MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục :: gương chứng nhân
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Thánh Simon Stock (1165 - 1265)
Thứ Tư, Ngày 16 tháng 7-2014

Thánh Simon Stock (1165 - 1265)
Nguồn: dongcatminh.org

Thánh Simon Stock sinh ở Aylesford, County Kent, nước Anh năm 1165 trong một gia đình quí tộc danh tiếng. Cha ngài là quan cai trị xứ Kent. Khi mang thai mẹ ngài đã đến dâng ngài cho Đức Trinh Nữ Maria. Khi bồng bế ngài mẹ ngài thường ru ngài bằng những lời kinh dịu dàng tôn kính Mẹ Maria nên khi vừa nói bập bẹ đã mấp máy theo mẹ lời “Kính Mừng Maria”. Lòng sùng kính Mẹ Maria có được từ lúc sơ sinh là nhờ người mẹ thánh thiện và ân huệ đặc biệt của Chúa Thánh Thần.

Đến năm 12 tuổi thì Simon một mình đi vào trong sa mạc, đến sống trong một cái bộng cây, do đó người ta gọi là Stock, tiếng Anh có nghỉa là “thân cây”. Lương thực hằng ngày là rau cỏ, rễ cây cùng những củ khoai hoang. Và nước uống là dòng suối nhỏ kế cận. Còn áo mặc thì dùng vỏ cây có sợi mà đan lại.



Ở nơi thanh vắng này, lời cầu nguyện của thánh nhân luôn bay cao lên tận trời. Trong suốt 20 năm trường Simon xa lánh tất cả mọi thứ trần tục, chỉ sống thanh thoát trong cầu nguyện và chiêm niệm.



Thánh Simon sống xa hẳn tất cả mọi người trần, niềm vui duy nhất là trò chuyện tâm tình với Mẹ Maria, các thiên thần và các thánh. Simon từ bỏ chính mình, hoàn toàn hiến dâng trong tình yêu Thiên Chúa.

Một ngày kia Đức Trinh Nữ Maria báo cho thánh Simon là ngài phải rời nước Anh để đi đến Palestine và chung sống với các ẩn sĩ khác là những người tôi tớ yêu quí của Đức Mẹ.

Khi các Bá tước John Vesoy và Richard Gray trở về từ Đất Thánh, đem theo về vài ẩn sĩ ở Mont Carmel.

Vâng phục theo lời Đức Mẹ dặn bảo, thánh Simon Stock đã đến gặp và nhập đoàn với các ẩn sĩ này vào năm 1212.

Năm 1215, thánh Simon được bầu lên làm Viện trưởng Dòng Tu Carmel, ngài tìm mọi cách để xin Đức Giáo Hoàng ở Roma chấp thuận luât Dòng Tu Carmel và cho phép được phát triển ở Âu Châu nhưng có nhiều chống đối. Nhưng thánh Simon đã cầu khẩn cùng Đức Mẹ liên lỉ trong nước mắt và xin Đức Mẹ che chở giúp đỡ Dòng Tu đã được tận hiến cho Đức Mẹ.

Đức Giáo Hoàng Honorius III trong một giấc mơ thấy Đức Mẹ Chúa Trời cho ngài biết ý định của Đức Mẹ và vào năm 1226 đã chấp thuận luật của Dòng Carmelo.

l. Thánh Simon Stock thành lập nhiều cộng đoàn Cát Minh, nhất là trong các khuôn viên Ðại Học như Cambridge, Oxford, Paris, và Bologna, và ngài là người đã giúp thay đổi dòng Cát Minh từ hình thức ẩn tu sang hình thức tu sĩ khất thực.

Năm 1254, ngài được chọn làm Bề Trên Tổng Quyền của Dòng ở Luân Ðôn. Thánh Simon cai quản nhà dòng với sự thánh thiện và khôn ngoan, và đã phát triển dòng từ Anh Quốc ra khắp Âu Châu nhờ nhân đức của ngài cũng như ơn nói tiên tri và làm phép lạ.

