Chối bỏ.
Đức Giêsu trở
về quê hương, với những người dân mà
Người đã lớn lên ở giữa họ.
Bỗng chốc, họ thấy rõ ràng Người đã
thay đổi. Khi rời bỏ Nagiarét,
Người đã tìm thấy ơn gọi thật của
Người (việc Người làm), và tặng vật
của Người (sự giáo huấn và chữa lành
bệnh) đã nở rộ. Giờ đây
Người nổi tiếng là một thầy dạy và
một người hay làm phép lạ.
Thông thường,
người ta phải đi xa nhà và xa quê hương mình
để được triển nở. Ở nhà người ta cảm thấy gò bó,
vướng víu vì thiếu cơ hội, sự thách
đố và thừa nhận.
Khi trở lại quê nhà, những
người ở quê nhà không sẵn sàng chấp nhận
điều đó. Họ muốn nhìn một
người đi xa trở về như kẻ đã
bỏ họ; họ cảm thấy yên tâm và chấp
nhận người ấy. Người
ấy không còn là một thách thức đối với
họ.
Nếu người đi xa trở
về ở tình trạng sa sút càng
tốt. Thế là họ cảm thấy xót xa
cho người ấy. Nhưng nếu người
ấy trở về và trở thành một con người
đã thay đổi, có lẽ họ cảm thấy
bực bội và chối bỏ người ấy. Chính họ bị kẹt cứng trong những
lề thói xưa cũ. Vì thế họ cảm
thấy bực bội với một người trở
về mà bản thân đã làm được một
điều gì . Họ cố gắng
cắt gọt người ấy theo
kích thước riêng của họ.
Dẫu sao, Đức Giêsu
đã trở về, và một cách thân tình muốn chia
sẻ quà tặng của Người cho những
người dân ở quê nhà. Nhưng thay
vì Người được đón tiếp nồng
hậu. Người thấy dân giám sát, dò xét và theo dõi Người.
Ngay khi Người bắt
đầu giảng dạy trong hội đường
họ có thể thấy Người có một món quà
đặc biệt – món quà của sự khôn ngoan. Lúc đầu họ có ấn tượng thậm
chí họ rất đỗi ngạc nhiên. Tuy nhiên thay
vì vui mừng về điều đó và cởi mở
với những điều Người đã ban tặng
họ, họ lại hỏi: “Bởi đâu ông ta
được như thế?” Đó cũng là câu hỏi mà
nhiều cha mẹ hỏi khi nghe con mình biểu lộ
một điều làm họ ngạc nhiên. Ở đây chúng
ta gặp một mầu nhiệm về sự phát triển
của con người. Chúng ta là ai mà
đặt giới hạn và biên giới cho khả năng
của người khác?
Người dân Nagiarét
nhớ lại nguồn gốc khiêm hạ của
Đức Giêsu. Vậy thì, Người
là ai ngoài một bác thợ tầm thường, họ
biết rõ gia đình của Người. Thật
vậy, họ đã nói: “Ông ấy nghĩ mình là ai?” Họ cảm thấy họ đã nắm rõ
về Người. Họ đã
đặt ra những giới hạn cho Người.
Một thái độ như thế không cho
phép sự trưởng thành và phát triển.
Họ đã từ chối tin
Người. Họ đã từ chối nhìn
Người một cách nghiêm túc. Bởi
thái độ của họ, họ làm cho Người không
thể làm gì cho họ, và như thế họ không
hưởng được ơn ích từ cuộc
viếng thăm của Người.
Đây là một câu
chuyện quen thuộc nhưng đáng buồn – Ngôn sứ
không được quê hương mình chấp nhận.
Thường chúng ta không chịu thừa nhận quà
tặng và tài năng của những người gần gũi với chúng ta, trong nhà chúng ta hoặc
khu xóm chúng ta. Chúng ta không đánh giá đúng hoặc chấp
nhận họ và do đó giới hạn khả năng
của họ. Chúng ta không cho họ một
cơ hội. Tệ hơn, chúng ta
hạ thấp họ. Chúng ta có thái
độ bất công rất lớn với họ. Và chúng ta cũng chịu thiệt hại bởi vì
chúng ta không được hưởng lợi từ lòng
tốt và quà tặng của họ.
Bị chối bỏ là
một điều thương tổn. Nhưng
đặc biệt thương tổn khi bị những
người thân chối bỏ. Đức
Giêsu đã ngạc nhiên vì thấy họ không tin.
Người rất muốn giúp đỡ họ nhưng
chính Người cũng chịu bó tay. Bạn không thể giúp đỡ những
người làm ngược lại ý nuốn của
họ. Đức Giêsu buồn rầu vì
sự việc đó nhưng Người không tức
giận. Sự chối bỏ
thường dễ dàng làm cho người ta tức
giận.
Chúng ta đều có chút ít
kinh nghiệm về điều đó. Chúng
ta đã muốn giúp đỡ một người nào đó
nhưng người ấy khước từ sự giúp
đỡ của chúng ta. Chúng ta cảm
thấy bực bội và vô dụng. Khi gặp
phải sự chối bỏ, chúng ta có thể bị cám
dỗ nói rằng: “Thế đấy! Đừng
hòng tôi giúp cho”. Chúng ta quyết
định không giúp đỡ một ai nữa. Điều này làm người ta đau khổ.
Đức Giêsu đã không
phản ứng như thế. Người
không trở nên cay cú. Người đã làm điều
nhỏ bé còn có thể làm được ở Nagiarét.
Người đã chữa lành một vài bệnh nhân –
Rồi người quyết định đem ánh sáng và món
quà của Người đi nơi khác.