20). Như vậy người lành là đối tượng phải bị kẻ ác tiêu diệt, vì họ tự xưng mình là con Thiên Chúa ( Kn 2,13b). Vì thế, họ phải bị tiêu diệt bởi thế lực thù nghịch và sự ganh ghét của người đời. Như vậy có thể nói, ơn cứu độ và sự ác luôn luôn đối lập, nhưng song hành, tồn tại cho đến ngày sau hết. Nên chi, “ Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời…” ( c31).
Đoạn Tin Mừng( Mc 9, có 50 câu) Chúa Nhật 25 TN hôm nay, nhưng từ câu 30 đến 50 được chia làm hai phần rõ rệt:
Phần a) chỉ về mầu nhiệm “Tử Nạn & Phục Sinh” của Đức Kitô, phần nầy chỉ có một câu duy nhất là câu 31,loan báo về chủ đề trên. Như vậy ,mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh được loan báo lần thứ hai. Cho thấy, Đấng Cứu Thế là hình bóng của sự khôn ngoan đích thực từ Thiên Chúa, được Thánh Giacôbê mô tả trong đoạn (3,17) : “ Đức khôn ngoan Chúa ban làm chocon người trước là thanh khiết, sau là hiếu hòa, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình”.(Gc 3,17). Nhưng mục đích của sự khôn ngoan há chẳng phải là để phục vụ cho con người sao? Như vậy là phần b) của đoạn Tin Mừng hôm nay (c 33 -37), nhưng chính là 2 câu 35; 37.
I/ Nguyên nhân phát sinh ơn cứu độ : MẦU NHIỆM TỬ NẠN VÀ PHỤC SINH
Sách khôn ngoan cho ta biết nguyên nhân chính của mầu nhiệm Tử Nạn là “tội ác” ,thế lực đen tối của satan, chúng dựa vào đường lối không có Thiên Chúa, dù chúng biết chắc là có Thiên Chúa ngự trị, nhưng chúng vẫn ngoan cố hãm hại người lành. Thiên Chúa vẫn để cho điều nầy xảy ra vì hai lý do; Một là Thiên Chúa tôn trọng sự tự do của thụ tạo, kể cả satan. Hai là Thiên Chúa thử thách người lành ,để biết được lòng trung thành của họ đối với Thiên Chúa. Vì vậy, khi người lành ra sức chiến đấu chống lại satan và trung thành cậy dựa vào Thiên Chúa mà chiến thắng thế lực đen tối, thì tất họ được Thiên Chúa trọng thưởng. Đó là hai lý do chính thỏa mản được sự thắc mắc rằng : Tại sao người lành phải đau khổ, và giá trị của Thánh Gía là đây ?!!! Khi thế lực của satan gieo vào trần gian những hiểm họa đau thương cho nhân loại, thế lực của kẻ dữ mặc nhiên chống lại người lành. Minh nhiên, từ thuở đời đời Thiên Chúa đã biết rõ thâm độc của satan và thế lực của nó. Tạo nên một ranh giới giữa kẻ dữ và người lành. Có một quyền lực công bằng đó là Thiên Chúa. Thế lực công bằng sẽ bênh vực người lành, đó là nguyên lý muôn đời của Thiên Chúa vì đó là bản tính duy nhất của Thiên Chúa.
Như vậy, thế lực của satan đã tuyên chiến với người lành, là một sự thách thức đối với Thiên Chúa(Kn 2,12 ; 17-20). Đồng thời, ý nghĩa trên cho ta thấy ý định cứu độ nhiệm mầu của Thiên Chúa. Lời loan báo cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Gie6su hôm nay là hiện thực hóa ý nghĩa tiên trưng của Cựu Ước.
Dẫn chứng ý nghĩa trên, Thánh Giacôbê đã nêu bật ý nghĩa của sự khôn ngoan,là sự lành thánh , nhu mỳ, nhẫn nhịn của một con người, đó là sự khôn ngoan đích thực (Gc 3,17). Nên chi, người xây dựng hòa bình là người công chính, không hiếu chiến (c 18 Gc ), vì “gieo gì thì gặt nấy” .Nhân quả là triết lý nhân sinh tự nhiên trong vũ trụ. Thiên Chúa đã chọn điều tự nhiên ấy để ban ơn cứu độ cho loài người.
