Đức tin.
Nghe Chúa Giêsu giảng
dạy, dân làng Nagiarét đã bỡ ngỡ về giáo lý
của Ngài. Hơn nữa, họ còn ngạc nhiên
về những phép lạ Ngài làm để rồi
đưa ra câu hỏi:
- Bởi đâu Ngài được
như thế?
Dầu vậy họ vẫn không tin và
Phúc âm còn ghi lại: Họ đã vấp phạm đến
Ngài. Sự kiện cứng lòng này đã
khiến cho Chúa Giêsu phải sửng sốt. Vậy
đâu là lý do tạo nên tình trạng đáng buồn ấy?
Để trả lời cho câu hỏi trên, trước
hết chúng ta phải xác định xem trong thực
tế, chúng ta được đức tin như thế
nào?
Phần đông các tôn giáo đều tin
vào một Đấng tối cao và quan niệm đạo
là một sự cố gắng của con người,
để tìm tòi và vươn lên tới thế giới
thiêng liêng.
Sở dĩ như vậy
là vì sống trong một thế giới hữu hạn và
đầy khuyết điểm, tự nhiên con
người mong ước một thế giới vô biên và
hoàn hảo.
Cảm thấy mình yếu
đuối và tội lỗi, con người cố tìm
một lối thoát, bằng cách tin vào một Đấng
linh thiêng có thể cứu mình thoát khỏi vòng tội
lỗi và đưa tới quê hương hạnh phúc.
Như thế là con người đã
cậy dựa vào sức riêng của mình mình để tìm
kiếm một Đấng siêu việt và một thế
giới hạnh phúc.
Trong khi đó, quan
điểm của Kitô giáo thì trái ngược hẳn.
Thực vậy, trong
mối tương giao giữa Thiên Chúa và con người,
sự bắt đầu không phải là từ phía con
người, nhưng là từ
phía Thiên Chúa. Con người không thể tự mình
vươn tới Thiên Chúa, nhưng chính là Thiên Chúa đã cúi
xuông đến tận con người.
Kitô giáo không từ dưới mà đi
lên, như các tôn giáo khác, nhưng đã từ trên đi
xuống… Chính Thiên Chúa đã can thiệp vào đời
sống con người, tỏ lộ cho con người
biết ý định và chương trình cứu độ của
Ngài. Nếu con người có thể đáp lại và tìm
đến với Thiên Chúa, là vì chính Thiên Chúa đã tự ý
lên tiếng kêu gọi và tìm đến với họ
trước.
Do đó, muốn tìm thấy Thiên Chúa, con
người không được dựa vào sức riêng
của mình, nhưng phải dựa vào Chúa.
Như vậy đức tin là một
ơn Chúa ban, vì đức tin trước khi là sự
chấp nhận của con người thì đã là một
lời kêu mời của Thiên Chúa. Nếu Ngài không kêu mời,
con người chẳng biết gì như lời
Đức Kitô đã nói:
- Không ai đến được
với Ta mà không được Chúa Cha lôi kéo và không ai
đến được với Chúa Cha mà không qua Ta.
Như thế, đức tin là việc
Chúa kêu gọi trước và con người đáp trả
lại sau.
Vậy tại sao những
người Nagiarét nghe Chúa giảng và nhìn Chúa làm phép lạ
mà vẫn không tin?
Như trên chúng ta đã nói:
- Đức tin là một
ơn Chúa ban.
Dầu vậy cũng đừng
vội kết luận:
- Người không tin là vì không
được Chúa ban.
Sở dĩ như thế vì đức
tin còn là một sự cộng tác của chúng ta vào ơn
Chúa, còn là sự chấp nhận và đáp trả lời
mời gọi của Thiên Chúa. Như vậy phải
kết luận rằng:
- Những kẻ nghe lời Chúa
giảng và chứng kiến những phép lạ Chúa làm mà
không tin, vì họ không chấp nhận. Sở
dĩ họ không chấp nhận vì họ đã đóng
khung Thiên Chúa và tôn giáo trong những thành kiến hẹp hòi
của họ.
Chẳng hạn vì tinh
thần tôn giáo từ ngàn xưa, họ không thế nào
chấp nhận Đức Kitô là hiện thân của
nước trời, là phản ảnh của sự khôn
ngoan Thiên Chúa.
Chẳng hạn vì thành kiến về
Thiên Chúa và đường lối của Ngài, họ không
thể chấp nhận sự hiện diện của Thiên
Chúa nơi một con người đơn giản, khiêm
tốn và nghèo khó, là Đức Kitô.
Họ mang sẵn trong đầu óc
những ý nghĩ về Thiên Chúa, cho nên thay vì đón
nhận sự tỏ lộ, sự mạc khải của
Ngài, thì họ lại bắt Ngài phải trở nên
giống những điều họ mường
tượng.
Chính vì thế khi hình
ảnh hoàn toàn của Chúa Cha là Đức Kitô ở
trước mặt, họ đã không thể nhận ra.
Chúng ta cũng vậy, chúng
ta thường mang nhiều thành kiến về những
phương tiện chúng ta tưởng rằng Chúa dùng
để đến với chúng ta và đưa chúng ta
về với Ngài.
Do đó, biết bao nhiêu ơn sủng
đã bị đóng lại, biết bao nhiêu ân
huệ đã trở thành vô ích chỉ vì chúng ta thiếu
sẵn sàng đón nhận cái bất ngờ của Thiên
Chúa.
Đường lối
của Thiên Chúa thì khác với đường lối
của chúng ta. Thế nhưng,
đường lối ấy sẽ kéo chúng ta tới
nguồn ơn cứu độ và tới hạnh phúc
vĩnh cửu.