Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Tư, Ngày 29 tháng 8-2012
|
Thận và bệnh thận
Thận có chức
năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để
điều hòa lượng nước tiểu và các ảnh hưởng đến huyết áp. Nước tiểu từ thận tạo
ra rẽ theo hai ống dẫn là niệu quản, rồi chảy xuống bàng quang. Nước tiểu đọng
lại đó vài tiếng đồng hồ rồi được đưa ra ngoài theo ống niệu đạo. Đối với nam
giới, qua đường ống niệu đạo để ra ngoài còn có tinh dịch bao gồm tinh trùng
do tinh hoàn sản xuất ra và các dịch của tuyến tiền liệt và túi tinh.
Bệnh thận thường diễn biến âm thầm
nên có khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận và cần phải tiến
hành sự điều trị phức tạp hơn...
Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn
streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành
mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường.
Các dấu hiệu của
bệnh
thận
Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn
tính nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy.
Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mãn tính tiến triển thành suy thận. Một số
người mắc bệnh thận mãn tính sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy
thận.
Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh
thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận
có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn hay một ai đó mà bạn
biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới
đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ
để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể
không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các
triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ
Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi
tiểu
Thận tạo ra nước
tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như
sau
* Bạn có
thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu
* Nước tiểu có bọt hay có nhiều
bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu
nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt
* Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình
thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu
tối.
* Nước
tiểu của bạn có thể có máu
* Bạn có thể cảm thấy căng tức hay
đi tiểu khó khăn
Triệu chứng 2:
Phù
Khi thận bị
hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa dược, chất lỏng này tích tụ trong cơ thể
bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay
tay
Triệu chứng 3: Mệt
mỏi
Thận khỏe
mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin ( hormon này kích thích cơ thể
tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít
erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy
hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi
là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.
Triệu chứng 4: ngứa/phát ban
ở da
Thận
loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất
thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ
nặng.
Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong
miệng/hơi thở có mùi amoniac
Sự tích tụ của các chất thải trong
máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến
hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa,
hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn
Triệu chứng 6: Buồn nôn và
nôn
Sự tích tụ dữ
dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình
trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút
cân.
Triệu chứng 7: Thở
nông
Sự
khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo hai cách sau, thứ nhất đó là
chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai,
chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến
cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông
Triệu chứng 8: cảm thấy ớn
lạnh
Thiếu máu có
thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng
có nhiệt độ ấm.
Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt
và mất tập trung
Thiếu máu liên quan đến suy thận
nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn
tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng
mặt.
Triệu chứng
10: đau chân/cạnh sườn.
Một số người mắc các bệnh về thận
có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa
nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi
khi thì gan, cũng có thể gây đau.
Chú ý
Thông thường các bệnh nhân thường
có dấu hiệu đau lưng . Tuy nhiên 98% ca đau lưng không phải là do bệnh thận mà
lại là do bệnh từ cột sống, lưng, thần kinh hoặc bệnh đau toàn thân. Các bệnh
nhân bệnh cúm ngoài đau khắp mình thì vùng lưng đau dữ dội hơn. Trong số 2% ca
đau lưng do bệnh thận thì chỉ có hơn 1% là do sỏi thận còn lại là do viêm
thận, bướu thận.
* Đau thận gây đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn
có thể kèm theo sốt.
* Đau sỏi thận, Sỏi niệu quản gây ra những cơn
đau dữ dội, đau từ sau lưng chạy xuống bộ phận sinh dục.
* Đau thần
kinh tọa, đau cột sống khi bệnh nhân đau ê ẩm, đau xuống chân hoặc lưng
sát gần xương chậu, đau nhói khi đứng dậy hay khiêng vác đồ nặng, cơn đau có
thể lan xuống mông hoặc chân bên
* Đau lưng do rễ thần kinh nếu dau
lưng thường tăng lên sau khi đi xe đạp hoặc xe máy trên một đoạn đường dài và
xóc.
* Đau lưng bình thường do mệt mỏi xuất hiện sau một ngày làm việc
mệt nhọc, công việc ngồi một chỗ, ít hoạt động, cảm giác ê ẩm lưng và toàn
thân
Cách phát
hiện bệnh thận
Có ba cách để phát
hiện bệnh: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên. Các cách này cũng
được áp dụng với những người có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người bình
thường: người bị bệnh tiểu đường, người bị bệnh cao huyết áp, người trên 60
tuổi, người trải qua giai đoạn điều trị bằng thuốc có hại cho thận trong một
thời gian dài như các loại thuốc chống viêm sưng (trong đó có
aspirine)...
Khi bệnh nhân
bị đau
lưng, bác sĩ sẽ có những kiểm tra, khám nghiệm thận và cột sống của bệnh nhân.
Nếu cần thiết có thể sẽ tiến hành thêm các khám nghiệm khác như siêu âm, chụp
tia X, thử nước tiểu
Vài
diều nên
biết về thử nước tiểu
Sự thay đổi mầu sắc và độ trong
của nước tiểu có thể do ăn uống hoặc do một loại thuốc nào đó gây màu nước
tiểu bị thay đổi. Một nguyên nhân khác là do bệnh tại thận vì đây là nơi sản
xuất ra nước tiểu, hoặc tại bàng quang - ở nơi chứa nước tiểu. Màu nước tiểu
bình thường có màu vàng từ nhạt tới hơi sẫm. Độ vàng tuỳ thuộc vào nồng độ
chất mochorome trong nước tiểu. Đây là một chất thoái hóa của
hemoglobin.
Nếu cơ thể có ít nước cung cấp vào hoặc lao động nhiều mà
không uống đủ nước thì nước tiểu có màu vàng sẫm. Có khi màu nước tiểu lại chỉ
hơi đục đục, nhất là khi đi tiểu vào buổi sáng. Các hiện tượng này chứng tỏ
rằng nước tiểu bị kềm hóa nhẹ nên các tinh thể nhất phát dễ đọng lại. Uống
nhiều nước hoặc uống bổ sung 2 viên Chdoramonic vào buổi tối để nước tiểu
trong lại.
Màu nước tiểu còn có thể bị vẩn đục do nước tiểu có máu. Tốt nhất nên
đi khám bác sỹ chuyên khoa, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy dịch niệu
đạo tìm vi trùng, làm siêu âm, chụp Xquang... để tìm ra nguyên nhân gây nên
các triệu chứng trên.
Sau khi tìm ra các nguyên nhân để từ đó có cách
điều trị khác nhau và hiệu quả. Nếu có triệu chứng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt,
tiểu són là những triệu chứng của bệnh tại bàng quang hay niệu đạo chứ không
phải của bệnh do thận. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm bàng quang ở phụ nữ
và trẻ em, còn đối với nam giới là viêm niệu đạo, bướu tuyến tiền liệt, nhất
là đối với bệnh nhân trên 50 tuổi.
Làm thế
nào để tránh mắc bệnh thận?
Sau đây là một số
nguyên tắc giúp duy trì thận ở trạng thái khỏe mạnh:
- Tập thể dục thể
thao mỗi ngày
- Uống ít nhất 1,5
lít nước mỗi ngày.
- Theo một chế độ ăn
uống hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.
- Hạn chế dùng muối,
một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.
- Dừng hút thuốc lá.
Hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn. .
- Tránh dùng thuốc
không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
- Không lạm dụng
thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
- Chú ý, những sản
phẩm i-ốt dùng để làm chất cản quang trong một số xét nghiệm chụp hình tia X
cũng có thể gây tổn thương cho thận với những người có thể trạng yếu.
-- Lê Quang Thọ
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài khác
|
|