Thánh Simon Stock thường được nhắc đến qua một thị kiến ngài được thấy ở Cambridge, Anh Quốc, ngày 16 tháng Bảy năm 1251, lúc đó Dòng Cát Minh đang bị đàn áp. Trong thị kiến ấy, Ðức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với thánh nhân, tay cầm khăn choàng mầu nâu. Ðức Mẹ nói: "Hỡi con yêu dấu, hãy nhận lấy khăn choàng này của Dòng con; đó là dấu hiệu đặc biệt nói lên lòng quý mến của Mẹ đã dành cho con và con cái Dòng Cát Minh. Những ai từ trần khi mang khăn này sẽ không bị lửa đời đời. Ðó là phù hiệu của sự cứu chuộc, là khiên thuẫn khi gặp nguy hiểm, và là lời hứa được sự bảo vệ và bình an đặc biệt." Khăn choàng (do bởi tiếng Latinh, scapula, có nghĩa "xương bả vai") gồm hai mảnh vải, một mảnh ở trước ngực và mảnh kia ở đằng sau, được nối với nhau bằng dây vải bắt ngang qua vai. Trong một số dòng tu, các tu sĩ nam nữ mặc khăn choàng dài từ vai đến gót chân như áo khoác ngoài. Giáo dân thường mang khăn choàng bên trong quần áo thường; gồm hai mảnh vải chỉ độ vài phân vuông mà chúng ta thường gọi là "áo Ðức Bà."

Dù bất cứ ai cũng có thể mặc "áo Ðức Bà" nhưng phải có một linh mục cử hành nghi thức này. Ngoài ra, phải mang "áo Ðức Bà" một cách xứng đáng, nếu quên không mang áo này trong một thời gian, lợi ích sẽ không còn. Giáo Hội Công Giáo cho phép sử dụng mười tám loại "áo Ðức Bà" khác nhau thường làm bằng nỉ mầu nâu.

Sự sùng kính bộ áo Đức Bà Núi Carmel không chỉ được thường dân sùng kính mà các vua chúa cũng mang trong mình để tỏ lòng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria.

Thánh Simon Stock, đã có mặt tại Công Đồng Lyon dưới triều đại của Đức Giáo Hoàng Innocent IV, đã đọc một bài diển văn rất hùng hồn chống lại mọi chia rẻ trong Giáo Hội cùng đề cao việc sùng kính Đức Trinh Nữ Maria.

Thánh Simon từ trần ở Bordeaux, nước Pháp ngày 16 tháng Năm 1265 lúc đúng 100 tuổi trong khi ngài đến thăm các tu viện Carmel trong vùng. Xác thánh của người được chôn cất ở Bordeaux và năm 1951 dời về tu viện Aylesford ở Kent.

Dù thánh Simon Stock chưa bao giờ được chính thức phong thánh, nhưng lễ của ngài được dòng Carmel và tại vài địa phận Anh mừng kính từ lâu và Tòa Thánh cho phép cử hành lễ kính. Giáo Hội đã thêm vào lời Kinh Kính Mừng mà thánh Simon thường đọc và đã đề nghị trong Công Đồng : “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử.”

(Phỏng dịch theo Patron Saints)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thánh Nữ Maria Magdalene Trong Hội Họa (7/21/2014)
21 Tháng Bảy, Thánh Lawrence Ở Brindisi (1559-1619) (7/21/2014)
17 Tháng Bảy, Thánh Phanxicô Sôlanô, (1549-1610) (7/18/2014)
18 Tháng Bảy, Chân Phước Angeline Ở Marsciano (1374-1435) (7/18/2014)
Chân Dung Thánh Maria Mađalêna (22/7) (7/18/2014)
Tin/Bài cùng ngày
15 Tháng Bảy, Thánh Bônaventura (1221-1274) (7/16/2014)
Thánh Henry Ii (972-1024) (7/16/2014)
Tin/Bài khác
5 Thánh Bảo Trợ Đặc Biệt (7/14/2014)
Con Của Sấm Sét (7/13/2014)
Thánh Gioan Gualbert, (993-1073) (7/12/2014)
Thánh Bênêđích (biển Ðức), (480?-543) (7/11/2014)
Thánh Vêrônica Giuliani (1660-1727) (7/11/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768