MẸ TÊRÊSA CALCUTTA
Mẹ Têrêsa nói về tình yêu
“Nếu bạn xét đoán ai, bạn sẽ không còn thì giờ để yêu thương họ”
“Bạn phải cho đi những gì làm bạn bị thiệt thòi. Như thế, cho đi không chỉ những gì dư thừa, nhưng những gì bạn không thể sống nếu không có, những gì bạn thật sự yêu thích. Như thế món quà của bạn trở thành một hy sinh, có giá trị trước mặt Thiên Chúa.”
“Tôi luôn luôn nói rằng tình yêu khởi sự từ gia đình trước đã, và sau đó mới đến thành phố hay đô thị. Yêu thương những người ở xa chúng ta thì dễ, nhưng yêu thương những người sống với chúng ta hay ngay cạnh chúng ta thì không luôn dễ dàng.”
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về nghèo đói
“SỰ NGHÈO ĐÓI KHỦNG KHIẾP NHẤT CHÍNH LÀ SỰ CÔ ĐƠN, BỊ BỎ RƠI VÀ CẢM NHẬN KHÔNG ĐƯỢC YÊU THƯƠNG.”
“Căn bệnh trầm trọng nhất của thời nay không phải là bệnh phong hủi hay bệnh lao, mà là sự cảm nhận bị ruồng bỏ”
“Trên thế giới, người đói khát tình yêu thì nhiều hơn người đói khát cơm bánh”
“Nhiều khi chúng ta cứ nghĩ rằng nghèo đói là đói khát, thiếu áo quần, không nhà ở. Sự nghèo đói lớn nhất là bị bỏ rơi, không ai chăm sóc, không được hưởng sự yêu thương. Loại nghèo đói này cần được giải quyết ngay từ những tổ ấm gia đình”
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về chiến tranh
“Tôi chưa bao giờ sống trong cảnh chiến tranh nhưng tôi đã chứng kiến nạn đói và sự chết chóc. Tôi tự hỏi : “Họ đã cảm nhận điều gì khi họ gây ra chiến tranh”. Tôi không thể hiểu nổi. Họ đều là con cái Thiên Chúa. Tại sao họ lại làm như vậy ? Tôi không hiểu nổi”
“Hãy làm ơn chọn lựa đường lối hoà bình… vì trong chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi, sẽ có người thắng kẻ thua trong cái cuộc chiến mà chúng ta đều sợ hãi nhưng rồi chẳng thể và chẳng bao giờ có thể biện minh cho những nỗi đau và chết chóc do bom đạn gây ra”
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về phá thai
“Phá thai chính là giết người. Trẻ nhỏ là quà tặng của Thiên Chúa.
Nếu bạn không muốn có nó, hãy giao em bé cho tôi”
“Sự phá hoại nền hoà bình kinh khủng nhất chính là việc phá thai vì nếu người mẹ nhẫn tâm giết chính con mình thì bạn cũng có thể giết tôi và tôi có thể giết bạn vì giữa chúng ta chẳng có mối liên hệ nào”
“Chính thật là sự nghèo nàn khi quyết định đứa trẻ phải chềt để bạn được sống theo ý bạn”
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về phục vụ Chúa
“Tôi chỉ là cây bút chì của Chúa, để Ngài gởi bức thư tình yêu của Ngài cho thế giới”
“Tôi không cầu nguyện cho sự thành công, tôi cầu nguyện cho sự trung tín”
“Nhiều người lầm lẫn công việc và ơn gọi, Ơn gọi của chúng ta là yêu mến Chúa Giêsu”
“Mỗi người trong số họ, chính là Chúa Giêsu cải trang”
“Cần phải nói ít đi điều rao giảng chưa phải là điều được đón nhận. Vậy ta phải làm gì ? Hãy cầm lấy cây chổi để quét nhà cho một ai đó công việc ấy đã đủ để rao giảng”
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về cầu nguyện
“Không cầu nguyện tôi không thể làm việc dù chỉ nửa giờ. Tôi có được sức mạnh của Thiên Chúa qua việc cầu nguyện”
“Có quá nhiều đau khổ trong các gia đình ngày nay trên toàn thế giới, nên cầu nguyện thật là quan trọng, và tha thứ cũng thật quan trọng. Người ta hỏi tôi phải khuyên bảo thế nào cho đôi vợ chồng đang gặp khó khăn, tôi luôn luôn trả lời “Cầu nguyện và tha thứ”; và cho những thanh thiếu niên từ những mái nhà đầy hung bạo: “Cầu nguyện và tha thứ”; và cho những người mẹ cô độc không được gia đình hỗ trợ: “Cầu nguyện và tha thứ.” Hãy nói : “Lạy Chúa, con yêu Chúa. Lạy Chúa, con hối lỗi. Lạy Chúa, con tin ở Chúa. Lạy Chúa, con tín thác vào Chúa. Xin giúp con yêu thương nhau như Chúa yêu thương chúng con.”
Lời chủ chăn
“Trong Giáo Hội hiện nay chỉ có việc cử hành bí tích là được coi trọng, việc rao giảng bị coi nhẹ hơn, còn việc bác ái thì bị coi như một hoạt động ngoại khoá, nghiệp dư, tuỳ thích… Quá nhiều tiền để xây nhà thờ và tổ chức các lễ nghi. Ít tiền hơn dành cho việc rao giảng Tin Mừng. Còn bác ái thì như của dư thừa, bố thí. Phải chăng như thế mà Giáo Hội mất đi sức sống? Phải chăng vì thế mà Giáo Hội thiếu tính thuyết phục? Bác ái không phải là một bổn phận. Đó là sự sống của Giáo Hội. Quên bác ái, sự sống sẽ suy giảm”
Mượn nhận xét của các đại biểu trong Hội nghị CorUnum, tại Roma, từ 28-2-2008 đến 1-3-2008,
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum, đã viết trong Thư Mục vụ, 18-10-2008, gửi tín hữu Giáo phận Kontum.
Thửa đất con người, phần xác và phần hồn, (tức đền thờ Thiên Chúa) hiện đang là nhu cầu to lớn vĩ đại cần quan tâm và chăm sóc hơn cả.
|