ĐI TÌM LƯƠNG THỰC CHO CUỘC SỐNG.
1. Điều
Đức Giêsu muốn dạy ta.
Sau
phép lạ bánh hóa nhiều, Đức Giêsu và các Tông đồ bỏ đảo Zénéâzareth trở về
Capharnaum, nhưng Đức Giêsu không đi cùng thuyền với các Tông đồ vì Ngài còn
lên núi cầu nguyện một mình (Ga 6,15). Dân chúng thấy rõ Đức Giêsu không đi
trên thuyền đó, nên họ đổ xô đi tìm Ngài. Khi về tới Capharnaum gặp Chúa, họ
hết sức ngạc nhiên vì gặp Ngài ở đó rồi:”Lạy
Thầy, Thầy đến đây bao giờ” ? Một câu hỏi đơn sơ, tỏ lòng tha thiết với
Chúa và muốn biết Ngài đến đây bằng cách nào.
Đức
Giêsu không trả lời câu hỏi ấy, mà nhân cơ hội này Ngài giảng cho họ một bài về
Bánh hằng sống. Bài này cốt nâng cao tư tưởng thính giả lên bên trên những lo
lắng vật chất. Đức Giêsu biết rõ, dân chúng chỉ đến với Ngài sau khi được ăn
bánh no nê. Và phép lạ làm cho bánh hoá nhiều làm cho người ta nghĩ rằng : đã
đến thời lập lại nước Israel, đời sống sẽ phú túc. Bài này có ý cải chính ý
tưởng đó.
Điều
Đức Giêsu muốn là đưa họ đi xa, đưa họ
lên cao hơn những điều họ thấy trước mắt: Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm,
là tin vào Đấng Ngài sai đến, tức tin vào Ngài là Đấng vừa làm phép lạ hoá
bánh ra nhiều cho hàng ngàn người ăn. Nhưng như thế vẫn chưa hết, vì Đức
Giêsu còn muốn làm cho người Do thái nhận ra rằng Ngài không chỉ có thể làm cho
bánh hoá nhiều để duy trì sự sống vật
chất của con người, mà Ngài còn có thể ban
chính sự sống cho con người, không chỉ là sự sống thể xác mà cơm bánh lương
thực tạo nên, mà còn sự sống thần linh,
sự sống vĩnh cửu mà chỉ một mình Thiên Chúa mới ban được cho con người :”Chính Ta là Bánh trường sinh, ai đến với Ta,
không hề phải đói. Ai tin vào Ta, chẳng hề khát bao giờ”(Ga 6,35).
Đức
Giêsu là bánh trường sinh. Bánh trường
sinh ban sự sống trường sinh. Những ai ăn bánh trường sinh thì không còn phải đói khát bao giờ nữa vì
được no thỏa tâm hồn. Nhưng sự sống trường sinh là gỉ ? – Sự sống
trường sinh là nhận biết Đức Giêsu là
Đấng đến từ Thiên Chúa, là sự sống của Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống của
Thiên Chúa cho những ai muốn đón nhận. Sự sống trường sinh là sự sống của” con người mới” tức con người được tạo dựng
theo hình ảnh Thiên Chúa, được dạy dỗ theo tinh thần của Đức Kitô. Cụ thể
đó là con người thực sự sống công chính và thánh thiện (bài đọc
2).
2. Sự
đói khát triền miên của con người.
Đức
Giêsu nói với họ:”Thật, tôi bảo thật các
ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông
đã được ăn bánh no nê”(Ga 6,26). Đức Giêsu nói chuyện với những người nông
dân vùng Galilê đang vất vả để kiếm sống. Họ biết đói khổ là thế nào khi họ
miệt mài làm việc để mùa thu hoạch có kết quả tốt. Đức Giêsu dựa vào một nhu
cầu vật chất của thính giả làm khởi điểm, đó là những biểu tượng thông thường :
đói, khát, bánh, nước...
Chúng
ta có thể đặt ra câu hỏi : nếu một người giầu có đầy đủ : gia đình, nghề
nghiệp, lợi tức, chức quyền, danh vọng... nhưng họ vẫn thấy còn thiếu cái gì
nữa chăng ? Nếu chúng ta trả lời rằng “CÓ” thì các bài đọc Kinh thánh hôm nay
là một sứ điệp quan trọng cho chúng ta. Chúng nhắc cho chúng ta một điều chúng
ta thường hay bỏ quên, đó là : Trên
thế giới này có hai loại đói : trước
hết là đói khát thể lý mà chỉ đồ ăn thức
uống mới có thể thỏa mãn được. Thứ đến là đói khát thiêng liêng mà không thực phẩm nào trên trần gian này có thể
thỏa mãn được.Nói cách khác, dầu chúng ta có giầu có hoặc thành công đến
đâu đi nữa, chúng ta vẫn cảm thấy nơi
thâm sâu lòng mình một cơn đói khát khó có thể bầy tỏ được.