Trong đoạn Tin Mừng (Mc 9 ) hôm nay, ta thấy chỉ có một câu vỏn vẹn, Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh của Người.. Mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa không đơn thuần là tử nạn, vì vốn dĩ tử nạn chỉ là một vế thách thức của ma quỷ, của thế lực phản nghịch. Phục Sinh mới là thế lực của tình yêu, của sự sống tức uy quyền của Thiên Chúa. Vì nếu không có vinh quang phục sinh thì coi như, thì người lành xem ra thất vọng và như vậy là ma quỷ đắc thắng. Thiên Chúa đã cho ma quỷ cũng có quyền phép như Thiên Chúa, nhưng nó không có tình yêu, chí có hận thù và ganh ghét, nên gọi là thần dữ. Thần dữ nó chỉ thua Thiên Chúa ở điểm nầy, vì không có tình yêu nên nó không có chân lý. Vì vậy, nơi satan không có sự sống, dù nó vẫn được phép tồn tại, nhưng nó tồn tại trong thế lực của sự chết. Nên chi, nó thua sự phục sinh của Đức Kitô, vì Thiên Chúa là nguồn sống, là Đấng Hằng Hữu, nơi Thiên Chúa không có sự chết. Nhưng sự phục sinh vốn dĩ dành cho Đấng đã chịu tử nạn, Đấng ấy duy nhất được hưởng vinh quang phục sinh, vì Đấng ấy là Đấng Cứu Thế Giêsu – Con Thiên Chúa làm Người. Người đã chịu khổ hình tử nạn, nhưng Người mang bản tính Thiên Chúa, vì vậy Người có quyền phục sinh. Người có quyền trên cái chết và sự sống . Người đứng trên mọi thế lực và quyền lực.
Từ đó Thiên Chúa đã biểu dương uy quyền tình yêu của Người. Vì vậy, tình yêu là động lực, là sự thôi thúc để phục vụ tha nhân.
II/ Hệ quả của ơn Cứu Độ : Gía Trị Phục Vụ.
Trong phần thứ hai, có một ý phụ trong lúc đi đường, những môn đệ của Chúa Giêsu bàn tán với nhau về cấp bậc, ngôi thứ, địa vị.( c33 b).Như vậy đõ rõ, không phải con người thời bấy giờ có ý muốn tranh giành địa vị, mà ngay thời đại chúng ta đang sống, người ta vẫn muốn tranh giàng địa vị. Đây là căn nguyên là nguồn gốc phát sinh thế lực đen tối. Vì ở đâu có quyền lực, thì ở đó có thống trị. Ở đâu có thống trị, thì ở đó có áp bức, có bất công. Nên chi , phục vụ vô vì lợi là yếu tố cần thiết để chữa trị căn bệnh của con người. GIÁ TRỊ CỦA SỰ PHỤC VỤ thật là liều thuốc vạn năng, vì con người muốn thống lĩnh người khác, chính là yếu tố bản ngã để đưa con người vào chổ chết. Ta thấy quyền lực và tình yêu không có điểm chung, tuy nó song hành, nhưng không kết bạn được, bởi hai thái cực dị biệt của nó. Vì khi yêu thương, con người muốn được hy sinh để phục vụ, nhưng khi muốn thống trị con người bất chấp cả yêu thương, lúc ấy sẽ dùng quyền lực để khống chế kẻ khác. Vũ lực chính là sức mạnh của uy quyền, nhưng không có tình yêu, thế lực của bóng tối thường dùng điều nầy. Còn thế lực của tình yêu thì dùng chính sự phục vụ, vì trước và trong khi con người muốn phục vụ thì họ phải có ý tưởng hy sinh, vì bản chất của tình yêu là sự tự nguyện.
Con người chỉ thực sự thể hiện đúng sứ mạng làm người của mình khi và chỉ khi họ thực sự phục vụ tha nhân. Vì trong khi phục vụ tha nhân thì họ, đồng thời thể hiện tình yêu của Thiên Chúa nơi họ, vì tình yêu chỉ có ở nơi Thiên Chúa. Dù họ chưa gặp được Thiên Chúa, vì mọi sự tốt đẹp không ở ngoài sự sắp đặt của Thiên Chúa.
Những người môn đệ đi theo Chúa Giêsu còn bán tín, bán nghi, không thể hiểu được công việc của Thầy mình, vì những công việc của Chúa Giêsu chính là những mầu nhiệm của Thiên Chúa, nên chi phàm nhân không thể nào hiểu được, nếu Thiên Chúa không ban cho.
Chúa Giêsu đến trần gian không phải để thành lập đảng phái chính trị, nhưng để thực thi Thiên Ý từ trời cao, vì vậy Người đã thể hiện uy quyền của Thiên Chúa là quyền lực duy nhất đó là sự yêu thương, yêu thương vô vì lợi. Người là Thiên Chúa nên Người có tất cả, Người chỉ muốn loan truyền tình thương của Thiên Chúa qua sứ mạng yêu thương để phục vụ.
Như vậy tình yêu đưa đến sự phục vụ, phục vụ vì tình yêu là phục vụ vô điều kiện, tuy nhiên, ngày nay những người đi theo Chúa Giêsu còn cố tình hay lơ đãng trong sứ vụ của mình mà phục vụ chưa đúng hay chưa đủ Lời giáo huấn của Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu !Chúa đã dạy chúng con, muốn đi theo Chúa phải từ bỏ chính mình,vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Chúa. Vì có từ bỏ chính mình thì chúng con mới yêu thương và phục vụ tha nhân như Chúa đã dạy chúng con./. Amen
20/09/2012 P.Trần Đình Phan Tiến (Bước theo)
|