Đối
với con người nếu chỉ nhằm thoả mãn những nhu cầu về thể xác thì càng cảm thấy
thiều thốn vì nhu cầu đẻ ra nhu cầu, nhu cầu này nối tiếp nhu cầu kia làm cho
người ta luôn tìm kiếm mà không bao giờ được thỏa mãn.
Truyện : Hoàng đế Tần thủy Hoàng.
Tần
thủy Hoàng của nước Tầu đã sống trước Chúa Giáng sinh 200 năm. Ông tự phong là
“Nhất Thế”, nghĩa là vô địch nhất thế gian này, về đức độ hơn cảø Tam Hoàng, có
công hơn cả Ngũ Đế là những vị vua có công lập quốc, kiến quốc nhất của Trung
hoa. Tần thủy Hoàng còn muốn trường sinh trẻ mãi, nên đi tìm đủ mọi danh y,
pháp thuật, bói toán, chỉ dẫn cho uống thuốc, tập luyện và sai quần thần đi
khắp nơi tìm thuốc trường sinh, với bất cứ giá nào, dù phải vượt biển Đông hão
huyền cũng phải đi tìm, dù phải khổ luyện đến chết, vẫn nhắm mắt theo. Đồng thời, ông lại lo xây nhà mồ như cung
điện nguy nga, rộng lớn chín dặm vuông
vức, lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thủy tinh làm sông Ngân hà, lấy vàng bạc
xây tường và chôn sống hàng trăm cung nữ vây quanh nhà mồ của ông... Quả thực,
Thủy Hoàng chỉ làm vua hơn chục năm và sống hơn năm mươi tuổi (Vũ khắc Nghiêm,
Xây nhà trên đá, nămB, tr 155).
3. Thỏa
mãn sự đói khát của con người.
Dân
chúng hỏi Đức Giêsu rằng:”Chúng tôi phải
làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa”.
Đức Giêsu đáp lại:”Đây là công việc của
Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Đấng
Người sai đến” Ở đây bắt đầu
một mặc khải lạ lùng. Lương thực cốt yếu
mà con người đói khát, đó chính là Đức Giêsu ! Một quyết đáp có vẻ táo bạo
và điên rồ, nhưng đã được kiểm chứng hàng triệu lần từ 2000 năm qua. “Anh em
hãy tin”. Đó là công trình của Thiên Chúa nơi chúng ta. Tin, có đức tin, đó là làm việc với Thiên Chúa, là cộng tác với
Thiên Chúa Đấng muốn ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu của Ngài.
Đức
Giêsu vừa đưa ra một tuyên bố quan trọng. Ngài bảo rằng công việc đích thực của
Thiên Chúa là tin Ngài. Người Do thái nói : Hay lắm, quả thật đây là lời tuyên
xưng mình là Đấng Messia, vậy ông hãy chứng minh đi...
Bấy
giờ họ vẫn còn nghĩ đến việc Chúa hóa bánh cho đám đông ăn, nên điều không
tránh được là họ liên tưởng ngay đến
manna trong sa mạc. Họ kết hợp hai việc đó thật dễ dàng. Manna vẫn được xem như bánh của Thiên Chúa (Tv 77,24; Xh 16,15). Trong
Do thái giáo, có một niềm tin mạnh mẽ rằng : khi Đấng Messia đến, Ngài sẽ lại
ban manna. Việc ban manna được cho là việc tối quan trọng trong cuộc sống của
Maisen, mà Đấng Messia thì còn phải hơn thế nữa. Vị cứu tinh đầu tiên thế
nào thì vị cuối cùng cũng phải như thế. Vị cứu tinh đầu tiên đã khiến manna từ
trời rơi xuống thế nào, thì vị cứu tinh thứ hai cũng phải khiến được manna từ
trời rơi xuống thể ấy.
Như
vậy, dân Do thái đang thách thức Đức
Giêsu hãy khiến bánh từ trời xuống để hậu thuẫn cho lời tuyên bố của Ngài. Họ
không chịu xem số bánh cho 5000 người vừa được ăn là bánh từ Thiên Chúa đến. Ban
đầu nó vốn là bánh của trần gian. Theo họ, manna phải khác hẳn, và đó là trắc
nghiệm cho Đức Giêsu.
Câu
trả lời của Đức Giêsu gồm hai phương diện. Trước hết, Ngài nhắc họ rằng, không phải Maisen đã cho họ ăn manna, mà là
Thiên Chúa. Thứ hai, Ngài bảo họ : manna
không phải là bánh thật của Thiên Chúa, mà chỉ là biểu tượng cho bánh của Thiên
Chúa. Bánh của Thiên Chúa là Đấng từ
trời xuống và ban cho loài người không chỉ sự no đủ về phương diện thể xác
nhưng là sự sống. Đức Giêsu tuyên bố rằng sự thỏa mãn duy nhất là ở trong
Ngài.
|